Hệ thống tàu điện trên cao độc đáo ở thành phố kỳ lạ nhất Trung Quốc
Việc các đoàn tàu đi qua những thắng cảnh độc đáo hay xuyên qua những tòa nhà đã thúc đẩy sự phát triển của thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: Baidu
Người ta thường nói “đừng bao giờ tới thăm Trùng Khánh, bởi chẳng bao giờ bạn có thể tìm thấy đường về đâu”, để miêu tả hệ thống giao thông kỳ lạ mà độc đáo của một thành phố gần như dựng đứng trên vách núi này của Trung Quốc.
Khi đến thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc), ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chính là cảnh tượng, đường chồng đường, cầu chồng cầu, nhà chồng nhà.
Các công trình chồng chéo lên nhau ở Trùng Khánh. Ảnh: Baidu
Hệ thống cầu đường khiến mọi ứng dụng chỉ đường phải bất lực. Ảnh: Baidu
Do địa hình đồi núi nên xây dựng hệ thống đường sắt phù hợp là một thách thức với chính quyền thành phố. Giải pháp đặt ra là xây đường ray tàu hỏa chạy qua tòa nhà, thay vì đi vòng quanh công trình, hoặc buộc phải phá hủy để nhường lối cho công trình công cộng.
Tuy nhiên, không ai ngờ rằng, sản phẩm của sự “tranh chấp đất đai trong hòa bình” này lại tạo một nét độc lạ nổi tiếng cho thành phố Trùng Khành.
Trùng Khánh hiện xếp thứ 7 Trung Quốc về lộ trình đường sắt tàu điện, chỉ xếp sau Bắc Kinh, Thượng Hải và một số thành phố lớn khác.
Hình ảnh đoàn tàu phi ra từ tòa nhà dân cư chỉ có nhìn thấy ở Trùng Khánh. Ảnh: Baidu
Mặc dù sở hữu hệ thống đường ray rất dài, nhưng tàu điện ở Trùng Khánh vẫn không thể so sánh với các thành phố khác ở Trung Quốc về lưu lượng hành khách. Đó là bởi tàu điện của thành phố này thuộc loại nhẹ, toa tàu ngắn và tốc độ hơi chậm.
Tuy nhiên, không ở đâu mà tàu điện trên cao trở nên phổ biến như ở Trùng Khánh. Đây là một phương tiện giao thông công cộng gắn liền với nhiều thế hệ cư dân ở thành phố này.
Có hai loại phương tiện giao thông đường sắt chính ở Trùng Khánh, một là hệ thống tàu điện truyền thống và loại còn lại là hệ thống tàu một ray (chỉ có 2 tuyến là Tuyến 2 và Tuyến 3).
Tuyến 2 là tuyến đường sắt một ray đầu tiền ở Trung Quốc, cũng là tuyến đường sắt trong thành phố đầu tiên ở miền Tây nước này. Tuyến 3 được coi là tuyến đường sát một ray dài nhất thế giới, với lộ trình lên tới 67,09 km.
Tàu điện trên cao là loại hình giao thông phổ biến đối với người dân Trùng Khánh. Ảnh: Baidu
Hệ thống vận chuyển đường sắt đô thị của Trùng Khánh đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Việc các đoàn tàu đi qua những thắng cảnh độc đáo hay xuyên qua những tòa nhà đã thúc đẩy sự phát triển của thành phố.
Ngoài ra khi thiết kế, bên thi công sớm trang bị thiết bị giảm tiếng ồn để không ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của người dân. Bởi vậy, khi đoàn tàu đi qua chỉ gây nên âm lượng tương đương với một máy rửa chén.
Cũng nhờ sự độc lạ mà lại tiện lợi này, giá trị của căn hộ chung cư tại các tòa nhà có tàu xuyên qua đều sốt giá và rất khó mua.
Một khúc cua dựng tóc gáy. Ảnh: Baidu
Ngoài tàu điện, cáp treo cũng là một loại hình di chuyển phổ biến ở Trùng Khánh. Ảnh: Baidu
Bí ẩn vũ trụ: Cái nhìn mới về tinh vân bút chì kỳ lạ
Các nhà thiên văn học tại Đài thiên văn La Silla ở Chile đã phát hành một hình ảnh mới tuyệt đẹp về Tinh vân Bút chì, một phần nhỏ của tàn dư siêu tân tinh ở chòm sao Vela phía nam.
Tinh vân độc đáo này còn được gọi là NGC 2736, là một phần của một đống đổ nát khổng lồ còn sót lại sau vụ nổ siêu tân tinh diễn ra khoảng 11.000 năm trước.
Phần sáng nhất giống như một cây bút chì; do đó có tên gọi là như vậy, nhưng toàn bộ cấu trúc trông giống như cây chổi của phù thủy.
Nguồn ảnh: ScienceDaily
Khi vụ nổ xảy ra, sóng xung kích di chuyển với tốc độ hàng triệu km mỗi giờ, nhưng khi nó mở rộng trong không gian, nó đã thổi qua khí giữa các ngôi sao, làm chậm đáng kể và tạo ra những nếp gấp kỳ lạ có hình dạng kỳ lạ. Tinh vân Bút chì là phần sáng nhất của lớp vỏ khổng lồ này.
Hình ảnh mới này cho thấy các cấu trúc sợi lớn, các nút khí sáng nhỏ hơn và các mảng khí khuếch tán rộng hơn.
Bằng cách nhìn vào các màu sắc khác nhau của Tinh vân Bút chì, các nhà thiên văn học đã có thể lập bản đồ nhiệt độ của khí. Một số vùng vẫn còn nóng đến mức phát xạ bị chi phối bởi các nguyên tử oxy bị ion hóa, phát sáng màu xanh trong ảnh. Các khu vực lạnh khác được nhìn thấy phát sáng màu đỏ, do phát thải từ hydro.
Tinh vân có kích thước khoảng 0,75 năm ánh sáng và đang di chuyển qua môi trường liên sao với tốc độ khoảng 650.000 km mỗi giờ.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Youtube
Những loài bạch tuộc kỳ lạ dưới đáy đại dương Bạch tuộc Dumbo, bạch tuộc Opisthotheusis Adorabilis có màu hồng, bạch tuộc chăn, hay bạch tuộc dừa... được biết đến là những loài sinh vật kỳ lạ dưới đáy đại dương. Cùng khám phá một số đặc điểm khác biệt về: hình dạng, màu sắc, nơi sinh sống... của các ở các loài bạch tuộc này qua bài viết dưới đây. Mới đây,...