Hệ thống Bastion liệu có thể bảo vệ an toàn cho bờ biển Việt Nam?
Tờ Sputnik của Nga vừa có bài viết giới thiệu một số chi tiết về hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển Bastion-P mà Nga đã bàn giao cho Việt Nam. Chúng tôi xin giới thiệu lại tới độc giả bài viết này.
Một hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển Bastion-P của Nga. Ảnh Sputnik/Vitaliy Ankov
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ quốc gia ven biển là bảo vệ bờ biển của mình trước sự xâm lược của kẻ thù.
Một phương tiện đáng tin cậy để thực hiện nhiệm vụ này là các hệ thống tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển. Trong số đó, phải kể đến hệ thống Bastion với tên lửa hành trình siêu âm do Tập đoàn chế tạo máy NPO Mashinostroenie của Nga phát triển.
Tổ hợp “Bastion” bắt đầu được phát triển vào những năm 1980 để thay thế các tổ hợp Rubezh và Redut đã lỗi thời.
Do sự sụp đổ của Liên Xô và cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga vào những năm 1990, các công việc phát triển “Bastion” đã bị trì hoãn.
Các tổ hợp này đã được trang bị cho Quân đội Nga trong năm 2010.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion do Nga chế tạo. Ảnh SPUTNIK/ VITALIY ANKOV
Tuy nhiên, quá trình phát triển trong một thời gian dài đã mang lại kết quả tốt, cho phép điều trị những “bệnh ấu trĩ” không thể tránh khỏi khi chế tạo một hệ thống mới.
Trên thực tế, hệ thống “Bastion” thực sự là một hệ thống tên lửa phòng thủ độc đáo, có một không hai trên thế giới trước hết nhờ các tên lửa có sức mạnh vượt trội.
Video đang HOT
Chuyên gia quân sự Alexander Mozgovoi cho biết: “Tên lửa Onyx được biết đến trên thế giới với cái tên Yakhont (biến thể xuất khẩu của Onyx) được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước và áp chế vũ khí điện tử và hoả lực mạnh của đối phương.
Tên lửa bay nhanh hơn tốc độ âm thanh 2,6 lần. Dòng tên lửa này có tính cơ động rất cao, với đường bay rất phức tạp.
Ngay sau khi được phóng, tên lửa có thể lên độ cao 15 km. Đài radar của hệ thống tự dẫn có thể phát hiện theo dõi và bám mục tiêu.
Sau khi phát hiện mục tiêu, tên lửa tắt đài radar dẫn đường và hạ độ cao xuống 10 15 m.
Nhờ phương pháp này tên lửa thoát khỏi vùng radar phòng không của đối phương.
Sao đó đầu tự dẫn lại tiếp tục bật radar tìm kiếm, đeo bám và tiêu diệt mục tiêu.
Với đường bay rất phức tạp, tốc độ siêu nhanh và “bộ não điện tử thông minh” Onyx là loại tên lửa khó bị đánh chặn nhất.
Khi bắn loạt đạn chống các tàu chiến của đối phương, chúng bay như “đàn chim”, chủ động tương tác với nhau. Mỗi tên lửa tự chọn mục tiêu của nó.”
Loại vũ khí có tính năng về cơ bản giống như “Bastion” là tên lửa tấn công hải quân NSM của NATO.
Chuyên gia quân sự Alexander Mozgovoi nói: “Cần phải thừa nhận rằng, đây là một loại vũ khí tốt. Tên lửa NSM là một vũ khí có tốc độ hành trình cận âm”.
Chuyên gia này cũng cho biết các tính năng giúp Onyx khó bị tổn thương là chúng tốc độ cao và khả năng cơ động nhanh nhẹn, còn “át chủ bài” của tên lửa NSM là công nghệ tàng hình.
Đó chính là tên lửa Stealth. Tuy nhiên, tên lửa của Nga có hiệu quả cao hơn, đảm bảo đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km, còn tên lửa NSM chỉ trong khoảng cách 180 km.
“Và khả năng của Onyx mang đầu đạn là cao gấp khoảng hai lần so với NSM”, chuyên gia Mozgovoi cho biết.
Tổ hợp Bastion có thể là cố định hoặc cơ động.
Tổ hợp Bastion phiên bản di động có thể bảo vệ 600 km bờ biển trước bất kỳ “vị khách không mời đến từ đại dương”.
