Hệ thống ngân hàng bơm gần 526 nghìn tỷ đồng ra nền kinh tế quý I/2022
Kinh tế phục hồi nhanh là động lực thúc đẩy tín dụng 3 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh hơn 5%, và tương đương với mức tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Dự báo, tăng trưởng tín dụng mục tiêu năm 2022 có thể đạt 15%.
Đến hết tháng 3/2022, tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng khá tích cực với mức 5,04% so với đầu năm 2022.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, đến hết tháng 3/2022, tăng trưởng tín dụng ngành Ngân hàng khá tích cực với mức 5,04% so với đầu năm 2022, trong khi cùng kỳ năm 2021 đạt tăng trưởng mức 2,16%.
Như vậy, quy mô tín dụng đã tăng gần 526.000 tỷ đồng chỉ trong quý I/2022 và đạt hơn 100.000 tỷ đồng chỉ trong 10 ngày cuối tháng 3. Mức tăng so với các năm trước là rất cao, có thể đẩy tăng trưởng tín dụng mục tiêu năm 2022 lên mức 14,5-15% (từ dự báo 14% trước đó). Điều này phản ánh triển vọng phục hồi kinh tế nhanh và hiệu quả.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tín dụng tăng mạnh cũng sẽ tạo ra áp lực tăng đáng kể với lãi suất huy động và cho vay trong thời gian tới, dẫn tới chi phí vốn tăng cao hơn. Do đó, Phó Thống đốc cho biết, NHNN sẽ nghiên cứu điều chỉnh để mức tín dụng đảm bảo phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ vĩ mô cũng như kiểm soát lạm phát.
Nhìn chung, mặt bằng lãi suất được điều chỉnh tăng 0,1-0,3% ở tất cả các kỳ hạn. Ngoại trừ một số ngân hàng quốc doanh như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank vẫn giữ lãi suất huy động ổn định ở mức 5,5-5,6%/năm. Xu hướng nhích tăng lãi suất huy động được ghi nhận kể từ đầu năm 2022, dưới áp lực thanh khoản hệ thống bị thiếu hụt trước Tết Nguyên đán.
Theo Trung tâm phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, mặt bằng lãi suất hiện đã chạm đáy và khó có thể giảm thêm. Do đó, SSI dự báo từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát. Cụ thể, mặt bằng lãi suất huy động dự kiến tăng nhẹ thêm từ 0,2-0,25% trong nửa cuối năm.
Ở thị trường 2 (thị trường giao dịch giữa các ngân hàng), lãi suất liên ngân hàng cũng tăng trong thời gian qua do thiếu thanh khoản cộng thêm bối cảnh tín dụng có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng kết tuần ở mức 2,19% kỳ hạn qua đêm và 2,39% kỳ hạn 1 tuần.
Trong tuần trước, NHNN bơm gần 3.800 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%/năm trong bối cảnh thanh khoản hệ thống chịu áp lực trong giai đoạn cuối quý.
Nhờ vậy, tổng lượng tín phiếu đang lưu hành tăng lên ở mức 4.500 tỷ đồng khi chỉ có 727 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Đến nay, thanh khoản đã tương đối ổn định và chỉ mang tính thiếu hụt cục bộ ở một số ngân hàng nhỏ.
Tín dụng chưa có nhiều tiến triển khi lệnh giãn cách kéo dài
Theo Trung tâm phân tích của Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research), tín dụng sẽ chưa có nhiều tiến triển trong tháng 9 và 10/2021 khi lệnh giãn cách xã hội vẫn còn áp dụng ở nhiều thành phố lớn.
Thanh khoản dồi dào, tăng trưởng tín dụng chưa thể bứt tốc, nguồn vốn giá rẻ chảy về bất ngờ chậm lại, nhiều ngân hàng buộc phải hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm để cân đối mức giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp đã áp dụng từ tháng 7 và tháng 8/2021. Ảnh: Sao Mai.
