Hệ sinh thái du lịch đều tê liệt
Không phá sản thì cũng bó gối chịu lỗ, giám đốc các doanh nghiệp dịch vụ như lữ hành, lưu trú, vận tải đã đến giai đoạn chẳng còn biết nói gì vì đã gần như đóng băng mọi hoạt động.
Bến xe Miền Đông vắng lặng
Khách sạn rao bán, lữ hành đóng cửa
“Công ty không làm gì cả, ngưng toàn bộ mọi hoạt động” là câu trả lời kèm nụ cười chua xót của ông Huỳnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty CP Ngôi sao biển Sài Gòn, khi chúng tôi đặt câu hỏi “Giám đốc doanh nghiệp (DN) du lịch làm gì trong bối cảnh giãn cách xã hội hiện nay?”.
Chỉ cách đây chưa đầy 2 tháng, Ngôi sao biển Sài Gòn tưng bừng khai trương tổ hợp Chợ đêm Phú Quốc Grand World, Saigon SeaFood Hub Market và NightZone 68 – một trong những sản phẩm giải trí về đêm hấp dẫn nhất của Phú Quốc United Center – siêu quần thể nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí hàng đầu Đông Nam Á tại Phú Quốc. Thời điểm đó, ông Huỳnh Văn Sơn tất bật với hàng tá kế hoạch, chạy đi chạy lại liên tục Phú Quốc – TP.HCM để chăm chút cho “thành phố không ngủ” đầu tiên của Việt Nam (VN), với kỳ vọng dự án đẳng cấp kết hợp cùng Tập đoàn Vingroup sẽ trở thành đòn then chốt tạo nên sức bật mới cho sự phát triển của du lịch Phú Quốc nói riêng và toàn ngành du lịch VN sau hơn 1 năm đóng băng vì Covid-19. Không chỉ vậy, chợ đêm Đà Lạt, phố đi bộ chợ đêm Vũng Tàu, chợ đêm Đà Nẵng… loạt dự án cũng đang gấp rút được Ngôi sao biển Sài Gòn triển khai để đón đầu ngành du lịch sau đại dịch.
Du lịch đóng băng, các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ cũng chẳng còn sức sống. Qua rà soát, thống kê, trên địa bàn TP.HCM có hơn 50% cơ sở lưu trú hạng 3 sao/tương đương tạm ngưng hoạt động, các cơ sở lưu trú hạng 4 sao và 5 sao/tương đương hoạt động cầm chừng; doanh thu lưu trú giảm 70% so với năm 2019, doanh thu hoạt động ăn uống giảm 80%, doanh thu các hoạt động dịch vụ khác giảm 68%, lượng lao động giảm 35% so với 2019. Từ cuối 2020 đến nay, làn sóng bán tháo khách sạn để cắt lỗ liên tục diễn ra và vẫn chưa có dấu hiệu ngưng. Ban đầu là khách sạn nhỏ, sau đó tới các khách sạn “có sao” rồi đến cả khách sạn 4 – 5 sao cũng lần lượt được rao bán.
Tô Phương, chàng thanh niên 30 tuổi chuyên “săn” những căn nhà cũ, sửa sang lại thành dạng homestay phục vụ du lịch tại Đà Lạt, chia sẻ từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát đợt 4, tất cả các căn phòng của anh đều bỏ trống. Quy định người đến từ TP.HCM hay các tỉnh, thành là vùng dịch đến Đà Lạt phải tự cách ly 21 ngày đã chặn hoàn toàn mọi khả năng kinh doanh của Phương. “Không chỉ lần này, mỗi lần dịch bùng lên thì Đà Lạt đều lập tức bị ảnh hưởng rất nặng. Hầu hết mọi người đến Đà Lạt chỉ để nghỉ dưỡng, du lịch nên có dịch là gần như mất hết khách, không ai thuê phòng. Trước đây, chúng tôi đón khách rất đều, mỗi tháng thu về khoảng 60 – 70 triệu đồng. Giờ khoản này coi như mất trắng, phòng bỏ không nhưng vẫn phải duy trì tiền thuê nhà, điện, nước… Thật sự rất khó khăn. Do tự làm, vốn tự có nên không đến nỗi phá sản nhưng mọi kế hoạch tìm kiếm nhà, sang nhượng thêm các dự án đều phải ngưng, coi như thất nghiệp”, chàng trai trẻ buồn rầu nói.
Trong khi đó, phó tổng giám đốc một khách sạn 5 sao tại TP.HCM cho biết lượng khách hiện nay chỉ đạt khoảng 1% nhưng vẫn phải tốn chi phí duy trì toàn bộ khách sạn công suất gần 500 phòng. Nhà hàng, quầy bar bên trong khách sạn tuy đã được cho mở lại nhưng vì không có khách cũng đành tiếp tục đóng cửa để tiết giảm chi phí.
