Hệ thống báo động trên xe ô tô hoạt động như thế nào?
Hệ thống báo động đôi khi cũng là một nỗi phiền toái của nhiều người. Chúng thường kêu bất thình lình làm mọi người xung quanh giật mình. Nhưng chuông báo động cũng giúp đảm bảo độ an toàn cho xe hơi.
Ở Việt Nam, trộm cắp cả chiếc xe ít khi xảy ra, nhưng những vụ trộm cắp vặt như gương chiếu hậu, cần gạt nước hay logo xe lại khá nhiều. Một số trường hợp, kẻ trộm còn đập cửa kính để lấy vật dụng bên trong xe. Chính vì thế, người dùng càng quan tâm nhiều hơn đến những thiết bị chống trộm ô tô bằng cảm biến chuyển động, còi báo trộm… để ngăn ngừa hành vi này. Vậy hệ thống báo động trên xe hơi hiện đại hoạt động như thế nào.
1. Cấu tạo của hệ thống báo động
Hầu hết những hệ thống báo động trên xe ô tô hiện đại đều phức tạp hơn nhiều. Chúng bao gồm:
Một dãy cảm ứng có thể bao gồm các thiết bị chuyển mạch, cảm biến áp lực và bộ dò chuyển động.Một còi báo động, thường có thể tạo ra nhiều loại âm thanh để bạn chọn một âm thanh khác biệt nhất cho chiếc xe của mình.Một máy thu radio cho phép điều khiển không dây từ xa.Một pin phụ trợ giúp hệ thống có thể hoạt động ngay cả khi pin chính bị ngắt kết nối.
“Bộ não” của hệ thống có thể theo dõi mọi thứ và phát ra âm thanh báo động.
Bộ não trong hầu hết các hệ thống tiên tiến là một máy tính nhỏ. Nhiệm vụ của bộ não là đóng các thiết bị chuyển mạch và kích hoạt thiết bị báo động – còi, đèn pha hoặc còi báo động. Các hệ thống khác nhau ở cách sử dụng cảm biến và kết nối thiết bị trong bộ não.
Các phần của hệ thống báo động ô tô
Bộ não và thiết bị báo động có thể được nối với pin chính của xe nhưng chúng thường có thêm một nguồn điện dự phòng. Nó sẽ được kích hoạt nếu có ai đó ngắt nguồn điện chính (ví dụ, bằng cách cắt các dây cáp pin). Vì việc cắt nguồn năng lượng là một dấu hiệu xâm nhập trái phép khả nghi, nó sẽ kích hoạt bộ não để phát ra âm thanh báo động.
2. Cảm biến báo động cánh cửa
Yếu tố cơ bản nhất trong một hệ thống báo động ô tô là báo động cửa. Khi bạn mở mui xe phía trước, cốp xe hoặc bất cứ cánh cửa nào trên một chiếc xe được bảo vệ nghiêm ngặt, bộ não sẽ kích hoạt hệ thống báo động.
Hầu hết hệ thống báo động xe hơi sử dụng cơ chế chuyển đổi đã được thiết kế ở các cửa ra vào. Trên những chiếc ô tô hiện đại, mở cửa ra vào hoặc cốp xe sẽ làm đèn phía trong bật sáng. Việc chuyển đổi giúp điều này hoạt động cũng giống như cơ chế kiểm soát đèn trong tủ lạnh nhà bạn, cửa mở thì đèn bật, còn đóng cửa đèn sẽ tắt.
Video đang HOT
Tất cả những gì bạn phải làm để thiết lập cảm biến cửa là thêm một yếu tốt mới vào mạch này trước khi mắc điện. Với những dây dẫn mới tại chỗ, mở cửa (đóng mạch) gửi một dòng điện đến bộ não đồng thời với đèn bên trong và khiến bộ não phát ra tín hiệu báo động.
