Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp đầy uy lực của Việt Nam
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 1985 – 1986 Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ 20 hệ thống tên lửa phòng không di động tầm thấp Strela-10.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp đầy uy lực của Việt Nam
9K35 Strela-10 (Tên định danh NATO SA-13 Gopher) là hệ thống tên lửa phòng không di động tầm thấp được phát triển từ “người tiền nhiệm” 9K31 Strela-1 (SA-9 Gaskin).
Công việc sản xuất Strela-10 bắt đầu từ năm 1973 và nó chính thức gia nhập biên chế Quân đội Liên Xô vào năm 1976. Hệ thống đã được xuất khẩu rộng rãi đến nhiều quốc gia đồng minh trong đó có Việt Nam, Ước tính vào thời điểm năm 2012, Quân đội Nga vẫn duy trì khoảng 400 tổ hợp trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Mặc dù được thiết kế với vai trò hệ thống phòng không dành cho lục quân, nhưng do đặc thù riêng mà tại Việt Nam Strela-10 lại được biên chế cho Quân chủng Phòng không – Không quân để đảm nhiệm vai trò phòng thủ điểm.
Tuy nhiên khi Việt Nam đã chính thức tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn tiên tiến SPYDER-SR, rất nhiều khả năng Strela-10 sẽ được bàn giao cho trở lại cho Phòng không Lục quân đúng như chức năng ban đầu của nó.
Video đang HOT
Theo Soha News
Bật mí tên lửa phòng không trên tàu chiến nhỏ của Việt Nam
Các tàu chiến nhỏ cỡ 500 tấn như 10412, 1241RE hay 12418 đều được thiết kế tên lửa phòng không với tầm bắn 3-5km.
Hiện Hải quân Nhân dân Việt Nam có trong biên chế nhiều tàu chiến nhỏ cỡ 500 tấn như Project 1241RE, 10412 Svetlya, 12418 Molniya hay TT-400TP, BPS-500.
Bên cạnh các hệ thống vũ khí chống hạm hiện đại như tổ hợp Uran-E, P-20M thì không ít người chắc sẽ tự hỏi, các tàu chiến nhỏ của Việt Nam liệu có hệ thống tên lửa phòng không hay không? Bởi trong tác chiến biển hiện đại, các tàu chiến không chỉ phải lo chống tàu chiến mang tên lửa diệt hạm của đối phương mà còn phải đối phó với các máy bay mang tên lửa diệt hạm. Câu trả lời là có, thậm chí đó là hệ thống tên lửa phòng không khá đặc biệt.
Các tàu tên lửa 1241RE, 12418 Molniya, BPS-500 và các tàu pháo đa năng 10412, TT-400TP đều được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm để đối phó với các loại máy bay chiến đấu của đối phương.
Điều đặc biệt là loại vũ khí phòng không trên hạm có điều khiển này là phiên bản của tên lửa phòng không vác vai trên mặt đất với tầm tác chiến cự ly ngắn, tối đa chỉ khoảng 5km.
Tất nhiên khi trên tàu chiến, các xạ thủ tên lửa vác vai sẽ rất khó đứng ổn định do sóng biển. Thay vào đó, trên tàu sẽ được trang bị giá phóng tên lửa một người điều khiển. Ảnh giá phóng tên lửa A72 trên tàu pháo TT400TP.
Còn đây là giá phóng tên lửa phòng không trên tàu pháo 10142 Svetlyak. Mỗi giá phóng này có thể lắp đến 2 quả đạn tên lửa phòng không với hệ thống ngắm mục tiêu "đơn sơ" cùng cơ cấu ấn cò.
Hệ thống giá phóng tên lửa này có thể xoay đổi hướng.
Các tàu chiến nhỏ 500 tấn của Việt Nam chủ yếu trang bị tên lửa vác vai A72 - định danh của Việt Nam dành cho tên lửa vác vai 9K32 Strela-2 do Liên Xô sản xuất (NATO gọi là SA-7), đã được Việt Nam sử dụng thành công trong chiến tranh chống Mỹ.
Tên lửa A72 đạt tầm bắn 3,7-4,2km (tùy phiên bản, có thể Việt Nam đã có trong tay loại Strela-2M đạt tầm bắn đến 4,2km), độ cao bắn hạ 50m tới 2,3km.
Các nguồn tin nước ngoài cũng khẳng định, Việt Nam đã nhập khẩu 400 quả tên lửa vác vai Igla-1E (NATO gọi là SA-16) trang bị cho các tàu tên lửa nhỏ. Tên lửa này đạt tầm bắn đến 5km, độ cao 3,5km.
Theo Kiến Thức