Hệ thống răn đe hạt nhân chiến lược của Nga hoạt động như thế nào?
Là quốc gia kế thừa kho vũ khí nguyên tử khổng lồ thời Liên bang Xô Viết, nước Nga hiện tại nằm trong số ít quốc gia có khả năng răn đe hạt nhân chiến lược trên thế giới.
Vậy nước Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong những điều kiện nào và năng lực răn đe hạt nhân thực tế của xứ sở Bạch Dương mạnh mẽ ra sao?
Nước Nga đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân đủ để hủy diệt Trái đất
Giống như Mỹ, nước Nga có bộ ba hạt nhân chính thức. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tính tới năm 2024, Nga sở hữu 1.710 đầu đạn hạt nhân đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, số lượng đầu đạn sẵn sàng chuyển trạng thái chiến đấu của Nga có thể lên tới 5.500 đầu đạn. Kho vũ khí hạt nhân này, nếu phát nổ tại chỗ, cũng đủ đưa Trái đất tới bờ diệt vong.
Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga được trang bị nhiều hệ thống phóng cố định và cơ động khác nhau. Trong đó, tổ hợp phóng di động RS-24 Yars có tầm bắn lên tới 12.000km. Nhờ đặt trên khung gầm xe chuyên dụng, các tổ hợp RS-24 Yars có thể cơ động nhanh chóng và chuyển trạng thái chiến đấu tại bất kỳ địa điểm nào trong vòng 30 phút. Ngoài ra, nhờ khả năng cơ động, RS-24 gần như miễn nhiễm khỏi các đòn tấn công phủ đầu của đối phương.
Nga sở hữu các tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa cơ động có khả năng né tránh các đòn tấn công hạt nhân phủ đầu của đối phương. Ảnh: Rian
Quân đội Nga mới đây cũng mới tiếp nhận các tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng phiên bản giếng phóng RS-28 Sarmat với tầm bắn lên tới 18.000km. Loại vũ khí chiến lược mới có khả năng phóng qua Nam Cực khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa khó có khả năng ngăn chặn. Trang bị 10 đầu đạn hạt nhân có khả năng tự cơ động quỹ đạo – MIKV, việc đánh chặn các đòn tấn công từ tên lửa Sarmat gần như bất khả thi.
Một “con át chủ bài” khác của Nga trong một cuộc chiến tranh hạt nhân còn là thiết bị lượn siêu âm Avangard. Nó có khả năng cơ động trong các lớp khí quyển thấp. Theo lời Tổng thống Nga Vladimir Putin, thiết bị lượn Avangard của Nga đã “vô hiệu hóa” hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại.
Video đang HOT
“Về cơ bản chúng tôi đã vô hiệu hóa mọi thứ họ đã làm, mọi thứ họ đầu tư vào hệ thống phòng thủ tên lửa này”, Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Thành phần trên không trong bộ ba hạt nhân của Nga được đại diện bởi máy bay ném bom Tu-95MS và Tu-160 có thể mang tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, đối phương trong một cuộc xung đột hạt nhân sẽ phải đón nhận một loạt tên lửa đạn đạo từ sâu dưới đại dương từ các tàu ngầm hạt nhân Đồ án 667BDRM Dolphin với tên lửa Sineva và Liner, cũng như Đồ án 955A Borey hiện đại với các tên lửa Bulava mang các đầu đạn hạt nhân nặng hơn 1 tấn.
Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp nào?
Học thuyết hạt nhân của Nga đã đưa ra các điều kiện cho phép việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong đó, quan trọng nhất là những thông tin đáng tin cậy về vụ phóng tên lửa đạn đạo tấn công Nga và các đồng minh; sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt và tác động đến các cơ sở hỗ trợ hoạt động của lực lượng hạt nhân chiến lược.
Ngoài tên lửa chiến lược, Nga cũng sở hữu các hệ thống răn đe hạt nhân trên không và trên biển để tạo thành bộ 3 hạt nhân chiến lược. Ảnh: Lenta
Quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân được đưa ra bởi Tổng thống Nga, người sở hữu một trong những “vali hạt nhân”. Hai chiếc “vali” khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên bang Nga cất giữ. Nhiều thông tin cho rằng, thông tin khi đã được xác minh về các vụ tấn công hạt nhân được truyền đến thiết bị di động này để lãnh đạo nước Nga quyết định hành động đáp trả.
