Hệ thống kiểm soát độ bám đường trên môtô: Bạn đã hiểu chưa?
Trước khi quyết định có thích hay không, bạn hãy thử tìm hiểu về hệ thống kiểm soát độ bám đường trên môtô để có cái nhìn khách quan hơn.
Hệ thống kiểm soát độ bám đường, viết tắt là TCS ( Traction Control System), đã trở thành một phần không thể thiếu trên dòng môtô đời mới hiện nay. Từ môtô thể thao đến đường trường, ngày càng có nhiều mẫu xe được trang bị hệ thống TCS như tính năng tiêu chuẩn. Tất nhiên, vẫn có một số tay lái theo chủ nghĩa thuần túy phản đối việc trang bị hệ thống TCS cho môtô. Do đó, hãy cùng tìm hiểu kỹ về hệ thống TCS để có cái nhìn khách quan hơn.
Những lưu ý cơ bản
Độ bám là một trong những yếu tố trọng điểm để làm chủ một chiếc môtô. Về cơ bản, môtô dựa vào những rãnh nhỏ trên mặt lốp để tiếp xúc với mặt đường. Chỉ một chút diện tích nhỏ như vậy cũng đủ làm nên sự liên kết giữa lốp và mặt đường, giữ cho xe tiếp tục lăn bánh.
Tuy nhiên, độ bám đường bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Ví dụ, nhiệt độ và chất lượng của lốp xe có thể cải thiện độ bám. Ngược lại, nhiệt độ thấp, lốp lắp không đúng kỹ thuật hoặc có vỏ quá dày, một cú xóc hay vặn ga quá mạnh, điều kiện mặt đường như lá khô, cát, đá dăm, dầu loang và nước đều ảnh hưởng tiêu cực đến độ bám đường.
Cách duy nhất để tránh khỏi hoặc làm giảm những mối nguy hiểm khi bị trượt bánh xe là kiểm soát tốc độ và tay ga một cách chắn chắn. Bên cạnh đó, người lái còn phải liên tục điều chỉnh góc nghiêng bánh xe và vị trí ngồi theo thời gian thực để chống lại sự mất kiểm soát độ bám đường.
Các tay lái giàu kinh nghiệm có thể cảm nhận thời điểm bánh xe sắp bị mất độ bám. Đây là kỹ năng được hình thành qua đào tạo và trải nghiệm thực tế trong thời gian dài. Kể cả như vậy, cơ thể con người cũng khó có thể phản ứng kịp.
Độ bám đường có thể được tổng hợp theo sai số giữa tốc độ quay của bánh sau và trước. Khi những tốc độ quay giữa hai bánh quá khác biệt, chúng ta có thể bị rơi vào tình trạng mất kiểm soát độ bám đường.
Có thể nói, ngăn chặn việc mất kiểm soát độ bám đường sẽ là phương pháp hữu hiệu hơn cố gắng điều chỉnh chiếc xe khi sắp rơi vào tình huống nguy hiểm. Các kỹ sư đã tìm ra phương pháp để xác định thời điểm bánh xe có nguy cơ bị trượt ngay cả khi hiện tượng đó chưa hoàn toàn xảy ra. Các bảng mạch điện tử có thể giúp giảm thời gian phản ứng và loại trừ sự can thiệp của người lái vào toàn bộ quá trình xử lý.
Hiểu về hiện tượng bánh xe bị trượt
Bánh sau là đối tượng bị mất kiểm soát trong hầu hết các trường hợp. Tất cả năng lượng do động cơ tạo ra cần phải được chuyển hóa thành động năng tịnh tiến, làm quay bánh xe phía sau và triệt tiêu các lực khác để giữ xe thăng bằng.
Tuy nhiên, những lực này thỉnh thoảng lại quá phức tạp, đặc biệt khi chúng lại tác động lẫn nhau. Người lái di chuyển qua khúc cua trong thực tế sẽ khiến nhiều lực phát sinh tổng hợp và triệt tiêu lẫn nhau. Vậy, làm sao để đầu óc con người ngay lập tức hiểu một hệ thống các lực tác động phức tạp như vậy để có thể xử lý trong một thời gian ngắn? Đây chính là lúc vai trò của mạch điện tử được phát huy.
Khi xe chạy qua một khúc cua, lực ly tâm sẽ cố kéo văng người lái ra khỏi cung đường và mở rộng quỹ đạo vào cua. Do đó, chúng ta phải học cách di chuyển để chuyển trọng tâm ra khỏi xe, trong khi các lực khác tác động vào xe và giữ xe cân bằng.
Người lái có thể nhận ra xe di chuyển không hoàn toàn mượt mà. Xe bị trượt bánh liên tục khi vào cua vì hai bánh quay theo hướng khác nhau. Đây là điều hoàn toàn bình thường vì khi vào cua, bánh trước của xe vẫn quay còn bánh sau lại trượt trên một đường thẳng. Nếu biết kỹ thuật đánh và trả lái, bạn có thể hiểu rõ hơn vấn đề trên.
Banh trươc vân quay trong khi banh sau chi trươt khi vao cua.
Video đang HOT
Tốc độ quá cao sẽ khiến xe mất kiểm soát khi vào cua, đồng thời vòng cua cũng sẽ rộng hơn. Giảm ga lúc này có thể là một ý kiến tốt. Tuy nhiên, nếu đột ngột giảm ga để tăng độ bám đường, xe sẽ bị lắc ngang và khó di chuyển. Một số người sẽ thắc mắc vì sao làm đúng cách, tức là giảm lực kéo động cơ rồi mà vẫn bị tai nạn. Câu trả lời chính là do người lái quá “non tay”!
Ma thuật của ECU và những thiết bị cảm biến
Chúng ta có hai cách để kiểm soát độ bám đường. Đầu tiên là lái xe làm sao để bánh sau không bị trượt. Thứ hai là phụ thuộc vào các thiết bị điện tử để khắc phục các lỗi điều khiển. Việc kiểm soát độ bám đường hiện nay đã trở nên đơn giản hơn nhiều khi các kỹ sư tính toán hết cho bạn. Bạn chỉ cần để các ECU hỗ trợ việc điều khiển chiếc xe một cách có kiểm soát.
ECU của hãng Suzuki.
Đầu tiên, ECU cần thông tin và thu thập dữ liệu từ những vị trí khác nhau. Chúng ta đã biết sự chênh lệch tốc độ giữa hai bánh xe là mấu chốt của vấn đề mất độ bám đường. ECU sẽ sử dụng cảm biến của hệ thống chống bó cứng phanh ABS để biết xe quay nhanh hay chậm.
Ngoài ra, một vài nhà sản xuất còn sử dụng các ECU độc lập cho những tác vụ khác nhau để thu thập và xử lý thêm dữ liệu về cách lái cũng như vị trí xe. Nhờ đó, xe vận hành chính xác hơn trong mọi hoàn cảnh.
ABS co môi liên hê mât thiêt vơi hê thông kiêm soat đô bam.
ECU cũng kiểm soát quá trình phun nhiên liệu và đánh lửa nhờ những thông tin như tốc độ quay của động cơ, công suất đầu ra, vị trí tay ga, số… Tất nhiên, ECU có thể cho bạn biết mình sắp rơi vào trạng thái bị trượt. Dù ECU chỉ nhận biết được trong tíc tắc trước khi tình trạng trượt xảy ra nhưng vẫn nhanh hơn hàng nghìn lần so với khả năng phán đoán của bạn.
Quan trọng hơn, ECU có thể phản ứng lại một cách nhanh chóng, chính xác khi dữ liệu của tất cả các cảm biến đã được theo dõi và quét hàng trăm lần mỗi giây. Các tình huống đã được tính toán liên tục. Mỗi phút thay đổi tình trạng vận hành của xe đi kèm các thông số khác nhau và được kiểm soát theo thời gian thực.
Làm sao để lấy lại độ bám đường?
Như đã biết, chúng ta có thể lấy lại độ bám đường bằng cách giảm lực kéo tác động lên bánh sau. Nói đến đây, mọi người chắc hẳn sẽ nghĩ đến chuyện giảm ga. Tuy nhiên, trên thực tế, giảm ga không phải là giải pháp.
Để có thể giảm bớt công suất của động cơ, ECU có 3 phương pháp. Đầu tiên là làm chậm quá trình đánh lửa. Thứ hai là cố ý không đánh lửa trong xi-lanh. Cuối cùng là điều chỉnh bướm ga đối với các xe có hệ thống điều khiển bướm ga điện tử. Các cách này cơ bản được biến hóa khác nhau tùy từng nhà sản xuất. Về chi tiết, đây là bí mật công nghệ của từng hãng.
Ví dụ, hệ thống kiểm soát độ bám đường của Kawasaki cắt giảm nhiên liệu phun vào và cố tình không đánh lửa trong 1 hoặc vài xi-lanh động cơ. Đây là phương pháp đơn giản nhất.
Trong khi đó, Aprillia và BMW sử dụng phương pháp làm chậm quá trình đánh lửa cũng như điều chỉnh bướm ga. Về phần mình, Yamaha sử dụng cả ba phương pháp kể trên.
