Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB giúp cảnh báo cho lái xe về một vụ va chạm sắp xảy ra, đồng thời giúp lái xe phanh với một lực tối đa.
1. Chức năng của hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB (Autonomous Emergency Braking)
- Giúp cảnh báo cho lái xe về một vụ va chạm sắp xảy ra, đồng thời giúp lái xe phanh với một lực tối đa.
- Hoặc tự động phanh xe ô tô trong tình huống nguy cấp.
Lưu ý: Hệ thống phanh AEB được chế tạo chỉ để hỗ trợ lái xe ô tô trong những tình huống khẩn cấp và người điều khiển xe luôn phải chịu trách nhiệm nếu không may xảy ra tai nạn.
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB
2. Các loại AEB
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB sử dụng cảm biến radar, laser hay camera nhằm quan sát và phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra va chạm với các phương tiện khác, khách bộ hành hoặc các mối nguy hiểm.
Tuy AEB có nhiều loại nhưng hầu hết đều đưa ra các cảnh báo bằng hình ảnh, âm thanh hoặc rung tay lái hoặc bằng cả 3. Trong trường hợp lái xe ô tô không phản ứng lại các cảnh báo, AEB sẽ tự động phanh. Ngoài ra, một số hệ thống AEB còn có có thể căng dây đai an toàn giúp giảm thiểu tổn thương cho hành khách.
Và hệ thống AEB sẽ tự động tắt nếu phát hiện tài xế bẻ tay lái chuyển hướng di chuyển.
Hệ thống ngăn ngừa va chạm chia làm 3 loại chính:
- Hệ thống ngăn ngừa va chạm ở tốc độ thấp: Phiên bản này có chức năng ngăn ngừa va chạm xảy ra ở tốc độ thấp, đặc biệt là ở trong thành phố nhưng có thể gây chấn chấn thương cột sống, đốt sống cổ dẫn đến tử vong. Phanh AEB loại này có thể phản ứng đối với các xe ô tô khác, tuy nhiên, lại hoàn toàn không nhạy đối với khách bộ hành và các phương tiện khác. Tùy vào từng phiên bản, radar có thể quét ở phía trước xe từ 8-10 m và ngăn ngừa va cham khi di chuyển ở tốc độ 30 – 50 km/h.
hệ thống AEB sẽ tự động tắt nếu phát hiện tài xế bẻ tay lái chuyển hướng di chuyển
- Hệ thống ngăn ngừa va chạm ở tốc độ cao: Phiên bản này thường dùng radar tầm xa có thể quét các xe khác ở phía trước cách khoảng 200 m ở tốc độ lên đến 80 km/h.
- Hệ thống ngăn ngừa va chạm với khách bộ hành: Phiên bản này sẽ sử dụng kết hợp camera và radar để phát hiện khách bộ hành qua hình dáng và đặc điểm của người đi bộ. Sau đó sẽ tính toán tốc độ của xe để xách định xem có tiềm ẩn nguy hiểm hay không.
Tấ nhiên, cả 3 loại hệ thống ngăn ngừa va chạm trên không loại trừ lẫn nhau. Thực tế, có hệ thống AEB chỉ có thể tránh va chạm ở tốc độ thấp nhưng lại có loại kết hợp cả 3 loại ngăn ngừa trên (ở tốc độ thấp/cao và khách bộ hành).
3. Vì sao xe ô tô cần được trang bị hệ thống AEB ?
Theo Viện Bảo hiểm an toàn giao thông quốc gia Mỹ – IIHS, công nghệ phanh khẩn cấp có thể giúp ngăn chặn 20% vụ va chạm xảy ra. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 5 triệu vụ va chạm, do đó, công nghệ ô tô mới này đã ngăn chặn khoảng 1 triệu vụ va chạm/ năm.
Trong khi đó, Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ – NHTSA cho biết năm 2012 ghi nhận 1.705 người tử vong và 547.000 người bị thương do va chạm xảy ra từ phía sau xe ô tô. Tuy nhiên, nếu mỗi xe ô tô đều được trang bị hệ thống phanh tự động khẩn cấp thì có thể ngăn chặn hoặc giảm đến 87% số tử vong và bị thương.
Video đang HOT
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB sử dụng cảm biến radar, laser hay camera
Năm 2013, theo kết quả nghiên cứu của chính quyền Úc, hệ thống AEB giúp ngăn ngừa được 35% va chạm từ phía sau và 53% va chạm được giảm nhẹ.
