Hệ thống quan trắc khí tượng tự động mặt đất phủ khắp Trung Quốc
Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng tổng cộng hơn 76.000 trạm quan trắc khí tượng tự động trên mặt đất, phủ sóng toàn bộ các thị trấn và làng mạc trên khắp cả nước.
Ngoài ra, 27 đài quan sát khí tượng quốc gia và 8 trạm quan sát đáy khí quyển quốc gia đã được xây dựng để phủ sóng toàn bộ các khu vực khí hậu quan trọng.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Trung Quốc Tất Bảo Quý cho biết ngoài hệ thống quan sát khí tượng trên mặt đất nói trên, Trung Quốc còn thiết lập 409 trạm trên biển, 120 trạm quan sát khí tượng trên không, 2 thiết bị bay không người lái cỡ lớn trên không, 546 radar thời tiết và 9 vệ tinh khí tượng trên quỹ đạo.
Ông Tất Bảo Quý cho biết hiện thời gian cảnh báo thời tiết đối lưu khắc nghiệt đã sớm hơn 43 phút và sai số dự báo đường đi trung bình 24 giờ của bão đã giảm xuống còn 62 km; dự đoán được các hiện tượng thời tiết lớn trước từ 3 – 4 tháng và dự đoán các hiện tượng bất thường của khí hậu toàn cầu trước 6 tháng.
Đồng thời, 9 vệ tinh khí tượng trên quỹ đạo thực hiện quan sát mạng lưới quỹ đạo cao và thấp, qua đó đưa Trung Quốc trở thành quốc gia vận hành đồng thời 4 vệ tinh khí tượng quỹ đạo Trái Đất tầm thấp gồm bình minh, buổi sáng, buổi chiều và độ nghiêng; các kết quả quan trắc phục vụ 132 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới.
Yagi là siêu bão mùa thu mạnh nhất trong 75 năm qua tại Trung Quốc
Ngày 8/9, Cục Khí tượng Trung Quốc xác nhận siêu bão Yagi là cơn bão mùa thu mạnh nhất đổ bộ vào nước này kể từ năm 1949.
Gió lớn khi bão Yagi đổ bộ, tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, ngày 6/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Yagi - cơn bão thứ 11 trong năm nay tại Trung Quốc - đã duy trì trạng thái siêu bão trong suốt 64 giờ, gây ra thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều khu vực của nước này trong những ngày vừa qua.
Các chuyên gia giải thích rằng sự kết hợp hiếm gặp của nhiều yếu tố đã làm gia tăng sức mạnh chưa từng có của Yagi, bao gồm: gió mùa hoạt động mạnh ở Biển Đông, độ ẩm lớn từ các cơn bão nhiệt đới cùng với các điều kiện khí quyển thuận lợi cho việc hình thành các cơn bão.
Theo Cục Khí tượng Trung Quốc, dù Yagi hiện đã suy yếu, nhưng hoàn lưu bão vẫn có thể gây ra mưa lớn ở một số khu vực thuộc Quảng Tây và Vân Nam, kéo theo những rủi ro tiềm ẩn về lũ lụt, sạt lở đất và ngập lụt tại đô thị. Trong ngày 8/9, Yagi đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới tại Trung Quốc. Nhiều địa điểm du lịch, văn hóa và thể thao đã được mở cửa trở lại.
Tại Việt Nam, bão Yagi được gọi là cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản sau khi quét qua nhiều địa phương trong các ngày 7 - 8/9.
Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn Ngày 29/6, Trung Quốc đã ban hành cảnh báo đỏ về mưa lớn, mức nghiêm trọng nhất trong hệ thống cảnh báo thời tiết 4 cấp của nước này. Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc, ngày 23/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo Trung tâm Khí tượng quốc gia của Trung Quốc, một số...