Nói chung, không thể kết luận phương pháp nào là tốt nhất. Tuy nhiên, theo cách nghĩ thông thường, việc kết hợp cả ba phương pháp có vẻ như là giải pháp tốt nhất.
Phương pháp hoãn đánh lửa
Đây là phương pháp điều chỉnh thô mô-men xoắn và công suất tới bánh sau. Phương pháp này rất nhanh và hiệu quả. ECU đơn giản chỉ cắt giảm lượng nhiên liệu tới một hoặc vài xi-lanh. Cũng có thể ECU sẽ bỏ qua bước đánh lửa. Cần phải nói rằng, năng lượng bị mất đủ để tạo ra sự khác biệt. 25% mô-men xoắn bị giảm trong động cơ 4 xi-lanh sẽ cho hiệu quả tức thì.
Phương pháp đánh lửa chậm
Tương tự như trên, phương pháp đánh lửa chậm điều chỉnh rất nhanh nhưng yêu cầu ngưỡng mô-đun tốt. Thời gian đánh lửa có thể bị làm chậm lên tới 20% trước khi động cơ hoãn đánh lửa. Sự điều chỉnh tinh khiến công suất giảm đi trong một thời gian ngắn, giúp quá trình vận hành diễn ra trơn tru. Mặt hạn chế của phương pháp đánh lửa chậm là không thể được sử dụng độc lập trong tất cả các hệ thống TCS.
Phương pháp điều chỉnh bướm ga
ECU có thể điều chỉnh bướm ga trong môtô hệ thống điều khiển cánh ga điện tử. Thân của bướm ga không hoàn toàn được điều khiển bằng dây cáp và kéo tay. Thay vào đó, hệ thống xung điện tử được sử dụng.
Có loại ECU đi kèm cả hai chức năng là thu thập và xử lý thông tin đồng thời điều khiển bướm ga. Nhờ đó, ECU dễ dàng điều chỉnh với độ chính xác cao. Tuy nhiên, cũng vì ECU điều khiển các phần bên trong xe nên hiệu quả có thể sẽ chậm hơn. Điểm tốt là ECU có thể tính toán được hiệu quả từ 0 đến 100%.
Hệ thống kiểm soát độ bám đường cũng được sử dụng để cấu hình các công nghệ an toàn có liên quan tương tự, ví dụ như kiểm soát khởi động hoặc kiểm soát tay lái. Những hệ thống này gắn bó chặt chẽ với các chế độ lái và phun nhiên liệu do người điều khiển lựa chọn. Các chế độ và phương pháp sẽ tác động lẫn nhau để kiểm soát xe tốt nhất.
Nếu sắp mua một chiếc môtô mới được trang bị các hệ thống như vậy mà không chắc chắn có thích hay không, tốt hơn hết bạn nên chọn loại xe cho phép ngắt các chức năng đó. Nếu theo chủ nghĩa thuần túy hơn, bạn có thể mua một chiếc xe không có TCS và học cách tự kiểm soát độ bám đường. Chúc các bạn lái xe an toàn!
Theo Trithuctre
Ai cấp phép cho tàu ngầm "Trường Sa" ra biển?
Sáng 25/3, ông Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa (Thái Bình) cho biết, sắp tới, ông sẽ cho đập chiếc bể thử nghiệm rồi đưa tàu ngầm ra hồ chạy thử nghiệm tiếp.
Ông Hòa bên chiếc tàu ngầm khi đang trong thời gian chế tạo
Viện kỹ thuật tàu quân sự vào cuộc hỗ trợ
Như PetroTimes đã thông tin trước đó, ông Hòa được báo chí, dư luận nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây với việc làm "gây sốc": tự đóng tàu ngầm mini mang tên "Trường Sa".
Ông Hòa cho biết: Vào sáng ngày 24/3 vừa qua, đoàn của Viện thiết kế tàu quân sự (Bộ Quốc phòng) đã tham quan, khảo sát chiếc tàu ngầm. Thành phần của đoàn gồm Viện trưởng Đào Ngọc Thạch, Viện phó Phạm Chí Linh, cùng nhiều chuyên gia trong viện. Ông Hòa đã giới thiệu tỉ mỉ về nguyên lý hoạt động, cách bố trí của con tàu, cũng như động cơ, hệ thống không khí tuần hoàn. Ông Hòa cho biết, đoàn của Viện quan tâm chủ yếu về hoạt động của hệ thống không khí tuần hoàn của tàu ngầm.
