Hệ thống Patriot Mỹ lại xơi tái Scud
Ngày 9/5, lực lượng phòng không Saudi Arabia tuyên bố dã bắn hạ thành công một quả tên lửa phóng từ Yemen sang.
Thông tin về vụ việc được liên quân Arập ủng hộ chính phủ Yemen đã xác nhận đồng thời chỉ trích đây là “động thái leo thang nguy hiểm” trong bối cảnh cuộc hòa đàm với phe nổi dậy đang gặp nhiều trở ngại.
“Việc phóng tên lửa tại thời điểm này là một hành động leo thang nguy hiểm của phiến quân Houthi cũng như các lực lượng của Tổng thống bị phế truất Ali Abdullah Saleh”, tuyên bố của liên quân nêu rõ.
Đây là vụ phóng tên lửa đầu tiên từ Yemen nhằm vào Saudi Arabia kể từ khi các cuộc hòa đàm do Liên hợp quốc bảo trợ bắt đầu hồi tháng 4/2016 tại Kuwait.
Dù Saudi Arabia không cho biết tên lửa phóng từ Yemen là loại nào nhưng theo số liệu thống kê trong thời gian gần đây cho thấy, phần lớn những vụ phóng tên lửa trên đều là tên lửa Scud.
Hệ thống Patriot khai hỏa.
Và nếu vụ phóng tên lửa hôm 9/5 là Scud thì đây là lần thứ 3 từ đầu năm 2016, Saudi Arabia bị tấn công bằng tên lửa Scud. Theo hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia, tên lửa Scud đã bị hệ thống phòng không nước này phá hủy vào khoảng 21h45 (18 giờ 45 GMT) ngày 13/2, cách biên giới Yemen khoảng 100 km.
Trước đó, lực lượng phòng không Saudi Arabia ngày 8/2 đã đánh chặn một tên lửa Scud bắn vào thành phố Khamis Mushait, Tây Nam Saudi Arabia, nơi đặt một căn cứ không quân quan trọng.
Việc đánh chặn thành công tên lửa Scud không chỉ quan trọng đối với Saudi Arabia mà nó còn mang thông điệp rõ ràng rằng hệ thống Patriot vẫn đầy uy lực và đáng sợ đối với bất kỳ mục tiêu nào chứ không “vô dụng” như người ta biết đến.
Được biết hồi tháng 6/2015, dù hệ thống Patriot triển khai dày đặc, đòn tấn công bằng tên lửa Scud của phiến quân Yemen vẫn dội vào sân bay Quốc vương Khalid như chốn không người.
Sự bất lực của hệ thống phòng thủ Patriot đã khiến vị Tư lệnh Không quân của Arabia Saudi, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan đã bị thiệt mạng.
Video đang HOT
Theo Fars News, cuộc tấn công của phiến quân ở Yemen bằng Scud vào Arabia Saudi diễn ra vào 3h ngày 4/6/2015 khi các khẩu đội tên lửa Patriot triển khai tại sân bay Quốc vương Khalid đã cố gắng đánh chặn loại tên lửa từ thời Liên Xô nhưng chỉ bắn rơi được 2-3 quả đạn trong tổng số 15 tên lửa được bắn từ Yemen sang.
Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt là căn cứ lớn nhất của Không quân Arabia Saudi và một nửa các cuộc không kích của Liên minh Ả-rập vào lãnh thổ Yemen xuất phát từ căn cứ không quân này.
Được biết, trong lần đầu ra trận trong chiến dịch Bão sa mạc năm 1991 tại cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, Patriot có nhiệm vụ bắn chặn tên lửa Scud và tên lửa Al Hussein của Iraq. Patriot đã bắn hạ 60% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel. Sau một sứ mạng không thành công, Patriot đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ thất vọng.
Ngày 25/2/1991, một tên lửa Scud bắn trúng căn cứ Dharan tại Ả Rập, làm 28 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq.
Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây. Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m.
Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên giàn bắn Patriot lại di chuyển theo hướng không có mục tiêu.
Những vụ đánh chặn tai tiếng này có thể chính là nguyên nhân khiến hệ thống Patriot đã hết đất dụng võ tại Đức khi nước này thay thế chúng bằng tên lửa phòng không nội địa. Ngoài ra, Israel – đồng minh số 1 của Mỹ cũng đã tính đến việc loại bỏ Patriot để thay bằng hệ thống phòng thủ do mình tự sản xuất.
Ngọc Hòa
Theo_Báo Đất Việt
"Mục sở thị" các khí tài quân sự "khủng" Nga duy trì ở Syria
Theo hãng tin CNN, bất chấp việc tuyên bố rút quân khỏi Syria hồi tháng 3-2016, Nga vẫn duy trì một lực lượng rất mạnh tại căn cứ Hmeimim.
Vào hôm 4-5-2016, các phóng viên của CNN đã có mặt tại căn cứ Hmeimim để tìm hiểu thông tin về lực lượng của Nga tại Syria.
