Hệ thống mới giúp tên lửa Việt Nam bám mục tiêu
Để nâng cao hiệu quả huấn luyện và chiến đấu cho hệ thống tên lửa phòng không, Việt Nam đã nâng cấp thành công Hệ thống quang truyền hình (TBK).
Mới đây, Quân đội Việt Nam đã cải tiến hệ thống TBK, trong đó có một số tính năng nổi bật như cảm biến cận hồng ngoại và hệ thống ATS (tự động bám sát mục tiêu).
Thành công này đã góp phần nâng cao tính năng, tác dụng và khả năng tác chiến của các đơn vị tên lửa phòng không tầm trung và tầm thấp. Bởi qua thời gian, các thiết bị của TBK cũ đã không còn phát huy tốt tác dụng, hình ảnh bắt mục ban ngày bị mờ, không rõ nét, cự ly phát hiện mục tiêu ngắn, không phát hiện được mục tiêu ban đêm, ảnh hưởng lớn đến hiệu suất chiến đấu.
Sau khi cải tiến thành công, hệ thống TBK mới có ưu điểm là: Tầm phát hiện xa hơn thiết bị cũ; cho hình ảnh rõ hơn; phát hiện được cả mục tiêu bay ban đêm và có khả năng tự động bám sát.
Hệ thống tên lửa S-125-2TM khai hỏa.
Đặc biệt, thiết bị này sẽ phát huy được tác dụng và hiệu quả rất lớn nếu đối phương sử dụng khí tài chế áp điện tử hòng làm cho kênh vô tuyến điều khiển tên lửa bị nhiễu, không bắt được mục tiêu bay.
Hệ thống TBK được Việt Nam cải tiến dựa trên nguyên lý cơ bản là sử dụng camera và hệ thống cảm biến cận hồng ngoại để phát hiện mục tiêu cả ban ngày và ban đêm.
Video đang HOT
Theo đó, khi mục tiêu bay hoạt động trên không sẽ phát ra phía sau một luồng khí. Luồng khí ấy phát ra bức xạ hồng ngoại và cận hồng ngoại mà mắt thường không thể nhìn thấy. Hệ thống TBK mới do Việt Nam cải tiến có cảm biến cận hồng ngoại thu được bức xạ cận hồng ngoại của thiết bị bay.
Các camera cảm biến cận hồng ngoại của hệ thống quang truyền hình lắp đặt trong tổ hợp điều khiển tên lửa S-75 và S-125 sẽ phát hiện được thiết bị bay và thu lại trên màn hình kỹ thuật số, giúp cho các trắc thủ dễ dàng quản lý mục tiêu và tiêu diệt.
Để nâng cao hiệu quả chiến đấu cho tên lửa phòng không, ngoài cải tiến hệ thống TBK, Việt Nam cũng nâng cấp thành công tổ hợp tên lửa S-125 Pechora lên chuẩn S-125-2TM. Theo đó, S-125 Pechora (SA-3 Goa) là hệ thống tên lửa đất đối không của Liên Xô được thiết kế bởi Isayve OKB và đưa vào trang bị từ năm 1963.
Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Sau khi nâng cấp, cự ly phát hiện mục tiêu của S-125-2TM tăng lên 100 km (so với 80 km trước khi nâng cấp), độ cao tối đa phát hiện mục tiêu đạt 25 km (so với 18 km trước khi nâng cấp).
Tên lửa của S-125-2TM có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly 35 km (trước khi nâng cấp chỉ tiêu diệt được mục tiêu bay với vận tốc 700 m/s, cự ly 25 km). Khả năng kháng nhiễu của hệ thống đạt 2.700 W/MHz (vượt trội rất lớn so với trước khi nâng cấp là 24 W/MHz), thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất 20 phút.
Tỷ lệ tiêu diệt các mục tiêu bay của hệ thống S-125-2TM như sau: Với máy bay chiến đấu: từ 85 – 96 % (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 45 – 87%)- Với trực thăng: từ 40 – 80% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 17 – 67%). Với tên lửa hành trình: từ 30 – 85% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 4 – 48%).
Với những thành công này, hiệu suất chiến đấu của các đơn vị tên lửa phòng không Việt Nam trở nên mạnh hơn rất nhiều.
Hòa Sơn (Tổng hợp KT, ĐVO)
Theo_Báo Đất Việt
Ông Lavrov: Phòng thủ tên lửa toàn cầu Mỹ là đe dọa duy nhất với Nga
"Mỹ không từ bỏ việc bố trí các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, bất chấp tiến bộ đạt được trong đàm phán hạt nhân với Iran".