Hàng không, đường thủy, đường bộ… kiệt quệ
Cùng chung hệ sinh thái, các đơn vị vận tải cũng không đứng ngoài “vòng xoáy chết chóc của dịch bệnh”. Hàng không, đường sắt đứng trước nguy cơ phá sản. Máy bay, tàu hỏa phải đem ra trưng dụng chở hàng. Trong thời gian cao điểm dịch bệnh, các đơn vị vận chuyển du lịch đường bộ gần như ngưng hoạt động hoàn toàn. Từ tháng 5.2020 đến nay, nhiều DN bắt đầu mở cửa phục vụ nhu cầu của người dân nhưng không đủ lượng khách để duy trì hoạt động. Phụ thuộc vào lượng khách của các công ty lữ hành lớn, nên trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, tình hình kinh doanh của các đơn vị vận chuyển giảm từ 60 – 80%. Giai đoạn giãn cách xã hội như hiện nay, con số này đã chạm ngưỡng 100%, tức tiếp tục ngưng hoạt động.
Trao đổi với Thanh Niên trưa 17.6, ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty Thường Nhật (chủ đầu tư dự án buýt đường sông tại TP.HCM), cho biết các tuyến buýt đã ngưng hoạt động hoàn toàn theo đúng Chỉ thị 15 của Chính phủ và quy định của UBND TP. Tuy vậy, công ty vẫn cố gắng duy trì lương cho 100% người lao động để họ ổn định cuộc sống. Theo ông Toản, từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, lượng khách sử dụng buýt đường sông giảm rất mạnh. Thống kê lượng khách năm 2020 và quý đầu 2021 chỉ đạt chưa tới 50% so với cùng kỳ 2019. Mỗi tháng, công ty phải bù lỗ vài tỉ đồng cho các chi phí bảo trì, bảo dưỡng, khấu hao, sửa chữa, nhân sự… và tình trạng này đã kéo dài gần 1 năm rưỡi. Buýt đường sông điêu đứng nhưng ông Toản cho biết có muốn cựa quậy, chuyển ngành cũng không nổi vì “thời buổi dịch bệnh thế này, có ngành nào mà không khó. Đến như thị trường tiêu thụ hàng hóa thiết yếu như thực phẩm, nông sản còn chới với thì dịch vụ, những ngành ít thiết yếu hơn làm gì còn chỗ mà động đậy. Giờ phải chịu, cố được ngày nào hay ngày đó thôi chứ biết sao”.
Tương tự, ông Trương Quang Cường, Chủ tịch HĐTV Công ty du thuyền Viet Princess, kể: Viet Princess có 4 tàu du ngoạn sông Mê Kông, là nguồn thu nhập chính của DN. Mỗi năm, 4 con tàu này đem về doanh thu khoảng 150 tỉ đồng, lợi nhuận 25 tỉ đồng. Thế nhưng từ khi Covid-19 kéo tới, ngành du lịch gần như đóng băng, mỗi tháng công ty ông Cường phải bù lỗ khoảng 1,5 tỉ đồng, dự kiến kéo dài trong 40 tháng.
Video đang HOT
“Kinh doanh đã khó, tiếp cận vốn ngân hàng còn khó hơn. 4 chiếc tàu của chúng tôi trị giá 200 tỉ đồng, sau khi trừ khấu hao 5 năm hoạt động, giá trị hiện còn khoảng 180 tỉ. Bên cạnh đó, tôi còn đầu tư thêm vào lĩnh vực bất động sản, sở hữu những căn hộ bất động sản du lịch có giá trị khoảng 7 tỉ đồng. Hằng năm, chúng tôi chuyển vào các ngân hàng thương mại hơn 100 tỉ đồng. Thế nhưng, đem tất cả số tài sản trên đến ngân hàng vẫn không đủ điều kiện trở thành tài sản thế chấp để Du thuyền Viet Princess được vay vốn dù chỉ 10 tỉ đồng. Nếu thủ tục của ngân hàng tiếp tục khó khăn thế này, những chính sách hỗ trợ DN tiếp tục chậm trễ thế này thì các DN du lịch sẽ rất khó để cầm cự cho đến khi đại dịch qua đi”, ông Trương Quang Cường lo ngại.
Du lịch dịp hè, đến tỉnh nào để không bị cách ly?
Sau nhiều ngày không phát hiện thêm ca bệnh Covid-19 mới, nhiều địa phương dần nới lỏng giãn cách. Tuy nhiên tính tới ngày 17/6, mỗi địa phương áp dụng biện pháp cách ly người về khác nhau.
Dưới đây là một số lưu ý nếu bạn có nhu cầu đi du lịch tại các điểm nổi tiếng trong nước dịp hè này.
Quảng Ninh
Từ chiều 8/6, các khu, điểm du lịch, di tích, danh thắng, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, cơ sở dịch vụ tại Quảng Ninh mở cửa trở lại, tổ chức đón du khách nội tỉnh.
Các sân golf được hoạt động đón khách nội tỉnh UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các cơ sở dịch vụ, du lịch phải tổ chức các hoạt động nêu trên một cách có kiểm soát, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Ngoài ra, Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh làm việc với các tỉnh, thành phố, trên cơ sở đánh giá an toàn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đề xuất với lãnh đạo tỉnh triển khai phương án mở rộng khách du lịch từ các địa phương an toàn.
Thừa Thiên Huế
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép các di tích lịch sử, văn hóa; các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh được hoạt động nhưng chỉ đón khách nội tỉnh.
