Hệ thống y tế của Hong Kong (Trung Quốc) bị quá tải
Ngày 14/2, Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cho biết “sự tấn công dữ dội” của làn sóng dịch COVID-19 đã giáng một đòn nặng nề vào hòn đảo này, khiến hệ thống y tế quá tải khi số ca mắc mới mỗi ngày luôn ở mức cao mới.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 8/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, số ca mắc COVID-19 hằng ngày tại Hong Kong đã tăng lên 15 lần trong vòng 2 tuần, từ khoảng 100 ca mắc mới/ngày vào đầu tháng 2 lên khoảng 1.500 ca vào ngày 14/2.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết sau khi chính quyền trung ương Trung Quốc cam kết hỗ trợ Hong Kong xét nghiệm, điều trị và cách ly, chính quyền đặc khu sẽ phối hợp với quan chức Trung Quốc đại lục để đối phó với tình hình dịch bệnh đang ngày càng tồi tệ.
Số ca bệnh tăng nhanh đã kéo dài thời gian người mắc bệnh được đưa tới cơ sở cách ly. Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong cũng cam kết sẽ đảm bảo sớm cung cấp bộ xét nghiệm kháng nguyên và trang bị bảo hộ y tế.
Video đang HOT
Các chuyên gia y tế cảnh báo Hong Kong có thể ghi nhận 28.000 ca mới/ngày vào cuối tháng 3, do nhiều người cao tuổi chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19. Giường bệnh cho bệnh nhân COVID-19 đã sử dụng tới 90% công suất, trong khi các cơ sở cách ly cũng gần lấp đầy. Hong Kong đang ưu tiên cơ sở cách ly và điều trị cho người già, trẻ em và những người có triệu chứng nặng.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết chính quyền đặc khu sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện chiến lược “Zero COVID” giống như Trung Quốc đại lục, theo đó tìm cách kiềm chế dịch bệnh bùng phát.
Cho đến nay, Hong Kong đã ghi nhận khoảng 24.000 ca mắc COVID-19 và hơn 200 ca tử vong, trong đó có một trẻ 4 tuổi.
Chiến lược chống COVID-19 của Trung Quốc gặp khó trước đợt phong toả lớn
Nhà khoa học từng cảnh báo thế giới về biến thể Omicron cho rằng chiến lược "zero COVID" của Trung Quốc có thể sẽ không hiệu quả trong ngăn chặn siêu biến thể dễ lây lan như Omicron.
Một con đường vắng vẻ ở Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 23/12. Ảnh: AP
Theo trang Daily Mail (Anh), hôm 23/12, 13 triệu dân của thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, đã bị phong toả nghiêm ngặt sau khi phát hiện 250 ca mắc COVID-19. Đây là đợt phong tỏa lớn nhất của nước này sau Vũ Hán đầu năm 2020. Theo quy định của thành phố, mỗi hộ gia đình chỉ có thể cử một thành viên đi mua đồ thiết yếu hai ngày một lần. Người dân cũng bị cấm rời thành phố vì lý do không thiết yếu.
Tuy nhiên, ông Tulio de Oliveira, Giám đốc Trung tâm Đổi mới và Ứng phó Dịch bệnh (CERI) ở Nam Phi, cho rằng các biện pháp này có thể sẽ không ngăn chặn được Omicron. Ông nhận định trên Twitter: "Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn với Omicron và chính sách 'zero COVID'. Họ có thể cần tham gia cùng các quốc gia khác đưa ra chiến lược giảm thiểu lây nhiễm trước biến thể dễ lây lan hơn".
Các chuyên gia khác cũng lo ngại rằng nếu Trung Quốc không có chiến lược mới đối phó biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn, điều này có thể dẫn đến nhiều đợt phong toả hơn và gây gián đoạn kinh tế nghiêm trọng hơn.
Cảnh báo trên được đưa ra khi ngày 26/12, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc ngày 25/12 ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ở mức cao nhất trong 21 tháng qua, trong đó riêng số ca ở thành phố Tây An tăng hơn gấp đôi. Theo truyền thông nhà nước, các ca mắc COVID-19 từ Tây An đã lây lan sang 5 thành phố khác, bao gồm cả Bắc Kinh, làm dấy lên lo ngại về tốc độ lây lan nhanh chóng của virus trên khắp quốc gia rộng lớn. Không rõ các ca COVID-19 ở khu vực này có phải do Omicron hay không.
Cụ thể, Trung Quốc phát hiện thêm 158 ca lây nhiễm cộng đồng, mức cao nhất kể từ đầu năm 2020 khi nước này nỗ lực khống chế dịch bệnh lây lan. Trong số ca lây nhiễm mới trong nước có đến 155 ca ở thành phố Tây An, tăng so với 75 ca ghi nhận trước đó một ngày. Địa phương với 13 triệu dân này đang là điểm nóng của dịch COVID-19 ở Trung Quốc và bước vào ngày phong tỏa thứ 4.
Người dân xếp hàng xét nghiệm COVID-19 ở Tây An. Ảnh: AP
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn xem siêu biến thể Omicron là minh chứng cho thấy tính đúng đắn của chiến lược "zero-COVID" mà nước này theo đuổi. Cố vấn y tế hàng đầu của chính phủ Trung Quốc về đại dịch COVID-19 nói rằng chính sách "zero-COVID" sẽ được ngăn chặn Omicron, không để biến thể mới gây ra đe dọa nghiêm trọng với nước này, qua đó khẳng định tính hiệu quả của biện pháp chống dịch cứng rắn mà Bắc Kinh theo đuổi kể từ khi dịch bùng phát đến nay.
"Chiến lược phản ứng nhanh chóng hiện tại của Trung Quốc đủ sức chống lại nhiều loại biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2. Tôi không nghĩ là biến thể Omicron sẽ có tác động lớn đối với Trung Quốc ở thời điểm hiện tại", ông Zhang Wenhong, chuyên gia dịch tễ hàng đầu và là Giám đốc khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn, Thượng Hải, chia sẻ.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) hôm 24/12 thông báo kỷ luật 26 quan chức vì lơ là nhiệm vụ khiến thành phố 13 triệu dân bị phong tỏa và virus lan đến nhiều đô thị. CCDI cho biết các quan chức đã "không sâu sát, nghiêm khắc trong nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát đại dịch".
Trung Quốc đang trong tình trạng cảnh giác cao độ khi số các ca mắc mới tăng cao, trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị tổ chức Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2 tới và khi biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng trên toàn cầu.
Cho đến nay, Trung Quốc là quốc gia cuối cùng còn áp dụng chiến lược zero-COVID. Nhà chức trách cho biết họ đã kiểm soát được hơn 30 đợt bùng phát trong hai năm qua nhờ chiến lược này.
Thế giới ghi nhận 411,3 triệu ca mắc, 5,8 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 13/2, thế giới ghi nhận tổng cộng 411.304.336 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.830.989 ca tử vong. Bên cạnh 331.489.416 người đã phục hồi, hiện có 87.497 ca phải điều trị tích cực. Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Mỹ đứng đầu thế giới...