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ngày 22/4 đã có buổi trả lời phỏng vấn được truyền trực tiếp trên các đài phát thanh của Nga gồm "Sputnik", "Tiếng vọng Moskva" và "Đài Moskva" về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Nga, trong đó có quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây, cũng như tình hình Ukraine.
Trả lời câu hỏi về các mối đe dọa đối với Moskva, ông Lavrov cho biết từ phía tây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) ngày càng tiến hành tập trận nhiều hơn gần biên giới Nga, trong khi Mỹ không từ bỏ việc bố trí các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, bất chấp tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Nhà ngoại giao Nga nêu rõ Mỹ vẫn tăng cường thiết lập các cơ sở của hệ thống lá chắn tên lửa, dù trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố Washington sẽ giảm mức độ của hệ thống phòng thủ tên lửa bên ngoài lãnh thổ Mỹ nếu đạt được tiến bộ trong đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Theo ông Lavrov, hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, được triển khai cả trên lãnh thổ Mỹ lẫn châu Âu và Đông Bắc Á, là mối đe dọa duy nhất với Nga. Ngoài ra, Mỹ còn đưa vũ khí hạng nặng tới các nước Baltic và Đông Âu. Các cơ chế hợp tác với NATO đã bị cắt giảm phần lớn.
Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Nga hoài nghi sự thành thật của Mỹ trong ý tưởng về thế giới không vũ khí hạt nhân. Mỹ đang nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí phi hạt nhân nhưng có sức mạnh hơn cả vũ khí hạt nhân. Ngoài ra Mỹ cũng có kế hoạch đưa vũ khí vào vũ trụ.
Tiếp đó, ông Lavrov nhấn mạnh mối đe dọa của Nga từ phía nam là hoạt động khủng bố. Kẻ thù chính của nước Nga hiện nay là tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Trong thành phần của IS có hàng trăm công dân Nga, công dân các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), những phần tử này khi quay trở về nước sẽ có thể thực hiện các vụ tấn công khủng bố. Trong khi đó, theo ông, không có mối đe dọa nào từ phía đông đối với Nga.Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga khẳng định các vấn đề trong quan hệ với Mỹ cần phải giải quyết thông qua đàm phán. Về quan hệ với phương Tây, Ngoại trưởng Nga nêu rõ Moskva không muốn tình hình khủng hoảng trong quan hệ hai bên tiếp diễn.
Ông Lavrov cũng lưu ý thái độ "tiêu chuẩn kép" của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, trong đó có tuyên bố của Tổng thống Obama rằng nước nào muốn hỗ trợ Iraq chống khủng bố cần phải có sự chấp thuận của chính phủ nước này, trong khi Mỹ lại không thực hiện như vậy đối với Syria. Liên quan tới vấn đề Syria, Ngoại trưởng Nga cho biết Moskva đã có những đóng góp đáng kể để tình hình Syria không diễn ra như ở Libya.
Về tình hình Ukraine, ông Lavrov khẳng định Moskva muốn Ukraine là một quốc gia thống nhất nhưng phải tôn trọng sự đa dạng và phân cấp quyền lực cho các khu vực, và phải là một quốc gia trung lập về chính trị - quân sự để đảm bảo không bị NATO biến thành một nước chống Nga.
Ông Lavrov cũng đề cập tới việc cung cấp cho Iran các hệ thống phòng không S-300. Ông nhấn mạnh các hệ thống này không phá vỡ cân bằng lực lượng trong khu vực, nhưng có thể khiến những ai muốn tấn công Iran phải cân nhắc./.Nhà ngoại giao Nga một lần nữa đề cao vai trò của thỏa thuận Minsk trong giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Ông cũng cho rằng mục đích của Mỹ khi can thiệp vào vấn đề Ukraine là ngăn cản Nga và Liên minh châu Âu (EU) củng cố quan hệ hợp tác, đặc biệt là quan hệ giữa Nga với Đức.
Theo Báo Tin tức
Nga sẽ truyền trực tiếp cuộc tập trận lớn sử dụng tên lửa S-300 Máy bay không người lái Zastava sẽ được Nga sử dụng để truyền trực tiếp cuộc tập trận quân sự có sự tham gia của hệ thống tên lửa S-300. Sputnik News dẫn lời Quân khu miền Đông của Nga cho biết, cuộc tập trận này sẽ được tổ chức tại trường bắn quân đội Telemba tại Cộng hòa Buryatia, miền Nam Siberia...