Hệ thống địa đạo Vĩnh Linh đón Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt
Tối 28/4, nhân kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh.
Ông Đinh Thế Huynh – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tuyên Giáo Trung ương trao Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh cho lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.
Trong số những hoạt động của Lễ hội thống nhất năm 2015, tỉnh Quảng Trị cũng tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Nhịp cầu thống nhất” tại tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải.
Chương trình Nghệ thuật “Thống nhất non sông” với nhiều tiết mục đặc sắc ca ngợi quê hương, đất nước
Tham dự buổi lễ có ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tuyên Giáo Trung ương; ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và các địa phương. Hàng ngàn người dân Quảng Trị đã tham gia ngày hội thống nhất non sông.
Quảng Trị được biết đến là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Trong chiến tranh, quân và dân Quảng Trị đã chiến đấu ngoan cường, góp phần đem lại sự thắng lợi to lớn, thống nhất non sông. Tại mảnh đất này, có hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống hiện đã được đưa vào an táng tại 72 Nghĩa trang.
Dòng sông Bến Hải, nơi đã gánh chịu nỗi đau chia cắt đất nước suốt 21 năm ròng rã. Ngày nay, đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải đang hồi sinh và phát triển một cách mạnh mẽ.
Tại buổi lễ, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tuyên Giáo Trung ương đã trao bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh cho tỉnh Quảng Trị.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đinh Thế Huynh đánh giá cao những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã đạt được. Ông Huynh nhấn mạnh: Quảng Trị là một tỉnh có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị trực tiếp chịu nỗi đau chia cắt đất nước. Trong các giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Quảng Trị đã anh dũng chiến đấu, cùng toàn dân và toàn quân ta đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ.
Video đang HOT
Đông đảo người dân tỉnh Quảng Trị tham gia ngày hội thống nhất
Khi Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam, quân và dân Quảng Trị đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, thực hiện nhiệm vụ thu hút, giao tranh và tiêu diệt một lực lượng lớn sinh lực của địch tại đường 9, tạo điều kiện cho các địa phương khác đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, giết giặc lập công.
Trước và trong cuộc tấn công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quân và dân Quảng Trị đã phối hợp với bộ đội chủ lực chiến đấu ngoan cường, đánh bại các lực lượng sừng sỏ nhất của quân đội Mỹ. Tại chiến trường đường 9 Bắc Quảng Trị, Bắc đường 9 tạo nên chiến thắng Khe Sanh vang dội. Chiến thắng Khe Sanh – Hướng Hóa đã góp phần quan trọng trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”, buộc đich ngồi vào bàn đàm phán, ký hiệp định Pari 1973.
Năm 1971, phối hợp với bộ đội chủ lực, quân và dân Quảng Trị đã làm nên chiến thắng đường 9 Nam Lào, giáng một đòn chí tử, góp phần làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ.
Chiến dịch giải phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ – xuân hè năm 1972, là cuộc chiến đấu oanh liệt của quân và dân ta, phối hợp với các lực lượng khác trên chiến trường miền Nam, đánh bại mọi âm mưu của kẻ thù.
Trong những năm tháng ác liệt đó, Đảng bộ, chính quyền đặc khu Vĩnh Linh đã làm tốt nhiệm vụ hậu phương trực tiếp, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Đánh bại các cuộc chiến tranh của kẻ thù.
Ngày hôm nay, Quảng Trị vinh dự đón nhận Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh. Các di tích được công nhận tại Quảng Trị là sự khẳng định ý chí kiên cường, quá trình chiến đấu anh dũng của đồng bào, chiến sĩ Quảng Trị. Là chứng tích khốc liệt của chiến tranh, sự hy sinh mất mát của nhân dân ta.
