Hệ thống Arena khiến xe tăng Nga bất bại
Cùng với hệ thống Shtora đang hoạt động tại Syria, hệ thống phòng thủ Arena được coi là chiếc áo giáp hoàn hảo bảo xe thiết giáp của Nga.
Arena là một hệ thống APS được thiết kế để bảo vệ xe tăng chiến đấu chủ lực hay xe bọc thép trước mối đe dọa từ tên lửa chống tăng có điều khiển, súng phóng lựu chống tăng cá nhân. Cấu hình hệ thống bao gồm một trạm cảm biến được bố trí gần cuối tháp pháo.
Bên trong trạm cảm biến được trang bị một radar xung Doppler đa chức năng, radar này có phạm vi quét 360 độ xung quanh xe. Một hệ thống đánh chặn gồm có 26 đạn được bố trí xung quanh tháp pháo, cung cấp khả năng đánh chặn từ 220-270 độ về phía trước và 2 bên hông xe tăng.
Arena được trang bị một máy tính điều khiển kỹ thuật số. Hệ thống có nguyên tắc hoạt động như sau: Hệ thống cảm biến sẽ quét khu vực xung quanh xe tăng để phát hiện mối đe dọa từ các loại vũ khí chống tăng. Khi một tên lửa chống tăng phóng về phía xe tăng, thông số về mục tiêu sẽ được hệ thống cảm biến truyền về cho máy tính điều khiển.
Dựa vào thông số về tọa độ, vận tốc của tên lửa, máy tính điều khiển sẽ kích hoạt hệ thống đánh chặn ở vị trí phù hợp. Arena sẽ phóng ra một đạn hình hộp chữ nhật được kích nổ cách xe tăng khoảng 1,5m, khi nổ, nó sẽ phóng ra hàng nghìn mảnh đạn nhỏ để tiêu diệt tên lửa hay đầu đạn của vũ khí chống tăng khác.
Hệ thống Arena có thời gian phản ứng với mục tiêu chỉ 0,07 giây, nó có thể đối phó với các mục tiêu có tốc độ lên đến 700m/s. Arena còn có khả năng nhận dạng các mục tiêu giả và các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng nhỏ không đủ khả năng đe dọa xe tăng.
Video đang HOT
Arena có trọng lượng khoảng 1.100kg, khi hoạt động, nó yêu cầu bộ binh phải tránh xa xe tăng một khu vực an toàn khoảng 30m xung quanh. Hệ thống Arena cung cấp phạm vị bảo vệ khoảng 50m xung quanh xe tăng.
Các thử nghiệm trên thao trường Kubinka vào năm 1995 cho thấy hệ thống Arena đã bảo vệ thành công xe tăng trước cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển và đạn xuyên giáp động năng sử dụng thanh xuyên cố định.
Xe tăng chiến đấu chủ lực được trang bị Arena sẽ có khả năng sống sót trên chiến trường cao gấp 1,5-2 lần so với xe tăng không được trang bị hệ thống APS này. Nếu Arena kết hợp cùng hệ thống phòng vệ mềm Shtora thì khả năng bảo vệ còn tăng lên rất nhiều.
Hệ thống Arena đang được thử nghiệm trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UM1, hệ thống này cũng được giới thiệu với biến thể xe chiến đấu bộ binh nâng cấp BMP-3. Biến thể xuất khẩu Arena-E đi kèm với xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 tại triển lãm Defexpo-2014 đang diễn ra tại Ấn Độ.
APS Arena đang được kỳ vọng sẽ mang lại một sức mạnh mới cho xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga cũng như các xe tăng, xe bọc thép khác.
1/10
Theo_Báo Đất Việt
TQLC Trung Quốc tập trận chiếm đảo ở...sa mạc
Thủy quân lục chiến Trung Quốc đã tổ chức tập trận bắn đạn thật rầm rộ ở sa mạc Gobi trong điều kiện thời tiết giá rét vào ngày 21/1.
Báo quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ngày 21/1 đưa tin, Thủy quân lục chiến Trung Quốc đã tổ chức tập trận bắn đạn thật phối hợp tại sa mạc Gobi. Ảnh các thủy quân lục chiến khai hỏa rocket phóng loạt cầm tay.
Xe thiết giáp đổ bộ ZBD-05 bắn tên lửa chống tăng HJ-73C. Xe được sơn ngụy trang màu sa mạc, điều đó cho thấy, thủy quân lục chiến Trung Quốc muốn xây dựng lực lượng để chuẩn bị cho những kịch bản chiến đấu sâu trong đất liền.
Đây là cuộc tập trận lớn thứ 2 của Hải quân Trung Quốc đầu năm 2016. Trước đó, một đơn vị hải quân đã tổ chức tập trận bắn đạn thật gần đảo Đài Loan. Ảnh thủy quân lục chiến bắn tên lửa chống tăng HJ-8.
HJ-8 là loại tên lửa chống tăng dẫn đường bằng dẫn đường bằng dây dẫn thế hệ 2 do Trung Quốc chế tạo. Tên lửa có chiều dài 1,5 m, đường kính 120 mm, trọng lượng phóng 25 kg, tầm bắn khoảng 4 km.
Sau khi tên lửa được phóng đi, ống phóng sẽ tự động hắt sang một bên để thay thế ống phóng khác. HJ-8 được cho là tương đương với tên lửa BGM-71 TOW của Mỹ, MILAN của Pháp.
Dàn xe thiết giáp đổ bộ của thủy quân lục chiến Trung Quốc đồng loạt khai hỏa. Những xe này được trang bị hỏa lực khá mạnh với pháo chính từ 105-122 mm.
Biến thể xe tăng hạng nhẹ ZTD-05 khai hỏa pháo 105 mm. Pháo chính của xe có thể bắn đạn xuyên giáp động năng APFSDS, đạn HEAT và đạn phân mảnh. Ngoài ra, pháo chính có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng cho phép tấn công ngay cả khi đang di chuyển trên biển.
Xe có một khoang chở quân nhỏ phía sau có thể mang theo 4 người. ZTD-05 và các phiên bản khác trong dòng xe thiết giáp ZBD-2000 được xem là xương sống của lực lượng tăng-thiết giáp, thủy quân lục chiến Trung Quốc.
2 thủy quân lục chiến sử dụng súng phun lửa công kích mục tiêu giả định trong quá trình tập trận.
Bài tập chi viện hỏa lực bằng súng máy hạng nặng. Thời gian gần đây, thủy quân lục chiến Trung Quốc được đầu tư nhiều trang bị khí tài hiện đại. Hiện nay, đơn vị có quân số khoảng 12.000 người, trụ sở của đơn vị đóng tại Trạm Giang, Quảng Đông.
Theo_Kiến Thức
Quân đội Ukraine khoe hàng loạt xe tăng-thiết giáp mới Quân đội Ukraine mới đây đã tổ chức buổi lễ giới thiệu hàng loạt mẫu xe tăng, xe thiết giáp mới có sự tham dự của Tổng thống Petro Poroshenko. Không loại trừ khả năng các loại xe tăng, thiết giáp này sẽ được Quân đội Ukraine sử dụng ở miền đông trong trường hợp có chiến sự tiếp tục xảy ra. Tại...