Hệ thống tên lửa phòng không Tor: ‘Rồng lửa’ uy lực của Quân đội Nga
Hiệu quả chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không Tor khiến cho “Rồng lửa” được sử dụng rộng rãi trong các lực lượng vũ trang Nga.
Chuyên gia quân sự Nga Victor Murakhovsky mới đây gây tranh cãi, khi cho rằng hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga có nhiều sai sót và lỗ hổng nghiêm trọng. Hệ thống này không thể ngăn chặn các cuộc tấn công trên không tại Căn cứ không quân Hmeimim ở Syria.
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2DT của Nga. (Ảnh: RIA Novosti)
Theo đánh giá của ông Murakhovsky, hiệu quả của “quái thú” Pantsir-S1chỉ đạt 19%. Trong khi đó, hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U đạt hiệu quả 80% trong chiến đấu.
Hệ thống tên lửa phòng không Tor được bắt đầu chế tạo vào năm 1975. Đây là dự án được phát triển để thay thế hệ thống phòng không Osa. “Rồng lửa” Tor được đặt trên khung gầm có bánh xe, có nhiệm vụ bảo đảm phòng không ở cấp độ sư đoàn.
Các máy bay chiến đấu khi đó bay thấp hơn so với khả năng quét địa hình của radar. Do đó, các hệ thống tên lửa phòng không phải có tính năng hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các máy bay tân tiến lúc bấy giờ được trang bị tên lửa chiến thuật “không đối đất” lớp Walley, có đường dẫn chính xác cao, tạo ra mối đe dọa liên tục cho mặt đất. Do đó, một hệ thống phòng không mới là cần thiết để đánh trả các mối đe dọa trên.
Năm 1985, hệ thống tên lửa phòng không Tor được chính thức đưa vào biên chế quân đội Liên Xô. “Rồng lửa” Tor rất giống với hệ thống phòng không Osa, nhưng nó hoàn toàn tự động và tác chiến độc lập. Các thiết bị tên lửa, radar theo dõi và giám sát được đặt trong cùng một phương tiện.
Tương tự như S-300, hệ thống phòng không Tor có bệ phóng thẳng đứng. Có tất cả 8 tên lửa đựng trong các bệ phóng. Khi một tên lửa được bắn, nó sẽ được đẩy ra theo chiều dọc bằng một thiết bị phóng. Ngay khi rời khỏi ống phóng, đôi cánh tên lửa sẽ mở ra.
Khi tên lửa tăng lên độ cao 20 m, các máy tạo khí đặc biệt ở phần trên và phần đế nghiêng đến một góc định trước, giúp tên lửa hướng tới mục tiêu. Sau khi dẫn mục tiêu xong, động cơ tên lửa sẽ bật lên. Do đó, “Rồng lửa” Tor chỉ mất 10 giây để phản ứng kích hoạt bắn mục tiêu.
Phiên bản Tor-M23 của Các lực lượng Vũ trang Nga. (Ảnh: TASS)
Hệ thống phòng không Tor có một radar, với dải ăng ten thụ động, cho phép điều khiển chùm tia nhanh hơn và chính xác hơn so với radar của hệ thống Osa. Tuy nhiên, các phiên bản đầu của “Rồng lửa” Tor chỉ có một kênh mục tiêu, mỗi lần bắn chỉ có thể dẫn đường một tên lửa.
Năm 1991, một phiên bản cải tiến Tor-M1 được đưa vào sử dụng. Hệ thống này có hai kênh dẫn đường, giúp cho Tor-M1 có thể đánh phá một loạt mục tiêu, bao gồm cả bom dẫn đường bằng laser. Thời gian phản ứng kích hoạt tên lửa cũng được rút ngắn hơn.
Tor-M2 được nâng cấp nhiều tính năng mới. Theo đó, hệ thống này có khả năng cùng lúc đánh chặn 4 mục tiêu. Các nguồn tin khác cho rằng, Tor-M2 có thể bắn hạ một lúc 10 mục tiêu. Tor-M2 cũng có khả năng đánh trả đạn pháo trường dã chiến, giống như tính năng của hệ thống “Vòm sắt” nổi tiếng của Israel.
Video: Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2 tác chiến ở Quân khu phía Nam. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga).
“Rồng lửa” Tor được sử dụng rộng rãi trong quân đội Nga. Hệ thống tên lửa phòng không này sử dụng các xe khung gầm khác nhau, giúp dễ dàng tác chiến ở nhiều địa hình, kể cả vùng Cực.
Hệ thống phòng không Tor được cho là hiệu quả hơn Pantsir, vì nó được dùng cho một liên kết phân chia, mà không dựa trên đối tượng mục tiêu. Hệ thống phòng không Tor có radar mạnh hơn, cho phép phát hiện mục tiêu sớm hơn.
Các tên lửa của Tor cũng cơ động hơn Pantsir. Việc phóng thẳng đứng mang lại lợi thế cho tên lửa Tor khi bắn một số mục tiêu ở các hướng khác nhau. Bởi vì, bệ phóng không cần phải xoay trước khi phóng tên lửa.