Phát huy truyền thống anh hùng, anh dũng trong chiến đấu, sáng tạo trong sản xuất, trong 45 năm qua, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu nổi bật, kinh tế tăng trưởng khá, văn hóa xã hội ngày càng tiến bộ, quốc phòng an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu được nâng lên.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông Đinh Thế Huynh chúc mừng những thành tựu mà quân và dân Quảng Trị đã đạt được. Ông Huynh cũng mong muốn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Trị tiếp tục phát huy tinh thần dũng cảm, bất khuất trong chiến tranh, để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Trong khuôn khổ lễ hội thống nhất 2015, được tổ chức tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải (Quảng Trị) cũng diễn ra Hội trại “Thống nhất non sông”.
Hội trại là hoạt động văn hóa và có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục cho thanh thiếu niên về ý nghĩa lịch sử của ngày hội thống nhất, truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc. Bên cạnh đó, góp phần nâng cao lòng tự hào, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tăng cường sự giao lưu, gắn bó, tình đoàn kết giữa tuổi trẻ cả nước.
Trước đó, vào tối 27/4, hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên đã tiến hành thả hoa đăng trên sông Bến Hải tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Đăng Đức
Theo Dantri
Cà Mau kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước
Sáng ngày 27/4, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Tiết mục văn nghệ chào mừng tại lễ kỷ niệm.
Đọc diễn văn lễ kỷ niệm, ông Dương Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau - cho biết, Cà Mau là vùng căn cứ địa của cách mạng miền Nam qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sau Đồng Khởi, lực lượng cách mạng tỉnh không ngừng lớn mạnh, phát động nhiều phong trào cách mạng quần chúng với khẩu hiệu: "Nông dân làm chủ nông thôn", "Nông dân làm chủ ruộng đất" được đông đảo nhân dân hưởng ứng thành phong trào cách mạng, làm thất bại "quốc sách ấp chiến lược", "khu trù mật" lập ấp, gom dân của Mỹ ngụy khắp nơi.
Sau Mậu Thân 1968, ta củng cố lực lượng, từng bước nổi dậy mở rộng vùng giải phóng, đánh bại kế hoạch "bình định lấn chiếm", "nhổ cỏ U Minh" của địch. Đặc biệt sau Hiệp định Paris, với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, Mỹ tiếp tục viện trợ cho quân ngụy, mở chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ" nhằm dốc toàn lực tái chiếm vùng kiểm soát của ta. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Cà Mau khẩn trương mọi mặt, kiên quyết trừng trị địch vi phạm Hiệp định; phong trào tiến công bằng 3 mũi giáp công diễn ra đều khắp; phong trào quần chúng nổi dậy diệt ác phá kềm phát triển mạnh mẽ. Năm 1973, các lực lượng vũ trang trong tỉnh đã chiến đấu trên 2.500 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu trên 7.000 tên địch, giải phóng cơ bản 6 xã, 186 ấp và đưa gần 70.000 dân về quê cũ.
Rạng sáng ngày 29/4/1975, quân ta tiến công từ nhiều hướng vào thị xã Cà Mau, tiêu diệt Phân chi khu Hòa Thành, diệt đồn Cái Nhúc, Phân chi khu Lộ Tẻ, đồn Ao Kho, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch trên tuyến lộ xe Cà Mau - Cái Nước và thọc sâu vào nội ô thị xã. Sáng ngày 30/4 đến ngày 1/5/1975, lực lượng vũ trang từng bước đánh chiếm các mục tiêu quan trọng và cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền tại thị xã Cà Mau như trại giam, Tiểu khu Cao Thắng, kho vũ khí, trận địa pháo, hậu cứ Trung đoàn 32, Tòa Hành chính... Tỉnh Cà Mau hoàn toàn giải phóng.
Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau khẳng định, Đảng bộ và quân dân Cà Mau mãi ghi nhớ những tên tuổi anh hùng đã ghi vào lịch sử như Tiểu đoàn U Minh, Đội nữ pháo binh Cái Nước, anh hùng Bông Văn Dĩa, Phạm Thị Bay, Hồ Thị Kỷ, Lý Văn Lâm... Với những thành tích to lớn đó, Đảng bộ và quân dân Cà Mau vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đến nay, Cà Mau cơ bản hoàn thành việc giải quyết các chính sách sau chiến tranh, tổ chức công nhận và thực hiện chế độ chính sách ưu đãi các đối tượng có công tham gia hoạt động kháng chiến.