Như một biện pháp bảo vệ tổng thể, hệ thống báo động hiện đại thường theo dõi điện áp trong mạch điện của toàn bộ chiếc xe. Nếu điện áp trong mạch giảm, bộ não sẽ biết rằng đã có ai đó đang can thiệp vào hệ thống điện. Bật sáng đèn bằng cách mở cửa, xâm nhập đường dây điện dưới cốp xe đều gây ra sụt giảm điện áp.
Cảm biến cửa có hiệu quả cao nhưng nó cung cấp khả năng bảo vệ khá hạn chế. Có nhiều cách khác để vào xe (đập vỡ cửa sổ) và những tên trộm không thực sự cần phải đột nhập vào bên trong mới có thể ăn trộm chiếc xe của bạn, chúng có thể kéo xe của bạn đi. Trong những phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét một số hệ thống báo động tiên tiến hơn bảo vệ chiếc xe chống lại những tên tội phạm tinh ranh này.
Yếu tố cơ bản nhất trong một hệ thống báo động ô tô là báo động cửa3. Cảm biến va chạm báo động xe hơi
Ở phần trước, chúng ta đã nghiên cứu cảm biến cửa ra vào, một trong những hệ thống báo động xe hơi cơ bản nhất. Ngày nay, chỉ những chiếc xe rẻ tiền mới trang bị duy nhất gói báo động này. Những hệ thống bảo vệ tiên tiến hầu hết phụ thuộc vào những cảm biến va chạm để ngăn chặn trộm cắp và phá hoại.
Ý tưởng về cảm biến va chạm khá đơn giản. Nếu có ai đó chạm vào, xô đẩy hoặc di chuyển chiếc xe của bạn, cảm biến này sẽ gửi một tín hiệu đến bộ não cho thấy cường độ của chuyển động. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của va chạm, bộ não báo hiệu một tiếng bíp còi cảnh báo hoặc phát ra âm thanh báo động đầy đủ.
Có nhiều cách khác nhau để xây dựng một cảm biến va chạm. Hình thức đơn giản nhất của kiểu này là một bề mặt kim loại dài linh hoạt được đặt ngay phía trên một bề mặt kim loại khác. Bạn có thể dễ dàng thiết kế những bề mặt này thành một công tắc đơn giản: Khi bạn chạm vào chúng cùng lúc, dòng diện sẽ được truyền giữa chúng. Một dao động đáng kể sẽ gây ra va chạm đàn hồi khiến những tấm kim loại chạm vào tấm dưới chúng và đóng mạch trong ngắn hạn.
Vấn đề với thiết kế này là tất cả các va chạm hoặc rung động đóng mạch phải theo cùng một cách. Bộ não không có phương pháp nào đo dường cường độ của va chạm do đó sẽ dẫn đến nhiều cảnh báo sai lầm. Cảm biến tiên tiến hơn gửi thông tin khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của va chạm. Thiết kế được chỉ ra bên dưới, sáng chế bởi Randal Woods vào năm 2000 là một ví dụ điển hình của loại cảm biến này.
Cảm biến này chỉ có ba yếu tố chính:
Một tiếp xúc điện trung tâm trong không gian dạng xy lanh.Một vài tiếp xúc điện nhỏ hơn ở dưới cùng của xy lanh.Một quả bóng kim loại có thể di chuyển tự do trong xy lanh.
Trong bất kỳ vị trí dừng nào, quả bóng kim loại chạm vào cả hai tiếp xúc điện trung tâm và một trong số các tiếp xúc điện nhỏ hơn và hoàn thành một mạch đồng thời gửi dòng điện đến bộ não. Mỗi một tiếp xúc nhỏ được kết nối với bộ não theo cách này thông qua các mạch riêng rẽ.
