Hệ thống xử lý nước thải không phát huy tác dụng
Hệ thống xử lý nước thải của Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà không phát huy hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, nhiều năm qua tình trạng này vẫn chưa được khắc phục.
Sau dịch Covid-19, số lượt người đến Trung tâm khám, điều trị ngày càng đông hơn. Hằng ngày, Trung tâm có khoảng 110 – 120 lượt người đến khám bệnh và từ 20 – 30 bệnh nhân điều trị nội trú. Phó Giám đốc Trung tâm Phạm Hữu Khánh cho biết: Người đến khám, chữa bệnh đông, nên vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải y tế rất đáng lo ngại. Lâu nay, nước thải sinh hoạt, nước thải y tế ở Trung tâm cứ chảy vào hệ thống kênh chìm rồi thải ra ngoài môi trường, vì không có hệ thống xử lý nước thải.
Hệ thống thu gom nước thải y tế ở Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà đã xuống cấp nghiêm trọng.
Tại Khoa Sản, toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước rửa dụng cụ y tế theo hệ thống thoát nước dẫn vòng quanh bệnh viện rồi… không biết chảy đi đâu. Các y, bác sĩ ở Trung tâm lo ngại, việc để nước thải sinh hoạt, nước thải y tế chảy như thế sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng không tốt đến cán bộ, nhân viên và người bệnh. Dù kiến nghị nhiều lần, nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết.
“Khi xây dựng Trung tâm, rồi đưa vào hoạt động 15 năm trước, hệ thống xử lý nước thải chỉ là những đoạn đường ống dẫn nước thải, nên nước thải cứ thấm vào đất. Theo thời gian, hệ thống xử lý nước thải xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn bị hỏng, nên nước thải đổ ra ngoài môi trường”, bác sĩ Khánh cho biết.
Cách đây 6 năm, Trung tâm được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế. Nhưng sau khi hoàn thành, hệ thống này lại không thể đấu nối được với hệ thống thoát nước thải xây dựng 15 năm trước, nên hệ thống xử lý nước thải y tế hiện không phát huy tác dụng.
Trước thực trạng này, Trung tâm đã báo cáo lên cấp trên, nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục. Vì vậy, nước thải y tế hiện “tự do” ngấm vào lòng đất. Khi có nước thải y tế, Trung tâm cho nhân viên xử lý bằng cách gạn lấy chất cặn, rác thải y tế, còn nước thải y tế tạm thời đổ vào hầm cầu. Tuy nhiên, mỗi lần xử lý như vậy là mùi hôi lại phát tán ra môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sống ở gần Trung tâm.
Video đang HOT
Bến Tre: Trên 50.000 tấn rác thải tồn lưu tại các bãi rác tạm
Rác thải tồn lưu tại các bãi rác tạm ở Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre khoảng trên 50.000 tấn, được chất cao và che chắn một phần.
Rác thải tồn lưu tại các bãi rác tạm. (Nguồn: qdnd.vn)
Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre do Công ty cổ phần Xử lý rác thải Bến Tre làm chủ đầu tư có công suất 120 tấn/ngày.
Sau nhiều năm thi công, mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã nhiều lần gia hạn thời hạn hợp đồng nhưng đến nay nhà máy xử lý rác vẫn chưa hoàn thiện, dẫn đến lượng rác ứ đọng ở bãi rác tạm, gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong nhân dân.
Đầu tháng 10/2020, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan khảo sát hiện trạng và làm việc về công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy xử lý rác Bến Tre.
Kết quả cho thấy rác thải tồn lưu tại các bãi rác tạm ở nhà máy khoảng trên 50.000 tấn, được chất cao và che chắn một phần (một bãi rác tạm đã được phủ bạt, bãi tác tạm còn lại đang chuẩn bị được phủ bạt).
Theo ông Bùi Minh Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Nhà máy xử lý rác Bến Tre được Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường năm 2015.
Nhà máy thực hiện xây dựng và tiếp nhận xử lý rác từ ngày 1/6/2018.
