Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania: Giá trị mới của kế hoạch cũ
Bất chấp sự phản đối của Nga, NATO đã triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động trạm phòng thủ tên lửa đặt trên lãnh thổ Romania.
Trạm radar Aegis loại trên bộ đặt tại Romania, đi kèm 3 dàn phóng tên lửa SM-3 (mỗi dàn 8 ống phóng), đã hoạt động từ ngày 12.5.2016. CƠ QUAN PHÒNG THỦ TÊN LỬA MỸ
Một trạm tương tự nữa sẽ được NATO xây dựng trên lãnh thổ Ba Lan, ở rất gần Nga. Hai trạm này cùng với trạm radar ở Thổ Nhĩ Kỳ và 4 tàu chiến phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện đang neo đậu ngoài khơi bờ biển miền nam Tây Ban Nha sẽ tạo nên hệ thống phòng thủ tên lửa mới của NATO ở châu Âu.
Nga phản đối quyết liệt vì cho rằng hệ thống này là sự tăng cường vũ trang của NATO, làm thay đổi sự cân bằng chiến lược ở châu Âu và đe dọa trực tiếp an ninh của Nga.
Video đang HOT
Không phải mãi đến tận bây giờ Nga mới thể hiện thái độ phản đối như thế. Nhưng bây giờ thì Nga càng có lý do để phản đối NATO.
Kế hoạch của NATO cũng không phải mới mà đã được thông qua từ năm 2010. Khi ấy, mối quan hệ giữa NATO và Nga còn hài hòa và thân thiện. Có thể trong thực chất, NATO năm 2010 quyết định xây dựng hệ thống này nhằm đối phó cả Nga. Nhưng trên danh nghĩa chính thức, lý do được NATO đưa ra là để bảo vệ các thành viên trước mối đe dọa an ninh từ tên lửa của Iran. Vào thời điểm đó, giữa Iran và phương Tây căng thẳng và đối địch vì chương trình hạt nhân của Iran. Nhưng hiện tại, vấn đề hạt nhân của Iran đã được giải quyết ổn thỏa và quan hệ của Iran với các nước phương Tây đang được cải thiện rõ rệt và nhanh chóng.
Trong khi đó, vì vấn đề Ukraine mà quan hệ giữa Nga với Mỹ, EU và NATO trở nên như ở thời Chiến tranh lạnh. Kế hoạch cũ kia của NATO có được lý do tồn tại và giá trị sử dụng mới đối với khối này.
La Phù
Theo Thanhnien
Mỹ triển khai lá chắn tên lửa tại Romania
Ngày 17.12, Mỹ và Romania đã công bố việc thiết lập trên lãnh thổ Romania một căn cứ kỹ thuật dành cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Reuters ngày 18.12 cho biết.
Trạm radar Aegis trên bộ do công binh Mỹ xây tại căn cứ Deveselu, Romania - Ảnh: Quân đội Mỹ
Theo Reuters, Đại sứ quán Mỹ tại Romania và Bộ Ngoại giao Romania thông báo rằng căn cứ gần thị trấn Deveselu "chỉ mang chức năng kỹ thuật".
"Điều đó chỉ có nghĩa là các hạng mục chính của hệ thống phòng thủ tên lửa, bao gồm tên lửa đánh chặn, được đưa đến và bàn giao cho ban chỉ huy quân sự của căn cứ này", Reuters dẫn lời của nguồn tin. Được biết, căn cứ Deveselu sẽ được đưa vào hoạt động vào đầu năm 2016.
Căn cứ Deveselu được các chuyên gia Liên Xô xây dựng từ năm 1952 và bàn giao cho Romania sử dụng. Bây giờ, đây sẽ là căn cứ đầu tiên dành cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu; căn cứ tương tự tiếp theo sẽ được lập ở Ba Lan vào năm 2018.
Mỹ lý giải rằng việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa này là nhằm chống lại những quốc gia có thể tấn công Mỹ bằng các loại tên lửa riêng biệt, chẳng hạn như Iran. Nhưng Nga cho rằng Mỹ đã sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm vào mục đích quân sự hóa vùng Đông Nam châu Âu, trái với mong muốn ổn định tình hình trong khu vực.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Chuyên gia Mỹ thất vọng với lá chắn tên lửa ở châu Âu Chuyên gia cấp cao của Mỹ nhận định việc Lầu Năm Góc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania chỉ có ý nghĩa biểu tượng. Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD của Mỹ. Ảnh: Wikipedia Sputnik dẫn lời George Friedman, cựu giám đốc tổ chức phân tích tình báo Stratfor, cho rằng hệ thống...