Hệ thống cảnh báo chống tên lửa ’siêu năng’ của Nga
Hệ thống cảnh báo chống tên lửa của Nga được phát triển để phát hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa và truyền dữ liệu nhanh chóng đến hệ thống phòng thủ chống tên lửa.
Theo hãng tin Sputnik cho biết, dựa trên hệ thống cảnh báo tên lửa, các thông tin về quy mô và nguồn gốc của cuộc tấn công sẽ cung cấp cho hệ thống phòng thủ những tính toán cần thiết nhằm ứng phó hiệu quả.
Hệ thống cảnh báo chống tên lửa bao gồm một radar trên mặt đất với tầm phát hiện 6.000 km và một nhóm các vệ tinh có thể phát hiện việc phóng tên lửa liên lục địa từ bất cứ nơi nào trên thế giới.
Đại tá Viktor Tymoshenko trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh RSN nói rằng hệ thống cảnh báo sớm sẽ cho phép bạn xác định loại tên lửa được phóng và đánh giá hướng bay của nó.
Hệ thống cảnh báo chống tên lửa của Nga có thể xác định loại tên lửa được phóng và cung cấp các tính toán cũng như thông tin cần thiết cho hệ thống phòng thủ (ảnh: Sputnik)
Video đang HOT
“Hệ thống cảnh báo chống tên lửa đánh giá năng lượng của “ngọn đuốc” và dựa theo đó nó sẽ ghi nhận đó là loại tên lửa đạn đạo gì”.
Theo ông, hệ thống cảnh báo sớm được xây dựng theo cách “đa kênh” và có thể hoạt động thậm chí nếu hàng chục tên lửa đạn đạo cùng bắn một lúc. Tuy nhiên, ông đã không loại trừ sự xuất hiện của các tình huống không rõ ràng, mà tại đó các công nghệ cao và nhiều chuyên gia có thể làm hệ thống cảnh báo sớm của Nga không chính xác “Tỷ lệ báo động sai trong những năm qua là rất ít. Nhưng với công nghệ bất cứ điều gì cũng có thể, vì thế các sự cố như vậy là không loại trừ. Do đó, có một nhóm phi hành đoàn được đào tạo để thực hiện việc đánh giá và đưa ra quyết định đúng đắn “, Tymoshenko cho biết.
Bảo Anh
Theo_PLO
"Trêu ngươi" Mỹ, Nga Trung Quốc bán vũ khí cho Iran
Nga và Trung Quốc đang tìm cách bán các máy bay chiến đấu và hệ thống phòng thủ cho quân đội Iran. Đây là một phần trong chiến lược chống Mỹ của Moscow và Bắc Kinh.
Theo trang tin quân sự Sina Military Network đặt trụ sở ở Bắc Kinh, lâu nay, Mỹ đã hối thúc các quốc gia đồng minh "bao vây" mọi hoạt động của Trung Quốc trên khu vực Tây Thái Bình Dương cũng như NATO kiểm soát động thái Nga trên biển Baltic và biển Barents. Đây chính là nguyên nhân buộc Bắc Kinh và Moscow chuyển hướng đầu tư sang khu vực Trung Đông mà cụ thể là tại Iran, quốc gia đang trở thành đề tài tranh cãi ở Washington.
Trong đó, Trung Quốc được cho đang chú trọng cung cấp cho Iran một phi đội máy bay chiến đấu hiện đại còn Nga cân nhắc bán hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân cho Tehran.
Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc được trưng bày tại Triển lãm Vũ khí quốc phòng quốc gia ở Thượng Hải hồi năm 2014.
Hiện nay, lực lượng Không quân của Cộng hòa Hồi giáo Iran đang sở hữu khoảng 500 chiếc máy bay nhưng phần lớn là các chiến đấu cơ đã lỗi thời như F-4D, Su-24, F-5E, J-7M và F1. Ngoài ra, Không quân Iran còn có một số lượng hạn chế các máy bay chiến đấu F-14A và MiG-29, không đủ sức chống chọi trước các cuộc tấn công từ Mỹ và đồng minh của Washington. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Iran cũng được xếp vào hàng yếu kém, phơi bày nhiều lỗ hổng.
Theo Sina, Nga đã đề nghị cung cấp cho Iran một phiên bản nâng cấp của hệ thống phòng không S-300. Bởi khi sở hữu S-300, năng lực phòng thủ của quân đội Iran sẽ được cải thiện đáng kể. S-300 có thể ngăn cản hoạt động của các máy bay và tên lửa đối phương ở tầm thấp cho tới tầm cao cũng như ở khoảng cách gần và xa.
Mặc dù Mỹ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ khi những thông tin đầu tiên liên quan tới việc Iran đề nghị mua S-300 được tiết lộ, song Nga đã phớt lờ phản ứng của Washington và tiếp tục thúc đẩy chuyển giao hệ thống phòng không cho Tehran.
Trong khi đó, Sina dẫn nguồn tin từ Nga cho hay Trung Quốc đang gần hoàn thành tiến trình đàm phán bán 150 chiến đấu cơ J-10 cho Iran. Những bức ảnh rò rỉ trên mạng cho thấy ít nhất 12 chiếc J-10B của Trung Quốc đã được sơn phủ màu biểu tượng của Không quân Iran.
Các chiến đấu cơ J-10 hiện là tâm điểm trong kho vũ khí của Không quân và Hải quân Trung Quốc. Là thế hệ chiến đấu cơ đa nhiệm, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, J-10 được đánh giá có khả năng không chiến vượt trội, đủ sức phá hủy mọi mục tiêu trên mặt đất và trên không. Dòng máy bay nội địa của Trung Quốc còn có thể tích hợp hoạt động cùng các tên lửa không đối không PL-10, PL-11 và PL12; tên lửa hành trình chống hạm YJ-62, YJ-91 và YJ-83; cũng như bom Type 200A.
Nếu như thỏa thuận mua bán J-10 được hoàn tất, năng lực chiến đấu của Không quân Iran sẽ tiến tới bước đột phá mới, theo Sina. Mặc dù, quy mô của Không quân Iran còn quá nhỏ để cạnh tranh với Mỹ và các đồng minh của Washington, song việc sở hữu các máy bay J-10 sẽ giúp Tehran thực hiện một loạt nhiệm vụ với độ chính xác và hiệu quả cao.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sina Military Network, kênh thông tin chuyên về lĩnh vực quân sự trong nước và quốc tế của Trung Quốc.
Theo infonet
Mỹ chấp thuận dự án phòng thủ trị giá 1,5 tỷ USD với Nhật Bản Thoả thuận này gần như chắc chắn sẽ được Quốc Hội Mỹ thông qua lần cuối cùng nhằm hỗ trợ chính quyền Tokyo nâng cao năng lực phòng thủ. Khu trục hạm lớp Atago-class của Nhật Bản Trang "Học giả ngoại giao" có trụ sở ở Nhật Bản đưa tin cho biết chính quyền Hoa Kỳ đã chấp thuận một thoả thuận trị...