Quá trình nhận, trữ tạm rác tại khuôn viên nhà máy trong lúc chưa hoàn thành các công trình xử lý môi trường (lò đốt rác, hệ thống xử lý nước thải...) dẫn đến tồn đọng lượng rác lớn, do chưa được xử lý tại nhà máy đã làm phát sinh nước rỉ rác, mùi hôi gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Ngoài ra, lò đốt rác 2 buồng đốt, công suất 120 tấn/ngày đang hoạt động, nhưng nhiệt độ buồng sơ cấp chỉ đạt khoảng 400 độ C và buồng thứ cấp chỉ đạt khoảng 500 độ C tại thời điểm khảo sát, có phát sinh khói, bụi từ lò đốt.
Tháng 8/2020, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre đã thực hiện 3 đợt quan trắc khí thải lò đốt rác của Nhà máy xử lý rác Bến Tre, các thông số ô nhiễm chính vượt quy chuẩn gồm H2S, CO, bụi gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.
Hệ thống xử lý nước thải xây dựng hoàn thành lắp đặt thiết bị nhưng vận hành chưa đạt hiệu quả, đang cải tạo khắc phục.
Nhà máy đang thực hiện thủ tục lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), tham vấn lấy ý kiến địa phương, cộng đồng dân cư, nhưng chưa hoàn chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đến thời điểm này, tình trạng ô nhiễm ở Nhà máy xử lý rác Bến Tre vẫn còn tiếp diễn, các hộ dân bức xúc vì mùi hôi thối, mùi khói thải ra cả ngày lẫn đêm.
Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã nhiều lần làm việc, đề nghị nhà máy khắc phục, xử lý ô nhiễm, nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được cải thiện.
Người dân bức xúc, dẫn đến nhiều vụ ngăn chặn xe chở rác vào nhà máy, tạo ra "điểm nóng" về trật tự xã hội ở địa phương.
Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, công suất nhà máy xử lý rác khoảng 120-150 tấn/ngày, nhưng lượng rác về nhà máy mỗi ngày khoảng 200-250 tấn. Như vậy, mỗi ngày sẽ tồn dư khoảng 50-100 tấn rác, chưa kể lượng rác tồn đọng từ năm 2018 đến nay.
Ngoài ra, tình trạng nhà máy xử lý rác trì trệ như hiện nay còn do nhà đầu tư không có năng lực tài chính, nợ tiền công nhân, nợ ngân hàng. Chính vì thiếu năng lực tài chính nên nhà máy xử lý rác chậm hoàn thành, dẫn đến rác thải chưa thể xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong dư luận, mất lòng tin đối với người dân, kể cả các ngành, các cấp trong tỉnh.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Châu Thành Nguyễn Thị Quỳnh Nga cho rằng, nếu không có giải pháp căn cơ hơn nữa thì với tốc độ xử lý rác hiện nay sẽ không thể nào giải quyết được lượng rác mới mỗi ngày và rác đang tồn đọng.
Dự án Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre được khởi công xây dựng từ tháng 1/2016; dự kiến hoàn thành sau 18 tháng, tức đến tháng 6/2017 sẽ đưa vào vận hành.
Tuy nhiên, quá trình thi công xây dựng nhà máy kéo dài, không đảm bảo tiến độ theo cam kết, chủ đầu tư vi phạm các cam kết và nhiều lần xin gia hạn.
Đến tháng 8/2018, nhà máy xử lý rác mới hoàn thành dây chuyền phân loại rác, hệ thống hầm ủ và bắt đầu vận hành.
Nhưng do dây chuyền chưa đồng bộ nên lượng rác xử lý chưa triệt để, chỉ xử lý phần rác hữu cơ, lượng rác sau khi phân loại tiếp tục chứa tại bãi rác tạm gây quá tải và ô nhiễm môi trường.
Cùng với đó, việc triển khai thực hiện các hạng mục công trình của chủ đầu tư rất chậm, kéo dài thời gian, vi phạm nhiều lần tiến độ do chính chủ đầu tư cam kết.
Đến nay đã 3 năm nhưng dự án Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre vẫn chưa hoàn thành sau nhiều lần gia hạn; hiện chỉ làm được việc phân loại rác, đốt rác và xây dựng hệ thống hầm ủ.
Theo cam kết gần đây nhất của chủ đầu tư, Nhà máy sẽ được hoàn thành vào ngày 30/11/2019./.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đồng bộ hệ thống xử lý nước thải Thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực triển khai xây dựng các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt nhằm hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải một cách triệt để, đồng bộ. Thành phố phấn đấu đến năm 2025, sẽ thu gom và xử lý được 78% lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn. Thành...