Để kiểm soát các lực lượng vũ trang trong kịch bản chiến tranh hạt nhân, các trung tâm chỉ huy trên không IL-80 và IL-76VKP sẽ cất cánh. Những chiếc máy bay chỉ huy này được trang bị hệ thống liên lạc, hỗ trợ sinh tồn đảm bảo khả năng sống sót trong các cuộc tấn công hạt nhân. Cùng với đó, Tổng thống Nga sẽ được sơ tán trên máy bay IL-96-300PU với các hệ thống chỉ huy và điều khiển quân đội trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Một “nhà điều hành” khác của lực lượng hạt nhân Nga là hệ thống Premier hay ở phương Tây có biệt danh là “Bàn tay chết”. Tổ hợp điều khiển tự động được thiết kế để đảm bảo truyền lệnh từ bộ chỉ huy cấp cao đến các sở chỉ huy và bệ phóng tên lửa chiến lược trong trường hợp đường dây liên lạc cơ hữu bị hư hỏng. Nói cách khác, nếu cuộc tấn công đầu tiên của kẻ thù vô hiệu hóa các trung tâm liên lạc của “chiếc cặp hạt nhân” hay Bộ chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược, hệ thống Premier sẽ tự động kích hoạt để chỉ huy hoạt động trả đũa.
“Lá chắn phòng thủ” hạt nhân của Nga
Tương tự như Mỹ, Nga cũng xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại vũ khí hạt nhân. Nó là sự kết hợp giữa hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa (vệ tinh Tundra của hệ thống Kupol và các trạm cảnh báo sớm trên mặt đất, bao gồm cả tổ hợp radar ngoài đường chân trời Voronezh-DM). Các hệ thống này được thiết kế để phát hiện các vật thể không gian và khí động học. Đặc biệt, radar Voronezh-DM có khả năng giám sát đồng thời tới 500 mục tiêu và phạm vi phát hiện mục tiêu là 8.000km.
Trạm radar dẫn bắn Don-2N của hệ thống phòng thủ tên lửa A-235 Nudol bảo vệ Thủ đô Moscow. Ảnh: Defense News
Các mục tiêu bị phát hiện có thể bị tiêu diệt bởi các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 hoặc S-500. Việc bảo vệ khu công nghiệp trung tâm nước Nga và Thủ đô Moscow do hệ thống phòng thủ tên lửa A-235 Nudol đảm trách.
Trong cuộc thử nghiệm năm 2021, hệ thống Nudol đã bắn hạ thành công vệ tinh Kosmos-1408. Những đặc điểm như vậy giúp Nudol không chỉ có thể tiêu diệt tên lửa chiến lược của đối phương mà còn “chọc mù” hệ thống giám sát vệ tinh của đối phương.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'
Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để tiếp tục ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng.
Mỹ muốn tiếp tục dẫn đầu thế giới, bảo toàn kho dự trữ vũ khí chiến lược trong trường hợp phải tấn công hạt nhân đối kháng. (Nguồn: Getty)
Theo hãng thông tấn Sputnik, tuyên bố trên do chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Chiến lược Bộ Quốc phòng Mỹ, đưa ra trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington ngày 20/11.
Bình luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, ông Buchanan nói: "Khi nói về vũ khí hạt nhân và phi hạt nhân, hẳn là chúng ta không muốn dùng nó để thực hiện đòn tấn công đối kháng? Tôi nghĩ mọi người sẽ đồng ý rằng nếu chúng ta phải thực hiện đòn tấn công đối kháng thì chúng ta sẽ muốn làm điều đó theo các điều kiện có thể chấp nhận được hơn cả đối với Mỹ".
Khẳng định chắc chắn Mỹ không muốn rơi vào tình huống xảy ra sau khi có cuộc tấn công đối kháng bằng vũ khí hạt nhân, ông Buchanan nói thêm, ông coi những điều kiện "có thể chấp nhận được hơn cả" là những điều kiện mà theo đó, Washington "tiếp tục dẫn đầu thế giới", nghĩa là bảo toàn được kho dự trữ vũ khí chiến lược.
Bên cạnh đó, người phát ngôn trên cho rằng, chính quyền Mỹ cần phải tiến hành đối thoại với các nước khác như Nga, Trung Quốc và Triều Tiên nhằm mục đích ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì không ai muốn xảy ra thảm họa này.
Theo ông, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của Mỹ "cần tiếp tục thu hút các đối thủ cạnh tranh của chúng ta vào cuộc đối thoại thực chất và có ý nghĩa".
Phản ứng với những bình luận trên, ngày 21/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho rằng, tuyên bố của Lầu Năm Góc về việc chấp nhận sử dụng đòn tấn công hạt nhân đối kháng trong khi Washington vẫn duy trì một phần kho vũ khí phản ánh tư duy lạc hậu "trong việc tìm kiếm bá quyền và ưu thế chiến lược tuyệt đối".
Nhận định Mỹ đã tăng cường vai trò của vũ khí hạt nhân trong chính sách an ninh quốc gia, đẩy mạnh quân sự và làm gia tăng nguy cơ hạt nhân, theo nhà ngoại giao Trung Quốc, Washington cần thực hiện các cam kết về giải trừ vũ khí hạt nhân và nỗ lực giảm thiểu rủi ro chiến lược.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga cảnh báo Moskva sẵn sàng cho cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 1/10 cho biết nước này phải chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ và đã nhiều lần gửi cảnh báo tới Washington về cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa hai nước. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: Tass Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà...