Hệ thống phòng thủ tên lửa David’s Sling của Israel lần đầu thực chiến thành công
Hiện chưa rõ hệ thống nào đã được sử dụng để ngăn chặn quả rốc két trong vụ việc được nhà báo chụp lại, nhưng Israel nói hệ thống David’s Sling đã có lần đánh chặn thành công đầu tiên.
Căng thẳng giữa Israel và Palestine leo thang trong những ngày gần đây sau những màn không kích và nã rốc két đáp trả nhau. Ngày 12.5, những hình ảnh ấn tượng được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy tên lửa của một hệ thống phòng không Israel ngăn chặn một quả rốc két do một tổ chức vũ trang phóng đến.
Theo chuyên san The Drive, các bức ảnh được cho là do phóng viên ảnh Gilad Kfir của Israel chụp, cho thấy một tên lửa đánh chặn với phần động cơ rực lửa lao trực diện vào quả rốc két mục tiêu, tạo ra một quả cầu lửa trên bầu trời.
Các bức ảnh được cho là do phóng viên ảnh Gilad Kfir chụp. Ảnh Twitter @manniefabian
Quả rốc két được cho là Badr-3, loại rốc két không dẫn đường mà lực lượng vũ trang Lữ đoàn Al-Quds của tổ chức người Palestine Islamic Jihad sử dụng. Islamic Jihad là tổ chức vũ trang Hồi giáo lớn thứ hai tại Dải Gaza, sau Hamas.
Một số nguồn cho rằng tên lửa đánh chặn được phóng từ hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm sắt) trứ danh của Israel trong khi cũng có nguồn cho rằng đó là tên lửa của hệ thống David’s Sling (Ná bắn đá của David), bởi chỉ vài giờ trước khi các bức ảnh này xuất hiện, hãng sản xuất Rafael đăng thông báo trên Twitter rằng quân đội Israel đã thực hiện màn đánh chặn đầu tiên bằng hệ thống David’s Sling ở miền trung, chống lại một rốc két phóng từ Dải Gaza.
Hệ thống Iron Dome phóng tên lửa đánh chặn từ thành phố Sderot, Israel ngày 10.5. Ảnh REUTERS
Iron Dome và David’s Sling là hai trong số các hệ thống tạo nên lớp phòng thủ của Israel. Iron Dome chuyên đối phó các mục tiêu từ 4-70 km trong khi David’s Sling chống lại các mục tiêu xa hơn.
Vòm Sắt đối đầu hỏa tiễn từ Gaza sáng rực bầu trời Israel
Hệ thống Iron Dome sử dụng tên lửa Tamir, được thiết kế để ngăn chặn rốc két và đạn pháo tầm ngắn. Hệ thống Iron Dome đã thực chiến thành công hàng ngàn lần từ khi được đưa vào sử dụng năm 2011 và có tỷ lệ đánh chặn thành công đến 96%, theo Reuters. Tên lửa Tamir chủ yếu sử dụng ngòi nổ cận đích, nghĩa là đầu đạn phát nổ khi tiến gần mục tiêu. Tuy nhiên, tên lửa cũng có thể tấn công trực tiếp nhờ độ chính xác rất cao.
Hệ thống Iron Dome ngăn chặn rốc két tại thành phố Ashkelon, Israel hôm 11.5. Ảnh REUTERS
Trong khi đó, tên lửa đánh chặn Stunner của hệ thống David’s Sling diệt mục tiêu bằng cách đâm thẳng vào nó. Stunner dài 4,5 mét và gồm phần động cơ đẩy nhiên liệu rắn cùng phần tên lửa chính với nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu.
Phần đầu của tên lửa Stunner có hình dạng cong như đầu của cá heo, có thể giúp phân biệt với tên lửa Tamir. Tuy nhiên, độ phân giải của các bức ảnh khiến cho việc nhận biết là không thể. Hệ thống David’s Sling hoạt động cho quân đội Israel từ năm 2017, mỗi tổ hợp có một giàn phóng chứa đến 12 quả tên lửa.
Tầm hoạt động của tên lửa Stunner được cho là từ 241-321 km dù hầu hết các vụ đánh chặn diễn ra ở khoảng cách gần hơn, đặc biệt là đối với các rốc két thường không có hệ thống dẫn đường.