Du khách khi tham quan các điểm di tích Huế phải thực hiện tốt "5K" (đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét, không tụ tập, khai báo y tế) và các yêu cầu về phòng chống dịch khác.
Để tiếp tục đảm bảo công tác phòng chống dịch, tạm thời Trung tâm chưa tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách cho đến khi có thông báo mới.
Khánh Hoà
Từ 11/6, tỉnh Khánh Hòa cho hoạt động trở lại một số hoạt động ngoài trời nhưng không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, các bãi biển tiếp tục dừng hoạt động trông giữ xe. Các quán ăn vỉa hè được bán mang về, các nhà hàng mở cửa thực hiện giãn cách tối thiểu 1m.
Những người đến từ khu vực, địa điểm bị phong tỏa do có ca Covid-19 phải cách ly tập trung 21 ngày. Từ 7/6 người về từ TP.HCM, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh sẽ cách ly tại nhà 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm nCoV ít nhất 2 lần. Những người đến từ các tỉnh, thành phố có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng phải khai báo y tế trực tiếp tại trạm y tế phường/xã/thị trấn nơi đến và thực hiện 5K.
Phú Quốc
Tại Phú Quốc (Kiên Giang) các đường bay vẫn hoạt động, tuy nhiên người đến thành phố bằng đường hàng không phải có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trong vòng 24 giờ. Nếu không, cơ quan chức năng địa phương tiến hành xét nghiệm và hành khách phải chịu thanh toán chi phí.
Với đường biển, du khách thực hiện khai báo y tế theo quy định, quét mã QR tại các cầu cảng để thực hiện check-in khi đến Phú Quốc.
Hà Giang
Tỉnh Hà Giang tạm dừng đón khách du lịch vào địa bàn tỉnh và dừng tiếp nhận người từ vùng dịch. Trong trường hợp cần thiết, người vào tỉnh phải có phiếu kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trong vòng 5 ngày.
Đà Nẵng
Tại Đà Nẵng, những người đi đến và về từ các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, người từng đến, về từ các ổ dịch trong vòng 28 ngày tính từ ngày ca bệnh cuối cùng của ổ dịch được ghi nhận, đều phải cách ly tập trung 21 ngày và trả toàn bộ chi phí.
Những trường hợp về từ các địa phương có dịch, thuộc diện cách ly tại nhà khi đến Đà Nẵng phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ tính từ lúc lấy mẫu xét nghiệm.
Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam hiện tạm dừng các hoạt động tham quan, du lịch. Tỉnh yêu cầu cách ly tập trung 21 ngày và theo dõi tại nhà 7 ngày đối với người tiếp xúc gần các ca bệnh (F1) hay người từ các địa điểm, các mốc thời gian theo Thông báo khẩn của Bộ Y tế.
Những người tiếp xúc với F1 (F2) hoặc đến từ các tỉnh, thành phố có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng phải thực hiện tự cách ly tại nơi lưu trú 14 ngày. Quy định ngày cũng áp dụng cho người từ các địa điểm, mốc thời gian theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (phần màu xanh).
Hải Phòng
Từ ngày 13/6, UBND thành phố Hải Phòng cho phép mở cửa trở lại các hoạt động thể thao ngoài trời, công viên, vườn hoa trên địa bàn với điều kiện không tập trung quá 20 người cùng 1 chỗ, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi tiếp xúc.
Các khu, điểm du lịch tại Hải Phòng được hoạt động trở lại nhưng chỉ phục vụ cho người đang sinh sống, làm việc trên địa bàn thành phố Hải Phòng và phải tuân thủ các biện pháp về phòng chống dịch bệnh.
Các cơ sở lưu trú được hoạt động trở lại nhưng chỉ phục vụ người lao động đến làm việc với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố, không tiếp nhận người đến từ vùng dịch, phải tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh.
Bình Định
Từ 1/6, tỉnh Bình Định tạm dừng hoạt động các quán ăn, uống vỉa hè (chỉ cho bán hàng mang về) và các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. Trước đó từ 5/5, tỉnh quy định cách ly y tế tập trung hoặc tại nhà với những người đến hoặc về từ các vùng dịch (một số địa điểm cụ thể) của các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc...
Những người đến từ vùng có dịch của TP.HCM theo chỉ thị 16/CT-TTg phải cách ly tập trung 21 ngày; người từ các khu vực khác của thành phố cách ly tại nhà 14 ngày.
Vũng Tàu
Từ 17h ngày 5/6, các chuyến bay dân dụng chở khách đến Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) tạm dừng, cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.
Du lịch nội tỉnh: Xu hướng mới cứu cánh doanh nghiệp lữ hành Trong bối cảnh du lịch nội địa cũng gặp khó khăn như thị trường quốc tế, các địa phương đang tìm cách đẩy mạnh du lịch trong tỉnh như một chiếc phao cứu sinh. Đợt bùng phát dịch thứ 4 này diễn ra ở từng địa phương, mỗi nơi có tình hình kiểm soát dịch khác nhau. Các tỉnh không chịu ảnh hưởng...