Mới đây nhất, đã có 20 nhà sản xuất ô tô ở Mỹ cam kết sẽ đưa hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB thành trang bị tiêu chuẩn cho tất cả các mẫu xe vào năm 2022.
4. Các tên khác của hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB
- Pre Sense Plus (Audi)
- Driving Assistant Plus (BMW)
- PRE-SAFE Brake (Mercedes-Benz)
- City Emergency Braking (Volkswagen)
- Collision Mitigation Braking System (Honda)
- Pre-collision Safety System with Brake Assist (Lexus)
- Smart City Brake Support (Mazda)
- Forward Collision Mitigation (Mitsubishi)
- Pre-Collision Braking System (Eyesight) (Subaru)
- Pre-Crash Safety System (Toyota)
- Active City Stop (Ford)
- City Collision Mitigation (Mini)
- City Safety (Volvo)
5. Một số điều cần biết về hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB
AEB hoàn toàn có thể hoạt động trên nhiều địa hình khác nhau
- AEB có thể hoạt động trên nhiều địa hình khác nhau?: AEB hoàn toàn có thể hoạt động trên nhiều địa hình khác nhau, tuy nhiên, khoảng cách dừng xe ô tô sẽ khác nhau căn cứ vào tình trạng đường.
antoan2 – AEB có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết ?: AEB cũng có thể hoạt động dưới mọi điều kiện thời tiết. Thực tế, khi đường trơn trượt thì khoảng cách dừng xe ô tô có thể tăng lên. Hoặc trong điều kiện thời tiết sương mù, nắng chói thì khả năng phát hiện các mối nguy hiểm sẽ bị ảnh hưởng.
- AEB có hoạt động khi ô tô đang lùi?: Công nghệ AEB được thiết kế để tránh các va chạm ở phia trước và tính năng này không phanh khi bạn đang lùi xe. Các chuyên gia kinh nghiệm về sử dụng ô tô cho biết, bạn có thể trang bị các công nghệ khác giúp ngăn ngừa va chạm khi đang lùi xe như cảm biến lùi hay camera lùi.
Công nghệ AEB được thiết kế để tránh các va chạm ở phia trước
- AEB hoạt động hiệu quả nhất khi ô tô chạy ở tốc độ nào?: Mỗi nhà sản xuất sản xuất ô tô lại đưa ra phạm vi hoạt động hiệu quả của AEB. Do vậy, bạn cần tham khảo các hướng dẫn sử dụng chi tiết.
- AEB có thể tránh va chạm với người, động vật và các đối tượng khác?: Tùy vào từng loại AEB mà hệ thống có thể bảo vệ người, động vật và các đối tượng khác. Dẫu vậy, AEB lại rất đa dạng nên các lái xe nên tìm câu trả lời này ở nơi bán xe hay ở sách hướng dẫn sử dụng.
- AEB có thể hoạt động khi xe ô tô đang kéo moóc?: Câu trả lời là có nhưng khoảng cách dừng xe sẽ dài hơn và có thể không tránh được va chạm song vẫn có thể giảm tốc độ khi xảy ra va chạm.
- Có thể tắt AEB?: Tùy vào các nhà sản xuất nhưng thường thì AEB có thể tắt được. Các tài xế kinh nghiệm về lái xe ô tô cho biết AEB sẽ tự động mở mỗi khi ô tô khởi động lại và tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng.
- Có thể lắp đặt AEB cho xe đã sử dụng ?: Không thể lắp đặt AEB cho xe đã sử dụng vì không bảo đảm. Bạn hãy chắc chắn rằng AEB là trang bị tiêu chuẩn hay trang bị tùy chọn ngay từ thời điểm chọn mua xe ô tô.
- Hệ thống AEB có được bảo hành không?: Tùy vào các nhà sản xuất và có thể hỏi ngay ở đại lý.
6. Hỗ trợ phanh khẩn cấp Emergency Brake Assist không giống với AEB
Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp Emergency Brake Assist
Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp Emergency Brake Assist (hay còn gọi là trợ lực phanh BA) hoàn toàn không giống với AEB. Mục đích và công nghệ của 2 công ngệ này hoàn toàn khác nhau. AEB giúp hỗ trợ lái xe khi không kịp phanh. BA không có khả năng phát hiện các mối mối nguy hiểm như AEB mà chỉ hỗ trợ lái xe khi hoảng loạn đạp phanh không đủ lực.
Tuy nhiên, hệ thống AEB hầu hết đều sử dụng công nghệ Emergency Brake Assist để giúp tự động phanh xe với lực tối đa.
7. Kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control – ACC không giống với AEB
Kiểm soát hành trình thích ứng – ACC là bản nâng cấp của hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control. Hệ thống Cruise Control giúp duy trì tốc độ nhất định của xe ô tô do lái xe ấn định dù lên hay xuống dốc, trong khi đó, ACC được bổ sung thêm tính năng giảm tốc khi phát hiện ở phía trước có xe đang chạy chậm hơn, đồng thời duy trì khoảng cách thích hợp.
Hệ thống AEB lại là bản nâng cấp của hệ thống Cảnh báo Va chạm phía trước đi kèm tính năng tự động phanh khẩn cấp khi phát hiện nguy cơ xảy ra va chạm.
Theo Banxehoi.
Ưu, nhược điểm của phanh đĩa và phanh đùm trên ôtô
Phanh đĩa hiệu suất cao nhưng dễ bám bụi, nước và giá thành cao, trong khi phanh đùm cấu tạo đơn giản, rẻ nhưng tản nhiệt kém.
Chức năng chính của phanh là giúp giảm tốc độ của xe thông qua tác động lên trục bánh khi xe đang chạy. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh nói chung là sử dụng tính ma sát tạo ra giữa hai bề mặt để làm chậm đến dừng hẳn trục bánh xe.
Hiện nay, phanh trên ôtô được chia làm hai loại chính và đặt tên theo cấu tạo của mỗi loại phanh. Bao gồm phanh tang trống (phanh đùm) và phanh đĩa.
Phanh tang trống (phanh đùm) có cấu tạo chính gồm trống phanh và má phanh. Trống phanh có cấu tạo là hộp rỗng ốp bên ngoài, gắn liền với trục bánh xe và quay theo bánh xe. Má phanh nằm bên trong, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt trống phanh để tạo ra sự ma sát. Để má phanh và trống phanh có thể kết hợp được với nhau, hệ thống này còn có sự xuất hiện của nhiều chi tiết khác.
Cấu tạo phanh tang trống.
Hai chi tiết quan trọng của hệ thống này chính là bình xi-lanh con và cơ cấu kèm lò xo điều chỉnh. Hai má phanh hình cánh cung lắp hai bên, có phần trên cố định và phần dưới điều chỉnh được. Khi tài xế đạp phanh, bình xi-lanh con thông qua thủy lực và lò xo điều chỉnh sẽ đẩy hai má phanh ra ngoài. Lúc này, hai má phanh sẽ tiếp xúc với trống phanh ở ngoài tạo ra sự ma sát, giúp bánh xe quay chậm dần đến dừng hẳn.
Đây là một trong những kiểu phanh đơn giản nhất hiện nay. Lợi thế của phanh tang trống là cấu tạo kín nên phù hợp với nhiều điều kiện đường sá và thời tiết khác nhau. Với thiết kế đơn giản, việc bảo dưỡng, chăm sóc, thay thế cho hệ thống phanh tang trống thuận tiện hơn. Ngoài ra, giá thành lắp đặt của phanh tang trống cũng thấp hơn, thường sử dụng cho các mẫu xe bình dân, xe khách, xe tải...
Nhược điểm lớn nhất của phanh tang trống là khả năng giải nhiệt kém do thiết kế kín, hơi nóng trong quá trình hoạt động không thoát được. Vì lý do này, hiệu suất phanh của xe kém hơn, nhất là khi cần phanh gấp hay đổ đèo. Thỉnh thoảng, một vài chiếc xe gặp nạn vì lý do mất phanh khi đổ đèo. Nguyên nhân của việc này là do tài xế sử dụng phanh nhiều dẫn đến má phanh và tang trống quá nóng bị giãn nở nên giảm sự ma sát. Để khắc phục điều này, tài xế cần cho xe dừng lại sau khi đã đổ đèo được một thời gian và chỉ tiếp tục đi khi hệ thống phanh đã nguội bớt. Bên cạnh đó, một lái xe kinh nghiệm sẽ biết sử dụng cấp số thấp để đổ đèo, "lên số nào, xuống số đó" là câu mà mọi tài xế đều cần phải biết.
Phanh đĩa.
Phanh đĩa cấu tạo có ba phần chính gồm đĩa phanh, má phanh và cùm phanh. Đĩa phanh cũng được gắn với trục bánh và quay theo bánh xe. Cùm phanh sẽ ốp vào hai bên đĩa phanh. Mỗi cùm phanh sẽ bao gồm má phanh và hệ thống piston thủy lực.
