Hệ thống y tế tại Mỹ ‘căng mình’ đối phó nguy cơ dịch chồng dịch
Số lượng các ca mắc virus tăng cao trong khi tỷ lệ tiêm chủng giảm đang khiến các bệnh viện tại Mỹ phải căng sức đối phó.
Các nhân viên y tế đang phải vật lộn với nguy cơ dịch chồng dịch do sự gia tăng đồng thời của dịch COVID-19, cúm mùa, virus hợp bào hô hấp (RSV) và chủng virus gây viêm đường tiêu hóa ( norovirus) mới.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Tarzana, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chủng norovirus nguy hiểm hơn, được gọi là GII.17, đã xuất hiện và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng. Thường đi kèm với các triệu chứng đau bụng, biến thể này dường như gây ra tình trạng bệnh nặng hơn do khả năng miễn dịch hạn chế của cộng đồng.
Video đang HOT
Số liệu trước đó của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy 91 ca nhiễm norovirus được báo cáo trong tuần đầu tháng 12, tăng cao hơn so với con số 69 ca trong tuần cuối tháng 11/2024.
Tại California, tờ San Francisco Chronicle cho biết kết quả xét nghiệm cho thấy mức độ hoạt động của norovirus tăng 458% tại một cơ sở xử lý nước thải ở San Francisco, cho thấy mầm bệnh đang lây lan nhanh chóng. Hiện chưa có vaccine phòng norovirus.
Trong khi đó, tỷ lệ mắc cúm cao và số ca nhập viện do COVID-19 gia tăng trong nhóm dân cư dễ bị tổn thương đã làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Tính trên cả nước, tỷ lệ thăm khám được chẩn đoán mắc bệnh cúm, RSV và COVID-19 đều cao. Tỷ lệ dương tính với virus cho thấy mức độ nghiêm trọng: 18,8% mắc cúm, 8,9% mắc RSV và 6,6% mắc COVID-19.
Các phòng cấp cứu quá tải khiến bệnh nhân thường phải chờ hàng giờ hoặc thậm chí qua đêm trước khi được nhập viện. Nhiều bệnh viện đã đưa ra các quy định chặt chẽ hơn để kiểm soát sự lây lan. Một số cơ sở hiện cấm những người trẻ tuổ.i vào khu vực chăm sóc bệnh nhân và yêu cầu đeo khẩu trang.
Các loại virus này đang lây lan mạnh hơn khi tỷ lệ tiêm chủng đã giảm xuống mức thấp đáng báo động. Theo báo cáo mới nhất từ CDC, chỉ có khoảng 23% người trưởng thành đã được tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19, trong khi chỉ có 43,9% đã tiêm vaccine phòng cúm. Tình hình đặc biệt đáng lo ngại đối với tr.ẻ e.m khi chỉ có 11,1% đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 mặc dù tỷ lệ nhập viện ở tr.ẻ e.m đang gia tăng.
Tiến sỹ Scott Roberts, Giám đốc y khoa tại trung tâm y tế Yale New Haven Health, lo ngại hệ thống y tế chưa sẵn sàng khi bước vào mùa dịch bệnh này vì tỷ lệ tiêm chủng đối với nhiều căn bệnh hiện rất thấp. Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng cảnh báo cuộc khủng hoảng y tế có khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không có hành động ngay lập tức.
Cúm mùa tại Nhật Bản đang diễn biến phức tạp
Số liệu thống kê của Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản ngày 9/1 cho thấy lượng bệnh nhân mắc cúm mùa tại Nhật Bản trung bình một tuần đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1999, trong đó xuất hiện những biến chứng đáng lo ngại liên quan đến não và phổi.
Người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, số liệu thống kê từ hơn 5.000 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước Nhật Bản đã chỉ rõ, trong tuần (từ ngày 22 - 29/12/2024), đã có tổng số 317.812 ca mắc cúm mùa mới, tăng tới 100.000 ca so với tuần trước đó. Tính trung bình, mỗi cơ sở y tế có thêm khoảng 64,39 ca, tăng 21,73 ca so với tuần trước, con số cao nhất kể từ khi bắt đầu công tác thống kê vào năm 1999.
Biểu đồ theo dõi số ca mắc cúm tại Nhật Bản trong tháng 12 phát triển theo phương thẳng đứng, cho thấy sự bất thường so với cùng thời điểm của nhiều năm trước. Trong đó, hầu hết các địa phương đều ghi nhận số ca mắc mới trong tuần cao hơn tuần trước và 43/47 tỉnh đã phát cảnh báo về bệnh cúm mùa, vốn được sử dụng khi số ca mắc cúm trung bình vượt quá 30 ca trên một cơ sở y tế.
Xét theo địa phương, tỉnh Oita ghi nhận số ca mắc cúm trung bình trên một cơ sở y tế cao nhất, với 104,84 ca, tiếp theo là Kagoshima, Saga, Kumamoto, Miyazaki. Các đô thị lớn cũng có số ca mắc cúm cao như Tokyo là 56,52 ca và Osaka với 67,53 ca. Tính lũy kế số ca mắc cúm tại Nhật Bản tính từ 2/9/2024 (thời điểm bất đầu dịch cúm hàng năm) đến nay là 5.937.000 ca.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản kêu gọi người dân cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trước bệnh cúm, tránh lây lan ở cộng đồng như đeo khẩu trang, rửa tay sau khi đi ra ngoài..., cũng như chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cúm mùa.
Trong khi đó, Bệnh viện nhi Shizuoka đã phát hiện một số trường hợp nhập viện với các triệu chứng bệnh liên quan đến não hoặc viêm phổi sau khi mắc cúm, thậm chí đã có ca t.ử von.g ở tr.ẻ e.m.
Theo ông Takayo Shoji, Trưởng Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện nhi Shizuoka, sở dĩ số ca mắc cúm mùa tăng cao có thể là do trong một thời gian dài xảy ra đại dịch COVID-19, bệnh cúm mùa không phát triển mạnh, khiến cơ thể con người không sản sinh ra kháng thể chống bệnh cúm, đặc biệt là đối với tr.ẻ e.m. Ông khuyến cáo, nếu trẻ mắc cúm, kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, co giật, mặt tím tái hoặc khó thở, cần ngay lập tức đưa trẻ đến các trung tâm y tế, tránh những biến chứng nguy hiểm liên quan đến não và phổi.
Làng nhỏ Italy ban sắc lệnh cấm người dân ốm nặng Lãnh đạo một ngôi làng nhỏ ở Italy đã ban sắc lệnh cấm cư dân địa phương mắc bệnh nặng. Làng Belcastro, Italy, có dân số khoảng 1.200 người. Ảnh: Facebook chính quyền Belcastro Đài BBC (Anh) dẫn nội dung sắc lệnh do thị trưởng Antonio Torchia ban hành yêu cầu người dân làng Belcastro, phía Nam vùng Calabria "tránh mắc các căn...