Bí Thư Tỉnh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình cho biết, toàn tỉnh Cà Mau có 1.463 Mẹ Việt Nam anh hùng, 59 tập thể, 70 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 17.395 liệt sĩ, 16.408 thương bệnh binh. "Đây là những mất mát lớn lao, sự hy sinh vô cùng to lớn, góp phần cùng cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, đây cũng là niềm tự hào, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của Đảng bộ và quân dân tỉnh nhà. Trách nhiệm của chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau phải tiếp bước cha anh, quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa", Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau nhấn mạnh.
Qua 40 năm, tỉnh Cà Mau đã vượt qua khó khăn, tập trung sức người, sức của xây dựng và phát triển tỉnh nhà đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước, năm 2014 đạt 8,5%, thu ngân sách đạt 3.300 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD. Từ một tỉnh có cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nay tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đã giảm xuống còn 36%, công nghiệp- xây dựng tăng lên 36,3% và thương mại- dịch vụ tăng lên gần 28%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,9%; thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt trên 96%; Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nhất là về giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn; TP Cà Mau trở thành đô thị loại II, các thị trấn, khu dân cư tập trung đang trên đà phát triển; Đặc biệt, có các công trình lớn của Trung ương đầu tư trên địa bàn như Khu công nghiệp khí điện đạm, đường hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh nối liền Đất Mũi,...đã góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại tỉnh Cà Mau sáng ngày 27/4.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, với những thành tựu trên của Cà Mau sau 40 năm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nhiệt liệt biểu dương những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và quân dân tỉnh Cà Mau đạt được trong thời gian qua.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh khẳng định, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi. Đây là cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước ác liệt gian khổ hy sinh nhưng vô cùng anh dũng của Đảng, nhân dân và quân đội ta. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đưa dân tộc ta vào hàng ngũ tiên phong các dân tộc và lực lượng tiến bộ trên thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ nhân dân thế giới đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội.
Ông Lê Hồng Anh cho biết, Cà Mau là căn cứ địa cách mạng và tại đây, Mỹ ngụy đã tập trung đánh phá ác liệt hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta với nhiều chiến dịch, chiến thuật âm mưu thâm độc. Nhưng với truyền thống yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, nhân dân Cà Mau đã đùm bọc, chở che bảo vệ an toàn căn cứ cách mạng và nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao; cán bộ chiến sĩ cách mạng xây dựng nên căn cứ lòng dân vững chắc mà kẻ thù không thể khuất phục được. Suốt chặng đường đầy khó khăn gian khổ, Đảng bộ và quân dân tỉnh Cà Mau đã đoàn kết một lòng, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn giành nhiều chiến công vang dội giải phóng tỉnh Cà Mau, góp phần cùng cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
"Lễ kỷ niệm hôm nay chúng ta cùng bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; chúng ta tri ân các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, của dân tộc, các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công với nước, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong đã không tiếc máu xương, đóng góp trí tuệ và sức lực, tính mạng, của cải cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa", Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh bày tỏ.
Thường trực Ban Bí thư cho rằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, kinh tế- xã hội của tỉnh Cà Mau vẫn còn không ít khó khăn. Do đó, ông Lê Hồng Anh đề nghị tỉnh Cà Mau cần phải nỗ lực quyết tâm cao, khắc phục những hạn chế yếu kém, vượt qua khó khăn thách thức, vận dụng đúng đắn và sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp vào điều kiện cụ thể của địa phương, tiếp tục đưa Cà Mau phát triển nhanh, toàn diện và bền vững hơn trong thời gian tới.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Đại lễ cầu siêu vì quốc thái dân an mừng 40 năm thống nhất đất nước Chiều tối ngày 25/4, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức đại lễ cầu siêu vì quốc thái dân an trong không khí trang nghiêm nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015). Đại lễ cầu siêu vì quốc thái dân an được tổ chức tại Quan Âm Phật...