Hệ thống tên lửa phòng thủ 40 tỷ đô của Mỹ là ‘vô dụng’?
Báo Nga mới đây đưa tin về một cuộc điều tra ở Mỹ, theo đó cho thấy sau một thập kỷ thử nghiệm và nghiên cứu hao tốn hàng chục tỉ USD, một chương trình phòng thủ tên lửa quan trọng tại Mỹ không mang lại kết quả như mong đợi.
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (GMD) của Mỹ dự định tiến hành diễn tập hệ thống đắt đỏ này lần thứ chín vào tuần tới. Và kết quả của việc tập trận này được cho là sẽ tác động tới việc có nên bổ sung thêm 12 tên lửa đánh chặn vào kho vũ khí của Mỹ nữa hay không.
Một tên lửa của hệ thống GMD. Ảnh: Boeing
Tuy nhiên, theo điều tra mới đây của tờ Thời báo Los Angeles, hệ thống trên luôn gặp trục trặc do các sai sót. Thực tế đó đã làm dấy lên câu hỏi: Liệu hệ thống này có khả năng chặn đứng bất kỳ cuộc tấn công lớn nào không?
Theo kết quả điều tra của tờ báo này, các quan chức của Lầu Năm Góc hiểu rõ về hệ thống GMD (tạm dịch là Phòng thủ Chặng giữa lắp trên mặt đất) cho biết, chương trình này đã gặp quá nhiều trục trặc so với dự tính của Chính phủ Mỹ.
“Một thập kỷ sau khi người ta tuyên bố vận hành hệ thống và 40 tỷ USD chi ra, lá chắn tên lửa vẫn không đáng tin cậy, thậm chí ngay cả trong các thử nghiệm được dàn dựng một cách thận trọng, chứ chưa nói tới một cuộc tấn công thật sự vốn đầy thách thức hơn nhiều” – tác giả David Willman viết.
“Tờ Thời báo phát hiện ra là các tuyên bố chính thức về hệ thống GMD đã thổi phồng sự tin cậy vào hệ thống”.
GMD được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1999. Trong số 16 lần thử nghiệm đầu về khả năng đánh chặn của hệ thống thì 8 lần đã thất bại.
Sau đó, hệ thống được nâng cấp để &’vận hành’ vào năm 2004, nhưng 8 lần thử nghiệm sau đó, quá nửa cũng thất bại.
Video đang HOT
Hệ thống GMD đáng ra phải có khả năng đánh chặn các tên lửa đang bay tới (trong tình huống giả định là Iran và Triều Tiên tấn công Mỹ).
Thành công gần đây nhất của hệ thống này đạt được cách đây hơn 5 năm. Còn ba lần thử nghiệm gần đây nhất đều không thành công.
“Các thử nghiệm này được dàn xếp sao cho hệ thống phải vận hành thành công” – Philip E. Coyle III, một cựu giám đốc về thử nghiệm vận hành và đánh giá của Lầu Năm Góc, nhận định. “Tôi thấy ngạc nhiên là hệ thống vẫn thất bại”.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Báo Nga tiếp tục chỉ trích bài báo xuyên tạc, vu khống VN của RIA Novosti
Chuyên gia uy tín Nga vạch trần những sai trái trong bài viết xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam đăng tải trên RIA Novosti.
Hôm 7/6/2014, báo Nước Nga Xô viết ( ) đã đăng một bài viết của Giáo sư Tiến sĩ kinh tế.V.M.Mazyrin- lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á thuộc Viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Bài báo có nhan đề "Việt Nam không phải là Ukraine- Câu trả lời của nhà Việt Nam học với nhà Trung Quốc học", nguyên bản: - "
Qua theo dõi báo chí Nga, có thể nói đây là bài báo đầu tiên khá công phu, của một học giả có uy tín của Viện Hàn lâm khoa học Nga đăng trên một cơ quan báo chí chính thức, phản biện một cách thuyết phục, chi tiết những điểm sai trái trong bài báo của D.Kosyrev ""Thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn tất cả mọi tuyên bố" đăng trên trang RIA Novosti hôm 19/5 vừa qua.
Bài báo của RIA Novosti bị chính những độc giả Nga chỉ trích gay gắt
GS.TS V.M.Mazyrin viết :
"Nhà báo nổi tiếng này nhìn nhận mối xung đột của Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông như một món quà khó chịu dành cho ông Putin ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc.