Khi bạn di chuyển cảm biến này, bằng cách nhấn nó hoặc rung lắc, quả bóng sẽ chạy vòng quanh xy lanh. Và khi lăn rời một tiếp xúc nhỏ, nó phá vỡ kết nỗi giữa tiếp xúc cụ thể đó và tiếp xúc trung tâm. Điều này giúp mở công tắc truyền tín hiệu đến bộ não rằng quả bóng đã di chuyển. Khi quả bóng lăn, nó đi qua các tiếp xúc khác nhau, đóng mở mạch một cách liên tục cho đến khi nó dừng lại.
Nếu quả bóng kim loại này hứng chịu một cú va chạm nghiêm trọng, quả bóng sẽ lăn trên một quãng đường dài hơn, đi qua nhiều tiếp xúc điện nhỏ trước khi dừng lại. Khi điều này xảy ra, bộ não nhận các cú sốc điện ngắn từ tất cả các mạch riêng biệt.
Dựa vào việc có bao nhiêu cú sốc điện nó nhận được và thời gian diễn ra, bộ não có thể quyết định mức độ nghiêm trọng của va chạm.
Đối với những thay đổi rất nhỏ, quả bóng kim loại chỉ di chuyển từ tiếp xúc này đến tiếp xúc kế tiếp, bộ não có thể không kích thích báo động. Đối với những thay đổi lớn hơn một chút, ví dụ như có ai đó va chạm vào chiếc xe, nó có thể cung cấp một dấu hiệu cảnh báo: một tiếng chuông báo hoặc một ánh đèn pha. Khi quả bóng lăn trên một quãng đường xa, bộ não bật còi đầy đủ.
Trong nhiều hệ thống báo động hiện đại, các cảm biến va chạm là thiết bị phát hiện kẻ trộm chính nhưng chúng thường được kết hợp với một vài tính năng khác. Trong những phần tiếp theo, chúng ta sẽ nghiên cứu những cảm biến truyền tín hiệu đến cho bộ não khi có điều gì sai sót xảy ra.
Theo Cartimes
Những "chi tiết nhỏ có võ" trên ô tô mà không phải ai cũng biết
Một số chi tiết được thiết kế sẵn trên ô tô nhằm đề phòng tai nạn hoặc khi xảy ra sự cố, thế nhưng đa phần chủ xe lại không biết đến những tính năng hữu ích này.
1. Nút Shift Lock gần khu vực cần số
Shift Lock là một trong những tính năng khá hay và cần thiết trên ô tô. Tuy nhiên, có một thực tế là đến thời điểm này, không nhiều người biết và hiểu rõ về tác dụng cũng như cách vận hành tính năng này.
Về cơ bản, nút Shift Lock có tác dụng mở khóa cần số, giúp lái xe dễ dàng di chuyển cần số về N khi xe bất ngờ gặp sự cố như tai nạn, lỗi hệ thống điện hoặc gặp phải trục trặc nào đó mà không thể gạt cần số về N theo cách thông thường.
Đa phần trên các xe hiện tại, nút bấm này được đặt ngay vị trí cần số trên các xe số tự động (AT). Có nhiều kiểu thiết kế nút bấm này, tùy vào hãng và từng mẫu xe riêng. Ví dụ, trên vài mẫu xe, nút Shift Lock thiết kế nhô cao ngay sát bên cần số, tài xế chỉ cần nhấn nhẹ và giữ là có thể di chuyển cần số về N.
Nút Shift Lock có tác dụng mở khóa cần số
Trong khi, cũng có nhiều mẫu xe, nút bấm này thiết kế ẩn bên dưới hộp số, hoặc có nắp đậy bên trên. Để sử dụng nút này, tài xế phải mở nắp đậy hoặc dùng vật nhọn để nhấn hoặc gạt lẫy nhằm kích hoạt tính năng.
Về nguyên lý hoạt động, nút Shift Lock khá giống với nút bấm khóa bên trên cần số. Khi sử dụng, tài xế cũng bấm giữ nút này rồi bắt đầu kéo cần số về vị trí mong muốn.
