Hệ thống đặc biệt để cứu Trái đất khỏi va chạm với các tiểu hành tinh
Hiện tại, hành tinh của chúng ta được bao quanh bởi hàng ngàn vật thể gần như sao chổi và các tiểu hành tinh có quỹ đạo xuyên qua có khả năng bắt đầu một quá trình va chạm với chúng ta.
Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là những người đã phát minh ra một bản đồ quyết định để giúp xác định hướng hành động tốt nhất nếu một tiểu hành tinh đe dọa va chạm với Trái đất.
Thông tin cho biết, các nhà nghiên cứu đã mô tả phương pháp của họ được đưa ra trong khuôn khổ nghiên cứu tối ưu hóa và ra quyết định cho các chiến dịch làm lệch hướng tiểu hành tinh như một cuộc tấn công phòng ngừa trái ngược trái ngược với phương án làm lệch vào phút cuối.
Nhóm các nhà nghiên cứu từ MIT tuyên bố một tác nhân được coi như một viên đạn làm chệch hướng một vật thể thông qua tác động. Đây là phương pháp duy nhất hiện có có thể có bất kỳ cơ hội thành công nào.
Video đang HOT
Bản đồ quyết định của MIT sẽ tính toán khối lượng tiểu hành tinh, quỹ đạo và thời gian trước khi xảy ra va chạm. Cuối cùng xác định phương pháp tốt nhất để đối phó với một tiểu hành tinh sắp tới.
Tác giả chính của nghiên cứu Sung Wook Paek cho biết: “Một lỗ khóa giống như một cánh cửa. Một khi nó mở ra, tiểu hành tinh sẽ tác động đến Trái đất ngay sau đó, với xác suất cao”.
Theo các nhà khoa học, trong hầu hết các phương pháp làm lệch hướng, những thay đổi nhỏ trong sẽ dẫn đến sự thay đổi vận tốc vài mm hoặc centimet mỗi giây, vì vậy phát hiện sớm là chìa khóa để đảm bảo thành công.
Cùng với các đồng nghiệp của mình, các nhà khoa học đã áp dụng bản đồ quyết định của họ cho hai tiểu hành tinh gần Trái đất: Bennu và Apophis.
Trong các nghiên cứu trong tương lai, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tiếp tục thử nghiệm của họ, sử dụng các loại đạn khác nhau.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Siêu tân tinh có thể đang bắn phá bầu khí quyển trái đất
Nhà vật lý Amir Siraj và GS Abraham Loeb của ĐH Harvard nghi ngờ rằng một số đạn vũ trụ có thể đang tấn công bầu khí quyển của chúng ta khi di chuyển với tốc độ 3.000 km/giây.
Trái đất đang bị bắn phá hàng ngày bởi các viên đạn vũ trụ (thiên thạch) có chiều rộng khoarng 1 mm - 10 cm và hầu hết chúng bay vào bầu khí quyển với tốc độ nhanh hơn 17 km/giây. Tuy nhiên, với những viên đạn vũ trụ của siêu tân tinh di chuyển với tốc độ 3000 km/giây, sức công phá của chúng rất lớn sẽ gây nguy hiểm cho trái đất và có thể làm " bốc hơi" ngay lập tức tàu vũ trụ.
Nghiên cứu mới này nhằm tìm hiểu một trong những bí ẩn đang diễn ra trong vật lý thiên văn, về việc liệu siêu tân tinh có bắn ra các mảnh vỡ ở một phần tốc độ ánh sáng hay không và liệu những viên đạn vũ trụ này có bắn trúng chúng ta hay không.
Ảnh minh họa: Pixabay
Họ cũng cho rằng những viên đạn vũ trụ có thể được bắn ra từ những siêu tân tinh, khiến chúng tăng tốc nhanh hơn bình thường. Mặc dù trước đây lý thuyết này từng được đề xuất nhưng phương pháp tìm kiếm chưa chính xác.
Hai nhà khoa học trên phát triển một mô hình để theo dõi plasma nóng bắn ra từ những thiên thạch cực nhanh này khi chúng va đập vào bầu khí quyển của chúng ta.
"Chúng tôi thấy rằng một viên đạn vũ trụ tương đối sẽ tạo ra sóng xung kích có thể thu được bằng micro và cũng là một tia sáng bức xạ có thể nhìn thấy trong các bước sóng quang - cả hai kéo dài khoảng 1/10 của một mili giây. Khoảng 600 máy dò sóng được thiết lập trên một mạng lưới toàn cầu để thực hiện thủ thuật này" - nhà khoa học Amir Siraj nói với tạp chí Universe Today.
Gia Minh
Theo nld.com.vn/RT
Chuyện về viên đạn kiên nhẫn ẩn thân 20 năm trong thân cây cuối cùng cũng giết được người cần giết và hoàn thành nhiệm vụ ngày xưa Bạn đã từng nghe qua câu chuyện về viên đạn kiên nhẫn này hay chưa? Vào năm 1883, tại ngôi làng có tên là Honey Grove, Texas, Mỹ, người đàn ông Henry Ziegland đã 'đá' cô bạn gái của anh là Maysie Tichnor. Trước đó, cặp đôi yêu nhau rất sâu đậm, thậm chí còn tính đến chuyện về cùng một nhà, góp...