Hệ thống đối kháng điện tử Vitebsk được trang bị cho không quân Nga
Không quân Nga sẽ nhận được tổ hợp tác chiến điện tử Vitebsk hiện đại.
Đầu năm 2013, Không quân Nga sẽ nhận được các tổ hợp tác chiến điện tử hiện đại nhất họ Vitebsk do xí nghiệp Tập đoàn nhà nước liên bang NII Ekran ở Samara nghiên cứu chế tạo. Các tổ hợp này được chế tạo trên cơ sở kỹ thuật số và dùng để bảo vệ máy bay và máy bay lên thẳng chống tên lửa phòng không và radar. Việc bảo vệ được thực hiện nhờ tạo ra nhiễu quang và nhiễu vô tuyến điện tử.
Đại diện Bộ Tư lệnh Không quân Nga nói: “Thành phần cơ bản của Vitebsk là trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP có mã hiệu L- 370- 3S. Trạm này có tốc độ cao hơn loại analog ở các tổ hợp khác, như Sorbtsiya của Su-27, Omul của Su-25, Gerdeniya của MiG-29″. Ông này nói rõ, là Vitebsk không chỉ đánh giá phát xạ của radar đối phương, mà đồng thời “chế áp” tín hiệu trong dải tần rộng hơn.
Ngoài TsSAP, tổ hợp còn gồm hệ thống bảo vệ chống tên lửa lắp đầu tự dẫn tìm nhiệt (TGSN). Hệ thống này dùng đèn pha laser làm mù tên lửa của địch.
Theo Izvestia, trước hết Vitebsk sẽ được trang bị cho máy bay cường kích Su-25 và trực thăng tấn công. Tổ hợp tác chiến điện tử lắp cho máy bay có ký hiệu Vitebsk- 25 và đang được thử nghiệm tại trung tâm thử nghiệm bay quốc gia ở Akhtubinsk tỉnh Volgagrad.
Về phần mình, nguồn thạo tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng tuyên bố tổ hợp tác chiến điện tử mới đã có thể đưa vào trang bị “từ hôm qua”. Ông này nhấn mạnh: “Chuyện với Vitebsk-25 không phải là trường hợp đặc biệt. Bộ Quốc phòng đã đặt mua nó từ năm 2011, nhưng không thể đưa nó vào trang bị khi chưa trải qua cuộc thử nghiệm quốc gia. Hiện chúng tôi đang khắc phục thiếu sót này, khi trong tay đã có hợp đồng sản xuất”.
Video đang HOT
Ông cũng cho hay, hai năm nay, những thành phần riêng biệt của Vitebsk đã được lắp cho trực thăng tấn công Ka-52 với mã hiệu L-370P-2, cho máy bay vận tải Mi-8MT với mã hiệu L-370E-8. Thật ra, trực thăng không thích hợp với trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP, do đó các trực thăng chỉ được bảo vệ chống tên lửa có đầu tự dẫn tìm nhiệt, còn thay cho đèn pha laser chỉ dùng đèn pha ánh sáng thường.
Theo nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng OPK , các công việc về trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP cho Ka- 52 cũng đã được làm xong và chỉ còn chút thủ tục: NII Ekran và hãng Kamov phải thỏa thuận với nhau về dự án.
Vitebsk sẽ được Nga trang bị cho trực thăng tấn công và máy bay cường kích
Đại diện tổ hợp công nghiệp quốc phòng OPK nói tiếp: “Chúng tôi hy vọng là sang năm Ka-52 sẽ được trang bị trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP. Ngoài ra, các cuộc thử nghiệm Vitebsk cho máy bay lên thẳng vận tải Mi-26 và biến thể Mi-26T2 có biệt danh “Con bò sữa bay” đã kết thúc. Thiết bị tác chiến điện tử trên “Con bò sữa” này sẽ gồm trạm nhiễu chủ động và các đèn pha laser. Còn máy bay Mi-26 sẽ có hệ thống bắn bẫy nhiệt đã được mong đợi từ lâu”.
Cuối cùng, tổ hợp Vitebsk cũng được nghiên cứu chế tạo cả cho máy bay vận tải Il-476. Nhưng đến nay các nhà sản xuất máy bay và lực lượng Không quân chưa thống nhất được về khối lượng, kích thước bao hình và nơi lắp đặt tổ hợp trên khoang máy bay.
Chuyên gia quân sự độc lập, một trong những đồng tác giả cuốn sách Quân đội mới của nước Nga, ông Anton Lavrov hoan nghênh Vitebsk. Ông Lavrov nói: “Công nghệ phòng không không dẫm chân tại chỗ, nó trở nên tinh vi. Tần số, phương pháp mã hóa tín hiệu đã thay đổi, và cơ sở cho mọi thứ ở khắp nơi là công nghệ kỹ thuật số. Vì thế tổ hợp tác chiến điện tử cho không quân này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu hiện đại”.
Ông này cũng nhất trí với quan điểm của Bộ Tư lệnh Không quân Nga khi quyết định trang bị Vitebsk trước hết cho trực thăng và máy bay cường kích. Chuyên gia này nói, là chính những máy bay này hoạt động gần đối phương hơn cả, vì vậy chúng thường bị các phương tiện phòng không tấn công.
Theo ANTD
Mỹ thử nghiệm hệ thống tên lửa tự dẫn không đối đất
Lockheed Martin vừa thử nghiệm hệ thống tên lửa tự dẫn không đối đất (JAGM) chế độ kép nhằm trình diễn khả năng kiểm soát các mục tiêu mặt đất trong khi vẫn bay ở tốc độ chiến thuật.
Việc thử nghiệm được tiến hành trên các máy bay phản lực Sabreliner tại trường bắn Yuma, Arizona.
Các dữ liệu thu thập được từ cuộc thử nghiệm xác nhận phạm vi tối đa của sóng milimet và các chế độ cảm biến laser bán chủ động trang bị trên tên lửa.
Dự kiến, Lockheed Martin sẽ kết hợp trang bị công nghệ tên lửa không đối đất (JAGM) với công nghệ tìm kiếm chế độ kép trong việc sản xuất các dây chuyền Hellfire hiện tại.
Tên lửa không đối đất JAGM thiết kế để thay thế AGM-114 Hellfire, AGM-65 Maverick.
Theo đại diện của hãng, các module và kiến trúc mở trong thiết kế JAGM sẵn sàng hỗ trợ cho việc nâng cấp lên công nghệ tìm kiếm các chế độ nếu Quân đội Mỹ có đặt hàng.
Công nghệ JAGM của Lockheed Martin được phát triển dựa trên thành quả từ các thử nghiệm vũ khí và những thành công trong lĩnh vực tên lửa với cả hai công nghệ tìm diệt JAGM tấn công chính xác bằng laser bán chủ động trên Hellfire và công nghệ bắn-quên trong mọi thời tiết bằng sóng milimet trên hệ thống Longbow.
Phương tiện triển khai cho JAGM có thể gồm trực thăng chiến đấu Apache AH-64 và máy bay không người lái MQ-1C Eagle của Quân đội Mỹ. JAGM của Lockheed Martin được giới thiệu là tương thích với các nền tảng Hellfire khác.
Theo ANTD
Hé lộ thông tin về pháo tự hành PLZ-52 của Trung Quốc Theo Jane's Defence, Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) đã đưa ra thông tin kỹ thuật đầy đủ về hệ thống pháo tự hành bánh xích thế hệ mới PLZ-52 155mm/52. PLZ-52 được đưa ra thị trường pháo tự hành thế giới cùng với thiết kế PLZ-45 155mm cũ hơn đã xuất khẩu tới Kuwait và Saudi Arabia cũng như triển khai...