Hiện, thanh khoản trên hệ thống vẫn duy trì trạng thái dồi dào và lãi suất liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức thấp. Báo cáo thị trường tiền tệ tuần của SSI Research cho biết: Các hoạt động thị trường mở không phát sinh giao dịch mới trong tuần qua. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng trong tuần giảm nhẹ khoảng 2 điểm cơ bản, kết tuần ở 0,7% cho kỳ hạn qua đêm và 0,84% cho kỳ hạn 1 tuần.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 8/2021 đạt 7,4% so với thời điểm cuối năm 2020. Tuy nhiên, mức tăng này lại chủ yếu đến từ 6 tháng đầu năm, bởi lẽ trong hai tháng gần nhất, tín dụng chậm lại rõ rệt dưới ảnh hưởng của dịch bệnh và giãn cách xã hội. Mặc dù tín dụng vẫn duy trì đà hồi phục kể từ tháng 4/2020, tăng trưởng nhưng trong tháng 8/2021 có phần chậm lại dưới ảnh hưởng của dịch bệnh và giãn cách xã hội. Trong tháng 7 và 8/2021, tổng giá trị tín dụng chỉ tăng thêm khoảng 88 nghìn tỷ đồng, chủ yếu vào giai đoạn cuối tháng 8/2021, thấp hơn nhiều so với mức tăng thêm 600 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
SSI Research dự báo: Lãi suất huy động kỳ vọng vẫn tiếp tục đi ngang, thậm chí có thể giảm trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước cần phải có các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch.
Hiện, mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua, dao động ở 2,7 - 4% cho kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7 - 5% cho kỳ hạn 6 - 12 tháng và 4,6 - 6,5% cho kỳ hạn trên 12 tháng. Tính đến hết tháng 7/2021, tổng tiền gửi chỉ tăng 4% so với cùng kỳ (thấp hơn so với mức tăng 4,35% trong năm 2020) và chênh lệch tiền gửi - tín dụng tiếp tục thu hẹp.
Các chuyên gia của SSI Research cho biết: Mức chênh lệch này chưa thực sự tạo áp lực lên thanh khoản hệ thống khi vẫn cao hơn so với giai đoạn trước COVID-19 nên SSI kỳ vọng lãi suất huy động vẫn tiếp tục đi ngang, thậm chí có thể giảm trong trường hợp NHNN cần phải có các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch.
Theo SSI, tuần qua, lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn được điều chỉnh giảm 10 - 30 điểm cơ bản ở các ngân hàng thương mại lớn (MBB, ACB và TCB). Nhìn chung, thanh khoản hệ thống trong tháng 8/2021 duy trì dồi dào nhờ khối lượng lớn hợp đồng mua kỳ hạn USD 6 tháng đáo hạn. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu duy trì ở mức thấp, trong khi lãi suất huy động lại tăng nhẹ từ 10 - 30 điểm cơ bản ở một số ngân hàng ở kỳ hạn trên 12 tháng dưới áp lực của Thông tư điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, có hiệu lực vào tháng 10/2021.
"Trong giai đoạn khó khăn hiện tại của dịch bệnh, chúng tôi không loại trừ trường hợp NHNN sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong điều kiện lạm phát được kiểm soát"- Chuyên gia của SSI Research nhận định.
Theo đó, các biện pháp ngành Ngân hàng hỗ trợ có thể bao gồm: Giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động 6 tháng; ban hành thông tư sửa đổi Thông tư 03/2020/TT-NHNN (đã ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN) nhằm kéo dài thời hạn trích lập dự phòng, mở rộng phạm vi cơ cấu nợ xấu hỗ trợ cho nhóm ngân hàng và có thể tiếp tục lùi thời gian có hiệu lực của Thông tư quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Lãi suất ngân hàng tiếp tục điều chỉnh Khảo sát trong tuần đầu tháng 11/2021, một số ngân hàng tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động. Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN Trong đó, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất hệ thống đang được áp dụng tại các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Á...