Hầu hết các mẫu xe sử dụng phanh đĩa hiện nay có cùm phanh được đặt cố định. Khi tài xế đạp phanh, các piston dầu sẽ đẩy má phanh tịnh tiến về phía đĩa phanh. Ma sát được tạo ra khi má phanh và đĩa phanh tiếp xúc với nhau, qua đó tốc độ quay của bánh xe sẽ chậm dần và dừng hẳn khi lực phanh đủ lớn.
Với cấu tạo đĩa phanh hở, khả năng giải nhiệt của hệ thống phanh đĩa tốt hơn. Điều này sẽ giúp tăng hiệu suất phanh của xe. Nhiều nhà sản xuất phanh hiện nay thường chọn những vật liệu có khả năng chịu nhiệt tốt để làm đĩa phanh. Ngoài ra, các kỹ sư còn nghĩ ra cách đục lỗ cho đĩa phanh để tăng khả năng giải nhiệt nhờ gió khi xe đang chạy.
Brembo là một trong những thương hiệu hàng đầu về sản xuất phanh trên thế giới. Hãng này sử dụng vật liệu gốm carbon để tạo ra những bộ phanh với hiệu suất cao nhất, thường dùng cho những mẫu xe thể thao. Chưa dừng lại ở đó, Brembo còn phát minh ra công nghệ thông gió qua viền đĩa phanh Brembo PVT (Pillar Venting Technology) và PVT Plus.
Mặt trong của đĩa phanh được thiết kế để điều khiển luồng gió đi qua đĩa phanh tốt hơn. Thiết kế này có nguồn gốc từ đua xe thể thao, giúp cải thiện đáng kể khả năng làm mát, giảm thiểu hiện tượng quá nhiệt dẫn đến mất phanh. Điều này cũng giúp giảm 40% khả năng đĩa phanh bị nứt do nhiệt độ quá nóng. PVT Plus còn cung cấp những thiết kế được nghiên cứu riêng cho từng dòng xe giúp tăng khả năng thoát gió, nâng cao hiệu quả làm mát.
Đĩa phanh áp dụng công nghệ Brembo PTV Plus.
Nhược điểm là phần đĩa phanh lộ ra ngoài, hệ thống này dễ bị bám bụi hơn, các chất bẩn, bùn đất dễ dàng tiếp xúc. Nếu tình trạng này diễn ra lâu, phần đĩa phanh và má phanh sẽ bị hiện tượng mòn không đều, giảm hiệu suất làm việc. Để khắc phục, khi thay thế má phanh, chủ xe cần chú ý láng lại đĩa phanh để đảm bảo diện tích tiếp xúc giữa đĩa phanh và má phanh là lớn nhất.
Đây cũng là lý do mà phanh đĩa thường không được sử dụng trên xe tải, xe khách do đặc thù thường xuyên vận hành trên những địa hình phức tạp. Ngoài ra, do được làm từ những vật liệu chất lượng, giá thành khi bảo dưỡng và thay thế má phanh, đĩa phanh cũng cao hơn so với loại phanh tang trống.
Hiện nay, những mẫu xe thể thao và cao cấp chủ yếu sử dụng hệ thống phanh đĩa nhờ ưu điểm về hiệu suất tốt và tính thẩm mỹ cao. Phanh tang trống thường xuất hiện trên các mẫu xe tải, xe khách, xe bán tải do đặc thù vận hành trên những địa hình có phần phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, một bộ phận lớn các mẫu xe bình dân lại trang bị phanh đĩa cho bánh trước và phanh tang trống cho bánh sau. Nhiều người cho rằng, điều này xuất phát từ việc các nhà sản xuất xe hơi hiện nay vừa muốn kết hợp giữa hai yếu tố là hiệu suất phanh và giá thành. Bánh trước sử dụng phanh đĩa để tăng sự an toàn của xe trong quá trình vận hành. Trong khi đó, hệ thống này lại không quá cần thiết khi sử dụng cho bánh sau, phanh tang trống sẽ được ưu tiên hơn để giảm chi phí và giá thành đến người tiêu dùng.
Theo Vnexpress
Không thắt dây an toàn, tài xế ô tô bị phạt bao nhiêu tiền? Dây an toàn là trang bị thường bị các bác tài xế Việt ít sử dụng. Chúng ta nên tự giác thắt dây an toàn để tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Xuất hiện cách đây hơn 50 năm, dây an toàn là trong những hệ thống an toàn đầu tiên được trang bị trên xe ô tô và và có giá trị...