Tuy vậy, hệ thống tên lửa phòng không Tor có nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu dễ dàng hơn so với Pantsir. Các mục tiêu là máy bay không người lái cỡ nhỏ khiến cho Tor không thể đánh trúng, trong khi Pantsir là sát thủ diệt máy bay không người lái của quân đội Nga.
(Nguồn: inosmi.ru)
PHONG VŨ
Theo VTC
Khám phá tàu tên lửa 500 tấn có hỏa lực mạnh nhất thế giới của Israel
Chưa có một tàu tên lửa tấn công nhanh nào với lượng giãn nước đầy tải chỉ 500 tấn như chiếc Sa'ar 4.5 của hải quân Israel.
Mà lại được trang bị cả tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, ngư lôi chống ngầm và UAV tấn công tự sát.
Khi nói về sức mạnh của chiến hạm cỡ nhỏ, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Molniya 1241.8 của Nga khi tàu được trang bị 16 tên lửa chống hạm Uran, 2 pháo bắn nhanh AK-630M và 1 pháo hạm AK-176M
Mới đây Nga còn giới thiệu bản nâng cấp của chiếc Nanuchka Dự án 1234 cũng có lượng giãn nước trên 500 tấn có dàn hỏa lực mạnh chẳng kém với 16 tên lửa Uran, 20 tên lửa phòng không SA-N4, 1 ụ pháo AK-630m và 1 pháo hạm AK-176M.
Tưởng như hai lớp tàu trên là mẫu mực của việc trang bị hỏa lực mạnh cho tàu tên lửa cỡ nhỏ 500 tấn thì có lẽ nhiều người sẽ phải nghĩ lại khi nhìn vào chiếc Sa'ar 4.5 của hải quân Israel.
Sa'ar 4.5 có thiết kế rất lạ mắt, lượng giãn nước đầy tải của tàu chưa tới 500 tấn, nằm trong khoảng 488 - 498 tấn (tùy phiên bản) với chiều dài 61,7 m; chiều rộng 6,7 m; mớn nước 2,8 m; thủy thủ đoàn 53 người.
Tàu được trang bị 4 động cơ diesel MTU 16V956 TB91 công suất 4.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 34 hải lý/h, tầm hoạt động lớn nhất 4.800 hải lý nếu chạy ở vận tốc 19 hải lý/h, hoặc 2.200 hải lý (4.100 km) khi chạy với tốc độ 30 hải lý/h.
Hệ thống điện tử của tàu gồm radar cảnh giới đường không và bề mặt Neptune của Thales, radar điều khiển hỏa lực EL/M-2258 và EL/M-2221và tổ hợp thiết bị đối kháng điện tử do Elbit Systems chế tạo.
Dàn vũ khí trên tàu gồm 1 pháo Oto Breda cỡ 76,2 mm, 1 module pháo phòng không bắn nhanh Phalanx cỡ 20 mm, 4 tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon, 2 pháo tự động Oerlikon 20 mm và 2 súng máy hạng nặng M2HB 12,7 mm.
Bên cạnh khẩu pháo Oto Breda thì chiến hạm Sa'ar 4.5 còn được trang bị dàn phóng rocket gây nhiễu với cơ số rất lớn lên tới 72 quả đạn sẵn sàng khai hỏa.
Một số tàu Sa'ar 4.5 còn được nghiên cứu tích hợp cả 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ đi kèm cụm thiết bị định vị thủy âm, khiến nó trở thành chiến hạm 500 tấn đa năng nhất thế giới.
Nhưng tham vọng của Israel chưa dừng lại ở đây, hải quân nước này vẫn muốn chiếc Sa'ar 4.5 mạnh hơn nữa, chính vì vậy mà họ đã thực hiện một gói nâng cấp rất đáng chú ý.
Sau nâng cấp, số lượng tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 mà Sa'ar 4.5 mang theo đã tăng gấp đôi lên thành 8 quả, đi kèm với đó là 32 tên lửa phòng không tầm ngắn Barak 1 bố trí trong các ống phóng thẳng đứng.
Bên cạnh dàn rocket mồi bẫy là sự xuất hiện của 2 container bệ phóng máy bay không người lái tự sát, điều này dẫn tới việc module Phalanx bị gỡ bỏ để nhường chỗ cho trạm điều khiển.
Vũ khí đánh gần của tàu vẫn còn lại với 2 pháo tự động Oerlikon 20mm được điều khiển từ xa và 2 súng máy hạng nặng M2HB 12,7mm nhằm bắn các mục tiêu ít giá trị.
Dễ nhận thấy sau nâng cấp, Sa'ar 4.5 đảm nhiệm tốt vai trò từ chống hạm, phòng không, tấn công mặt đất, trinh sát và thậm chí cả chống ngầm, nó rõ ràng là chiến hạm 500 tấn mạnh nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.
Việt Dũng
Theo anninhthudo
Pantsir-S1 Nga diệt 100 tên lửa hành trình trong diễn tập Hệ thống phòng không Pantsir-S1 thể hiện hiệu suất chiến đấu cao khi diệt thành công nhiều mục tiêu trong cuộc diễn tập ở Nga. Tổ hợp Pantsir-S1 Nga trong một lần khai hỏa. Ảnh: Sputnik. "Các đơn vị tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của quân khu phía Nam đã tiêu diệt hơn 100 mục tiêu chỉ trong một ngày diễn...