Ông Hòa đã trực tiếp dẫn từng người vào khoang tàu để giới thiệu tỷ mỉ cách bố trí, nguyên lý hoạt động của con tàu. Sau đó, ông Hòa đã trực tiếp đóng nắp tàu, vào trong khoang để trình diễn khả năng lặn, nổi của con tàu. Trong khoảng thời gian gần 5 phút, con tàu đã chìm hoàn toàn xuống dưới nước, động cơ và chân vịt của tàu vẫn hoạt động bình thường.
Đoàn của Viện thiết kế tàu quân sự đã rất ngạc nhiên trước những bước tiến mà ông Hòa làm được với tàu ngầm Trường Sa. Các chuyên gia của viện cho biết, họ vẫn thường xuyên theo dõi thông tin về tàu ngầm Trường Sa trên báo chí. Nhưng khi "tận mục sở thị", họ mới công nhận chiếc tàu của ông Hòa có hình dạng đáp ứng được những nguyên lý cơ bản của tàu ngầm.
Viện Thiết kế tàu quân sự sẽ theo sát và giúp đỡ chiếc tàu ngầm Trường Sa hết sức. Được biết, ngoài Viện Thiết kế tàu quân sự, thì Viện Kỹ thuật hải quân (Quân chủng Hải Quân, Bộ quốc phòng) cũng đã có công văn cho biết sẵn sàng trợ giúp trong quá trình thử nghiệm nếu ông Hòa có đề nghị.
Tàu ngầm ở trong bể thử nghiệm
Thử nghiệm tại hồ trong khu công nghiệp
Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết: "Đây sẽ là lần cuối cùng tôi thử nghiệm trong chiếc bể này. Chiều 25/3, tôi sẽ đập chiếc bể này để lấy tàu ngầm ra, sau đó dùng cần cẩu di chuyển tàu ngầm ra hồ nằm tại KCN Vĩnh Trà (cách Cty của ông Hòa khoảng 3 km) để chạy thử nghiệm khả năng di chuyển của tàu ngầm".
Theo ông Hòa, chạy thử nghiệm trong bể là để để thử các hoạt động khi lặn của tàu, còn chạy trong hồ là để kiểm tra khả năng chạy nổi của tàu (hoạt động của bánh lái, chân vịt và hệ thống điện tử...)
Sau đó, ông dự định sẽ điều chỉnh lại một số tính năng và mang con tàu ra một hồ gần khu công nghiệp để thử nghiệm khả năng di chuyển của con tàu. Ông Hòa cho hay sẽ dùng cần cẩu 50 tấn để di chuyển tàu ngầm ra khỏi Cty.
"Hồ này là hồ nhân tạo, rộng khoảng 3 ha, sâu khoảng 2m. Người trông coi hồ đã đồng ý cho tôi chạy tàu ngầm xuống rồi, với điều kiện tôi không làm chết... cá. Ngoài thử nghiệm tính năng di chuyển thì tôi còn tập lái để sau này khi ra biển khỏi bỡ ngỡ. Dù sao thì cẩn thận vẫn hơn trước khi ra biển" - ông Hòa nói. Khi ra biển, ông Hòa cho hay sẽ cho tàu ngầm chạy trong vòng bán kính 50 km.
Ông Hòa cho biết thêm, trước khi ra biển thì ông sẽ gửi đơn để xin được cấp phép cho tàu ngầm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là đơn vị nào sẽ cấp phép và cấp phép như thế nào? Bởi lẽ tàu ngầm do cá nhân làm là lĩnh vực rất mới: Đăng kiểm chưa có danh mục; Luật Hàng hải cũng không đề cập đến phương tiện này; giấy phép lái tàu ngầm thì cũng chưa có tiền lệ!
Ông Hòa lạc quan: "Việc cấp phép chắc chắn sẽ được, vấn đề chỉ là sớm hay muộn. Vì tôi làm tàu ngầm này là để cho hải quân, cho ngư dân... chứ không phải làm cho mình".
"Tôi sẽ gửi công văn lên Chính phủ, Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, Bộ đội Biên phòng để đề nghị được cấp phép ra biển. Việc chạy thử nghiệm ở biển sẽ phụ thuộc vào việc cấp giấy phép này"- ông Hòa khẳng định với phóng viên PetroTimes.
Theo Dantri
Sắc nét hơn, tương thích nhiều hơn với HUD-Smart02. Ban đầu heads-up display người ta phát triển dành riêng cho ngành hàng không quân sự. Nhưng HUD hiện nay được dùng trong cả những máy bay thương mại, ô tô, và các ứng dụng khác. A head-up display or heads-up display, còn được gọi là một HUD - là một màn hình trong suốt hiển thị dữ liệu mà không đòi hỏi...