Có thể hiểu, vì sao chuyên gia về Trung Quốc này lại nhiệt tâm đến vậy khi viết một bài báo tán dương chuyến thăm có ý nghĩa và thực sự thành công của lãnh đạo đất nước mình đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù tuân thủ xu hướng thân Trung Quốc đã rõ của Hãng tin này, nhưng (tác giả) cũng không được phép thể hiện sự bừa bãi, ít nhất là sự thiếu tế nhị trong quan hệ với các nước khác có quan hệ với Nga không hề ở mức độ kém hơn Trung Quốc (ở đây là nói về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam).
Những kiến giải sai về lịch sử, địa lý ở nhiều chỗ trong bài chỉ có thể được giải thích là tác giả hiểu biết rất kém về Việt Nam.
Điều khó hiểu là: Là một hãng tin hàng đầu, thể hiện đường lối chính thức, sau sự bổ nhiêm lãnh đạo mới đây là một nhân vật tin cẩn của điện Kremli -ông Dmitry Kiselev thì hãng tin này trở thành số một trong giới truyền thông Nga, lại có thể cho phép đăng tải một bài báo như vậy.
Không phải ngẫu nhiên mà bài báo này ngay lập tức được biết đến ở Việt Nam, gây nên một làn sóng phản đối, trở thành nguyên nhân khiến cho Bộ Ngoại giao Việt Nam phải có ý kiến với đại sứ Nga tại Hà Nội.
Các nhà báo Việt Nam, mà đại diện là nhà báo Trần Đăng Tuấn, thông qua Hội hữu nghị Nga-Việt đã gửi một bức thư ngỏ tới Hãng thông tấn quốc tế "Nước Nga ngày nay", thể hiện sự phẫn nộ với bài báo này và nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của Đoàn chủ tịch và các thành viên chủ chốt của Hội hữu nghị Nga-Việt.
Tiếp theo, tác giả phân tích rõ 4 điểm sai trái trong bài báo của Kosyrev, gọi đó là các "phát kiến" của ông này:
"Thứ nhất, Kosyrev cho rằng Việt Nam đã ngăn cản sự hoạt động đúng luật pháp của công ty dầu khí Trung Quốc. Trên thực tế, khi tùy tiện vẽ ra đường chủ quyền trên Biển Đông (dưới dạng hình lưỡi bò), bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh đã vượt quá xa khỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.
Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc với các vùng đặc quyền của các nước khác ven bờ Biển Đông, trong đó có Việt Nam, là sự vi phạm trực tiếp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982".
Tác giả V.M.Mazyrin cho rằng khi viện dẫn tọa độ nơi hạ đặt giàn khoan 981 ở địa điểm cách bờ biển Trung Quốc gần hơn bờ biển Việt Nam đến 10 lần, Kosyrev đã "quên" mất rằng điểm tham chiếu là quần đảo Hoàng Sa không phải là lãnh thổ Trung Quốc.
Tiếp theo, tác giả phân tích những so sánh vô lối của Kosyrev về ngoại hình, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa của Việt Nam với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, phên phán quan điểm của Kosyrev viết rằng người Việt Nam nhiều thế kỷ liền đã cố chứng minh "Việt Nam-đó không phải là Trung Quốc". GS.TS.Mazurin vạch rõ quan điểm này là không thể chấp nhận được.
Điểm sai trái thứ ba trong bài báo của Kosyrev mà tác giả Mazyrin phân tích, đó là Kosyrev đã so sánh tình hình Ukraine hiện nay với Việt Nam. "Chúng tôi cho rằng sự so sánh đó là không chính xác, thiếu thiện chí và xúc phạm đến đối tác chiến lược của nước Nga"-Tác giả viết.
Ở phần cuối, GS.TS.V.M.Mazyrin với nhiều luận điểm sâu sắc tập trung phê phán quan điểm của Kosyrev khi nhà bình luận của Hãng tin "Nước Nga ngày nay" này cho rằng Việt Nam trong quan hệ Trung Quốc với Mỹ và phương Tây có vai trò y hệt Ukraine trong quan hệ Nga với Mỹ và phương Tây.
"Sự khẳng định này hoàn toàn mâu thuẫn với tình hình thực tế"-Mazyrin bình luận và viết tiếp:" Điều quan trọng, là quan hệ Việt Nam-Trung Quốc không hề giống quan hệ Nga-Ukraine".
Phan Việt Hùng
Theo Vietbao
Quân đội Thái bắt thủ lĩnh Áo Đỏ, điều tra tài sản Yingluck Chính phủ quân sự Thái Lan, ngày 5/6, đã hành động nhằm vào hai mục tiêu cấp cao của họ: bắt giữ một thủ lĩnh của phe Áo Đỏ và mở cuộc điều tra tài chính đối với Thủ tướng bị phế truất Yingluck Shinawatra. Thủ lĩnh biểu tình Sombat Boonngam-anong đã đích thân thông báo việc ông bị bắt giữ trong một...