Tổ hợp có 4 ống phóng tên lửa thẳng đứng trên hai xe vận tải. Sau hành trình dài 1.000 km với tốc độ lên đến 70 km/giờ, tổ hợp chỉ mất ba phút để chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và phóng tên lửa.
Sau đó… các xe vận tải có thể ngay lập tức rời khỏi vị trí chiến đấu trước khi đối phương phát hiện ra nó và nếu có phát hiện thì không xử lý kịp.
Tên lửa phóng ra từ một hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion. Ảnh SPUTNIK/ VITALIY ANKOV
Đặc biệt là đối phương khó có thể làm như vậy sau một đòn tấn công ồ ạt bằng tên lửa…
Hiện nay, tổ hợp Bastion được trang bị cho quân đội của ba nước: Nga, Việt Nam và Syria.
Ở Nga, các tổ hợp tên lửa này đang bảo vệ bờ Biển Azov và Biển Đen, bờ Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
Theo Bizlive
Nga đưa tên lửa bờ biển hiện đại đến quần đảo tranh chấp với Nhật
Bộ trưởng Quốc phòng Nga ngày 26.3 cho biết Nga sẽ triển khai vũ khí tối tân ra quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc đang tranh chấp với Nhật Bản.
Hệ thống tên lửa diệt hạm Bal được Nga triển khai ở Viễn Đông cùng hệ thống Bastion - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 26.3 cho hay Nga sẽ tăng cường lực lượng quân sự ở khắp nơi, từ biên giới phía tây của nước này đến những hòn đảo ở Thái Bình Dương, theo AP.
Ông Shoigu nói rằng Nga quan ngại trước việc NATO triển khai lực lượng quân sự áp sát khu biên giới phía tây của Nga. Theo ông Shoigu, một trong những biện pháp nhằm đối phó những động thái này của NATO là Nga thiết lập các đơn vị quân sự mới ở Quân khu miền Tây.
Các đơn vị quân sự ở miền tây Nga sẽ nhận thêm 1.100 hệ thống vũ khí mới, bao gồm máy bay quân sự, trực thăng, xe tăng và những loại xe đặc chủng khác.
Ở vùng Viễn Đông, quân đội Nga sẽ triển khai hệ thống tên lửa diệt hạm Bastion và các máy bay không người lái (UAV) mới đến quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc đang tranh chấp với Nhật Bản. Hệ thống tên lửa Bastion có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa hơn 300 km.
Ông Shoigu cũng cho biết Nga đang cân nhắc việc xây căn cứ hải quân ở quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc.
Các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ đến khu vực quanh quần đảo này trong mùa hè năm nay để nghiên cứu vị trí đặt căn cứ, theo ông Shoigu.
Quan hệ Moscow và Tokyo căng thẳng trong nhiều thập niên qua vì quần đảo Nam Kuril (theo cách gọi của Nga)/Vùng lãnh thổ phía bắc (cách gọi của Nhật Bản). Khoảng 19.000 người Nga sống trên những hòn đảo ở quần đảo này, do quân đội Liên Xô chiếm đóng trong những ngày cuối cùng trước khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2.
Nhật và Nga đến nay vẫn chưa chính thức đạt được bất kỳ thỏa thuận nào về quần đảo này, căng thẳng hai bên gây ảnh hưởng mối quan hệ thương mại song phương trong nhiều thập niên qua.
Trong cuộc họp với các quan chức quân đội cấp cao hồi tháng 12.2015, ông Shoigu nói Nga đang xây dựng hai căn cứ quân sự trên đảo Iturup và Kunashir, thuộc quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc. Moscow lên kế hoạch xây tổng cộng 392 công trình trên các đảo ở quần đảo này, bao gồm trường học, trường mẫu giáo, trung tâm giải trí và ký túc xá.
Vào tháng 8.2015, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đến thăm đảo Iturup thuộc Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương bắc, kích ngòi làn sóng phản đối giận dữ từ Nhật Bản.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Giàn khoan 981 "hết thăm dò" ở Biển Đông Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vừa hoàn tất việc khoan thăm dò ở Biển Đông, Tân Hoa Xã cho biết hôm 24.8. Giàn khoan Hải Dương 981 thuôc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc. Tân Hoa Xã không đưa thông tin về vị trí khoan, nhưng Reuters dẫn nguồn trang mạng của...