2. Lẫy sau gương chiếu hậu
Bên trong khoang nội thất xe hơi thường được trang bị gương chiếu hậu trung tâm. Ở một số dòng xe cao cấp, gương chiếu hậu này được trang bị tính năng chống chói tự động nhưng ở một số dòng xe phổ thông thì chức năng ấy không được trang bị. Chức năng ấy sẽ được chuyển một cái lẫy nằm ngay dưới gương. Tưởng chừng đơn giản những tài xế sử dụng xe cả năm vẫn không biết làm cách nào để hết chói.
Lẫy này có tác dụng chống chói khi ánh đèn của các xe đi phía sau rọi vào, chứ không dùng để treo móc đồ như nhiều tài xế hay làm. Ngoại trừ với những mẫu xe được trang bị gương chống chói tự động, với những chiếc xe rọi pha phía sau gây lóa mắt, tài xế chỉ cần gạt lẫy nhỏ phía sau gương xuống, gương sẽ chống chói để đảm bảo tầm quan sát.
Trên thực tế, nguyên lý chống chói của việc gạt gương là dựa trên hiện tượng phản xạ ánh sáng qua tấm kính phía sau xe. Khi gương ở vị trí bình thường thì hình ảnh phản xạ phía sau sẽ đến trực tiếp gương và hình ảnh thấy được trong gương là rõ nhất.
Để chống chói thì người ta sinh ra cái lẫy để gạt, có thể gạt lên hoặc xuống đều được, khi gạt lẫy thì kính sau của xe có tác dụng như 1 gương phản xạ ánh sáng và làm cho ánh sáng yếu đi (nên không bị chói) đồng thời mọi thứ nhìn thấy trong gương cũng sẽ mờ đi theo. Vì việc phản xạ của kính sau có thể lên trên hoặc xuống dưới đều được nên lẫy gạt của gương chống chói có thể tiến hoặc lùi đều tùy thói quen của mỗi người sử dụng.
3. Khe nhỏ trên cửa gió gần khu vực cửa xe
Các khe này hay nằm cố định cạnh cửa gió điều hòa và hướng ra phía cửa sổ, rất nhiều người nghĩ chi tiết này là cửa gió hệ thống điều hòa. Tuy nhiên, đây là các khe thông hơi có chức năng thổi gió để sấy kính cửa sổ hai bên, giúp người lái dễ dàng quan sát gương chiếu hậu.
Khe nhỏ trên cửa gió gần khu vực cửa xe4. Ốp nhỏ cản trước gắn móc kéo xe
Nhiều người lầm tưởng miếng ốp nhỏ này là bộ phận rửa đèn xe. Thực tế, đằng sau miếng ốp chính là móc khóa cứu hộ. Chi tiết này giúp kéo xe trong trường hợp xe bị chết máy hay sa lầy. Việc che nắp đậy chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ của chiếc xe. Trong tình huống khẩn cấp, chỉ cần mở miếng ốp và móc đầu cáp khóa vào xe cứu hộ là có thể kéo đi dễ dàng.
Ốp nhỏ cản trước gắn móc kéo xe5. Chốt trẻ em (lock baby)
Một số tài xế mới cho rằng để khóa trẻ em cho cửa sau, phải chỉnh trên bảng đồng hồ trước mặt tài xế bằng cách nào đó. Thực tế không phải, chức năng này hoàn toàn cơ học. Bạn hãy mở cửa sau, nhìn trên thành cửa có biểu tượng khóa trẻ em, lúc này chỉ cần gạt hoặc xoay tùy từng xe, chức năng khóa trẻ em sẽ được kích hoạt.
Theo Cartimes
Nguyên tắc cần tuân thủ nếu ô tô bị ngập nước kẻo 'nhẵn ví' Ô tô bị ngập nước sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng. Vậy khi gặp tình trạng này tài xế nhất định không được mắc sai lầm mà cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản. Không được cố gắng khởi động máy Nước không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ thống điện, làm bẩn nội thất, mà nghiêm trọng hơn gây hư...