Theo CNN, Nga đã rút bớt nhiều máy bay cánh cố định, nhưng lại bổ sung thêm các loại vũ khí khác như trực thăng hay lựu pháo cho bộ binh. Ngoài ra, chỉ trong một vài giờ, các phóng viên đã chứng kiến hơn một chục máy bay tấn công cất cánh từ Hmeimim đi không kích các mục tiêu khủng bố ở Syria. CNN đã điểm danh những vũ khí của Nga mà họ đã được tận mắt chứng kiến ở căn cứ Hmeimim.
Cường kích Su-34
Ảnh chụp chiến đấu cơ Su-34 tại căn cứ Hmeimim, Syria hôm 4-5
Su-34 là mẫu máy bay chiến đấu - ném bom hiện đại nhất của không quân Nga. Buồng lái của Su-34 rộng lớn và hoàn toàn được điều khiển bằng điện từ. Nó được thiết kế cho các nhiệm vụ ném bom mặt đất tầm xa bằng cả bom dẫn đường và không dẫn đường.
Mỗi chiếc Su-34 có thể mang tổng cộng 8 tấn vũ khí. CNN cho biết họ nhìn thấy nhiều chiếc Su-34 ở căn cứ Hmeimim, trong đó một vài chiếc được trang bị đầy đủ bom và đã cất cánh khi các phóng viên tại đây.
Cường kích Su-24
Máy bay Su-24 tại căn cứ Hmeimim
Su-24 là mẫu máy bay chịu trách nhiệm ném bom chính ở Syria. Su-24 nó là một cường kích được sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất. Su-24 được phát triển từ thời Chiến tranh lạnh và đã được Nga sử dụng từ những năm 1980. Tại Syria, phi công Nga sử dụng phiên bản hiện đại hóa của Su-24 với hệ thống định vị mới. CNN cho biết, họ nhìn thấy khoảng một chục chiếc Su-24 tại căn cứ Hmeimim và rất nhiều chiếc đã cất cánh chỉ trong một thời gian ngắn.
Chiến đấu cơ Su-35
Sự hiện diện của Su-35 tại Syria là hệ quả trực tiếp của việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một chiếc Su-24 của Nga vào hồi tháng 11-2015. Su-35 là mẫu tiêm kích mạnh nhất của không quân Nga hiện nay với thiết kế để sử dụng cho cận chiến trên không.
Một chiếc Su-35 chuẩn bị cất cánh
Tại Syria, nhiệm vụ của nó là đảm bảo an toàn cho các máy bay khác hoặc bảo vệ căn cứ. Với hệ thống điện tử hàng không và ngắm bắn hiện đại, nó có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. CNN cho biết, có ít nhất 6 chiếc Su-35 xuất hiện tại căn cứ Hmeimim.
Trực thăng tấn công Mi-28
Trực thăng Mi-28 là mẫu máy bay mới được Nga triển khai đến Syria. Nó là một loại trực thăng tấn công cổ điển với 2 ghế ngồi và trang bị các tên lửa dẫn đường, súng máy hạng nặng gắn dưới buồng lái.
Một chiếc Mi-28 mới bị rơi gần thành phố Homs ở Syria hồi tháng 4-2016. Bộ Quốc phòng Nga vẫn đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn, nhưng tin rằng, đây có thể là lỗi của con người.
CNN cho biết, họ nhìn thấy rất nhiều máy bay Mi-28 lượn quanh căn cứ Hmeimim, có thể nhằm đảm bảo an toàn cho các máy bay cất và hạ cánh xung quanh khu vực này. Hiện vẫn chưa rõ Nga triển khai đến đây bao nhiêu chiếc Mi-28.
Trực thăng vận tải - tấn công Mi-24
Mi-24 là một chiếc trong những chiếc trực thăng tấn công nổi tiếng nhất của không quân Nga. Tại Syria, nó thường làm nhiệm vụ tấn công mặt đất bằng các loại vũ khí uy lực. Mi-24 có thể sử dụng nhiều loại tên lửa không dẫn đường và súng máy hạng nặng. Nó được vận hành bởi tổ lái 2 người tuy nhiên cũng có thể mang theo một vài hành khách khác.
Máy bay trực thăng Mi-24 của Nga
Chiếc trực thăng này đã được Nga biên chế vào không quân từ năm 1970 và rất phổ biến trong chiến tranh Afghanistan. Nga đang sử dụng phiên bản nâng cấp của Mi-24 tại Syria.
Ngoài những vũ khí chủ chốt kể trên, các phóng viên của CNN cũng ghi nhận một loạt các loại trực thăng, máy bay vận tải, xe tăng, xe bọc thép và các hệ thống tên lửa đất đối không. Điều này khẳng định rằng, lực lượng của quân đội Nga vẫn đóng vai trò rất lớn trong nội chiến Syria.
Theo Danviet
Sức mạnh không quân Nga vẫn rất mạnh ở Syria Nga vẫn duy trì hiện diện quân sự mạnh ở Syria dù tuyên bố rút một phần lớn vũ khí khỏi Syria. Dù tuyên bố rút một phần lớn vũ khí ra khỏi Syria nhưng sức mạnh quân sự của Nga vẫn đang rất mạnh, đặc biệt hiện diện ở căn cứ không quân Hmeymim gần TP Latakia (bắc Syria, giáp Thổ Nhĩ...