Hệ thống thông tin trên máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ đã bị bẻ khóa
Tờ The Washington Post cho biết, “tin tặc” đã bẻ khóa thành công mã phần mềm của máy bay chiến đấu F-15 Eagle của Mỹ.
Máy bay chiến đấu F-15 thế hệ 4 của Mỹ.
Nhóm “tin tặc” đã thực hiện bẻ khóa hệ thống thông tin trên máy bay Mỹ trong khuôn khổ hợp đồng mà họ đã ký kết với Không quân và Bộ Quốc phòng nước này.
Theo đó, các chuyên gia công nghệ thông tin sẽ tìm cách bẻ khóa hệ thống truyền tải thông tin TADS của máy bay chiến đấu đa năng F-15 Eagle thế hệ 4 và tiêm mã độc vào hệ thống này.
Trợ lí Không quân Mỹ, ông Will Roper cho biết, hệ thống TADS chịu trách nhiệm thu thập hình ảnh và các thông tin khác từ những cảm biến của máy bay phản lực.
Video đang HOT
“Mục tiêu của việc làm này là tìm ra điểm yếu của hệ thống. Có hàng triệu dòng mã trong phần mềm máy bay của chúng tôi và nếu một trong số chúng bị lỗi thì các quốc gia khác có thể vô hiệu hóa máy bay chỉ bằng một vài lần nhấn phím”, ông Roper nói trong một cuộc phỏng vấn với The Washington Post.
Kết quả là hệ thống thông tin trên máy bay F-35 thế hệ 4 của Mỹ đã bị bẻ khóa thành công. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa biết liệu TADS có thể bị hack theo cách tương tự trong các chuyến bay hay không.
Người phát ngôn Không quân Mỹ, ông Kara Bowsey cho biết, dự án này mang đến cho Lầu năm góc một cái nhìn mới về hệ thống công nghệ trên các máy bay chiến đấu. Nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng Mỹ là phải tìm ra giải pháp để loại bỏ các lỗ hổng này một cách tốt nhất.
Trong vài năm qua, Lầu năm góc đã đẩy mạnh công tác an ninh mạng trước các cuộc tấn công của tin tặc được cho là do một số quốc gia như Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran thực hiện.
Năm 2016, kế hoạch thử hack hệ thống trên các máy bay chiến đấu đã được Lầu Năm Góc tiến hành. Theo đó, bằng phương pháp này Bộ Quốc phòng Mỹ đang cố gắng tìm ra chính xác vị trí cần tăng cường bảo vệ trong không gian mạng.
Vào tháng 10/2018, Lầu năm góc đã mở rộng chương trình, phân bổ 34 triệu đô la cho ba công ty HackerOne, Bugcrowd và Synack để thực hiện những nhiệm vụ như vậy.
Phương Võ
Theo giaoducthoidai/Topwar.ru
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 bị chê là dự án vũ khí tồi nhất của Mỹ
Trong số 5 dự án chế tạo vũ khí bị tờ Business Insider chê là tệ nhất của Mỹ có dự án chế tạo các máy bay chiến đấu tàng hình F-35.
Ảnh minh họa.
Theo Business Insider, quân đội Mỹ cùng với các đối tác công nghiệp đã tạo ra một số vũ khí tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều chương trình sản xuất của họ lại hoạt động không được trơn tru như dự định.
Một số dự án gặp vấn đề nan giải nhất gần đây của quân đội Mỹ thuộc về lực lượng Hải quân nước này.
Trong số 5 dự án được cho là gặp nhiều trục trặc nhất mà quân đội Mỹ đang cố gắng để xử lý hiện nay có dự án chế tạo các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II.
"Chương trình và chi phí sản xuất các máy bay F-35 đã nằm ngoài tầm kiểm soát", ông Donald Trump từng tuyên bố vào ngày 12/12/2016, khi mới là tổng thống đắc cử của Mỹ.
Một tuần sau đó, Trung tướng Chris Bogdan của Không quân Mỹ đã thông báo với ông Trump về chương trình F-35. Theo The Drive, bài thuyết trình của ông Bogdan nhấn mạnh "quá khứ rắc rối" của chương trình, bao gồm các vấn đề sản xuất sớm, chi phí bị đội lên, chậm trễ giao hàng và nhiều thách thức kỹ thuật cùng một số vấn đề khác.
Theo Bloomberg, chi phí cho chương trình vận hành máy bay này đã tăng lên gần 1,2 nghìn tỷ USD, trở thành một trong những chương trình vũ khí đắt nhất thế giới.
Ngoài F-35, Business Insider còn đưa vào danh sách những dự án "vũ khí tệ nhất" của Mỹ tàu khu trục lớp Zumwalt, tàu ven biển, tàu sân bay lớp Ford và súng trường điện từ.
Hà Dung
Theo phapluat
Chiến cơ F-35 và phi công Nhật Bản mất tích trên Thái Bình Dương Chiếc F-35A của Nhật Bản đã biến mất khỏi màn hình radar vào khoảng 7h30 tối 9/4. Máy bay F-35 của Nhật Bản - ảnh tư liệu Reuters. Theo hãng tin Anh Reuters, một máy bay chiến đấu tàng hình của Nhật Bản đã biến mất khỏi màn hình radar kiểm soát khi đang bay trên biển Thái Bình Dương trong trong lúc...