Hệ thống David’s Sling trong một lần phóng tên lửa Stunner. Ảnh CƠ QUAN PHÒNG THỦ TÊN LỬA MỸ
Nếu quả thật tên lửa của David’s Sling được sử dụng để ngăn chặn quả rốc két trong ảnh, việc sử dụng đó sẽ gây ra sự khó hiểu nhất định. Bởi thứ nhất, hệ thống Iron Dome thường được sử dụng cho các mục tiêu này hơn, và thứ hai là mỗi quả Stunner có giá khoảng 1 triệu USD, đắt gấp nhiều lần quả rốc két mục tiêu. Mỗi quả Tamir có giá 40.000 – 100.000 USD và việc sử dụng nó để ngăn chặn rốc két thông thường cũng đã gây tranh cãi trong quá khứ.
Do đó, có thông tin cho rằng hệ thống David’s Sling đã được sử dụng để ngăn chặn quả rốc két nói trên vì mục tiêu đang hướng đến khu vực không được Iron Dome bảo vệ.
Hiện chưa thể xác định quả tên lửa trong các bức ảnh là của hệ thống Iron Dome hay David’s Sling. Tuy nhiên, thông báo của Rafael cho thấy Israel đang mở rộng năng lực phòng thủ đa tầng để ngăn chặn nhiều mối đe dọa, từ các vũ khí công nghệ cao cho đến những rốc két thông thường được các tổ chức vũ trang tại Dải Gaza sử dụng.
Hứng rốc két từ Syria, Israel nã pháo đáp trả
Các đợt tấn công rốc két vừa tiếp tục diễn ra nhắm vào Israel, lần này là từ Syria, sau loạt rốc két phóng từ Lebanon hồi giữa tuần.
Quân đội Israel ngày 8.4 thông báo 6 quả rốc két đã được phóng từ Syria về phía cao nguyên Golan ở đông bắc Israel vào tối cùng ngày. Reuters dẫn thông báo cho biết một quả rốc két bay qua vùng do Israel kiểm soát và rơi xuống khu vực trống. Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm sắt) của Israel ngăn chặn 1 quả rốc két.
Sau đó, quân đội Israel nã pháo về nơi các quả rốc két được phóng đi tại Syria.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel tại Ashkelon ngăn chặn rốc két từ Dải Gaza hôm 7.4. Ảnh REUTERS
Israel kiểm soát cao nguyên Golan sau cuộc Chiến tranh 6 ngày năm 1967 và sáp nhập vùng rộng 1.200 km 2 vào lãnh thổ vào năm 1981, hành động không được hầu hết cộng đồng quốc tế công nhận.
Đợt tấn công mới nhất diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang leo thang căng thẳng. Hôm 6.4, một loạt 34 quả rốc két được phóng từ miền nam Lebanon sang Israel, cuộc tấn công lớn nhất từ cuộc chiến tranh giữa hai nước hồi năm 2006. Israel cáo buộc lực lượng Hamas tại Lebanon và Dải Gaza đứng sau, sau đó thực hiện các cuộc không kích và nã pháo đáp trả.
Trước đó một ngày, cảnh sát Israel xông vào nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem nhằm đánh đuổi "những thanh niên vi phạm pháp luật và những kẻ kích động đeo mặt nạ" mà họ cho là đã cố thủ bên trong.
Tháng chay Ramadan của người Hồi giáo năm nay diễn ra trùng với dịp lễ Vượt qua của người Do Thái nên đã làm gia tăng căng thẳng giữa những người Palestine chủ yếu theo đạo Hồi và người Israel tại khu vực đền Al-Aqsa.
Tối 7.4, một du khách Ý thiệt mạng và 7 người khác bị thương khi một người Israel theo đạo Hồi lái xe tông vào đám đông người đi bộ tại thành phố Tel Aviv.
Lực lượng Hamas gọi cuộc tấn công là sự đáp trả tự nhiên và chính thức đối với hành động của Israel tại nhà thờ Al-Aqsa, theo AFP. Cũng trong ngày 7.4, hai chị em người Israel gốc Anh thiệt mạng và người mẹ bị thương nặng khi bị tấn công tại khu vực Bờ Tây do Israel kiểm soát.
Israel không kích Dải Gaza, trả đũa vụ tấn công rốc két từ Lebanon
Các cuộc tấn công đã buộc Thủ tướng Benjamin Netanyahu huy động các đơn vị dự bị của cảnh sát và quân đội để triển khai tại Tel Aviv từ ngày 9.4, siết chặt các cửa khẩu tại Bờ Tây và với Dải Gaza.
Điểm yếu của hệ thống phòng không 'Vòm sắt' Israel Mặc dù rất hiệu quả trong việc đánh chặn và tiêu diệt tên lửa và rocket tấn công, nhưng hệ thống phòng không "Vòm sắt" của Israel vẫn tồn tại điểm hạn chế nguy hiểm. Một hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt khai hỏa đánh chặn mục tiêu trong cuộc tập trận vào đầu năm 2021. Ảnh: Thời báo Israel Theo...