Hệ quả của việc Trung Quốc lập hạm đội dân quân biển ở Biển Đông
Việc Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu cá riêng cho lực lượng dân quân biển có thể sẽ khiến ranh giới giữa tàu cá dân sự và quân sự dần bị xóa nhòa.
Giáo sư James Kraska đến từ trung tâm Nghiên cứu Luật Quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ ngày 10/8 đã đưa ra những nhận định trên tạp chí The Diplomat về việc Trung Quốc muốn xây dựng hạm đội tàu cá riêng cho lực lượng dân quân biển .
Giáo sư James Kraska (trái) trong cuộc gặp Phó Đô đốc Nhật Bản Kazuki Yamashita hồi đầu năm 2015.
Trung Quốc gần đây đã công khai kế hoạch xây dựng mạng lưới tàu cá trở thành lực lượng “dân quân biển” với vai trò bán quân sự trong thời bình và cũng như trường hợp xảy ra xung đột. Kế hoạch này sẽ cung cấp cho lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN) một lực lượng đông đảo, hợp pháp và mang yếu tố cạnh tranh chiến lược.
Theo giáo sư James Kraska, lực lượng dân quân biển đã xóa đi sự phân biệt giữa tàu chiến và tàu dân sự trong luật hải chiến. Điều luật quy định việc bảo vệ hoạt động của tàu cá trong giai đoạn xảy ra xung đột.
Mặc dù các tàu chiến có thể tiếp cận tàu dân sự trong trường hợp nghi vấn có hỗ trợ đối phương nhưng với việc Trung Quốc thành lập lực lượng dân quân biển, sẽ rất khó thể phân biệt giữa các tàu cá và tàu làm nhiệm vụ hỗ trợ cho PLAN.
Mặc dù lực lượng dân quân biển đóng vai trò quyết định trong chiến đấu, sự hiện diện của lực lượng này chắc chắn sẽ gây khó xử trong trường hợp xảy ra xung đột cũng như gây nên những tranh cãi.
Việc sử dụng tàu cá trong xung đột vũ trang từng được tòa án tối cao Mỹ đặt ra trong trường hợp cụ thể vào năm 1900. Hải quân Mỹ khi đó đã bắt giữ tàu cá Cuba trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Tòa án tối cao Mỹ sau đó đã ra phán quyết yêu cầu trả tự do cho tàu cá này.
Việc sử dụng tàu cá như một công cụ hỗ trợ hải quân đã vi phạm nguyên tắc cơ bản về sự phân biệt, yếu tố quan trọng trong luật nhân đạo quốc tế (IHL), theo giáo sư James Kraska. Các tàu và vật thể dân sự cần phải được bảo vệ trước đợt tấn công có vũ trang. Mục đích chính của nguyên tắc phân biệt này nhằm bảo vệ dân thường và những hệ quả trong chiến tranh. Tuy nhiên, lực lượng dân quân biển Trung Quốc đã làm mờ đi ranh giới giữa hải quân và tàu cá.
Video đang HOT
Với khoảng 200.000 tàu, Trung Quốc hiện đang vận hành số lượng tàu cá lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp thương mại này đem đến công việc cho 14 triệu người, tương đương 25% của thế giới.
Kế hoạch xây đảo di động của Trung Quốc là một hành động nguy hiểm, nằm trong âm mưu thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Các tàu cá của lực lượng dân quân biển được lắp đặt các trang thiết bị điện tử hiện đại, bao gồm hệ thống liên lạc và radar giúp tăng cường khả năng tương tác với PLAN và các cơ quan khác như lực lượng tuần duyên. Nhiều tàu cá còn được trang bị hệ thống định vị vệ tinh giúp theo dõi vị trí của tàu và thu thập thông tin tình báo.Quy mô của lực lượng tàu cá này giúp cho Bắc Kinh thúc đẩy các mục tiêu chiến lược trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Trong quá khứ, lực lượng dân quân đã ngăn cản hoạt động tự do hàng hải của tàu khảo sát quân sự Mỹ cũng như đóng vai trò hỗ trợ hậu cần cho các tàu chiến Trung Quốc.
Các ngư dân Trung Quốc tham gia các hoạt động đánh cá gắn liền các hợp tác xã ngư nghiệp hoặc công ty dân sự. Theo giáo sư James Kraska, các ngư dân được đào tạo cơ bản về mặt quân sự và chính trị phục vụ cho các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở các đại dương.
Ông Tập Cận Bình và Hải quân Trung Quốc
Giáo sư James Kraska cho rằng, các nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện bởi lực lượng dân quân biển Trung Quốc có thể khiến các tàu cá trở thành mục tiêu hợp pháp trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
Đây là ví dụ điển hình trong cuộc “chiến tranh pháp lý” của Trung quốc nhằm xuyên tạc các khái niệm pháp lý để chống lại đối phương. Điều này hoàn toàn khác biệt so với vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông mà Philippines đang theo đuổi tại tòa án quốc tế.
Bất cứ tàu cá nào cũng lực lượng dân quân biển bị phá hủy trong xung đột cũng sẽ là cái cớ để Trung Quốc gây sức ép trên phương diện chính trị và ngoại giao. Ngay cả những phản ứng gián tiếp như gây nhiễu điện tử trên các hệ thống liên lạc cũng sẽ là cái cớ của Trung Quốc nhằm thu hút sự cảm thông của các quốc gia láng giềng.Hoạt động của lực lượng dân quân biển sẽ gây nên những áp lực không nhỏ đối với Mỹ và các nước đồng minh. Việc phân biệt tàu cá dân sự và các tàu dân quân hỗ trợ PLAN gần như là không thể bởi số lượng lớn các tàu trong một khu vực đại dương rộng lớn.
Trong bối cảnh mà lực lượng dân quân biển đang đặt ra những thách thức, Hoa Kỳ có thể sẽ đáp trả bằng việc tăng cường lực lượng bao gồm tàu chiến, tàu ngầm và các máy bay không người lái. giáo sư James Kraska nhận định.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc xây dựng một hạm đội tàu cá để vơ vét Biển Đông?
Việc Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu cá mới cho lực lượng "dân quân biển" để phục vụ cho các hoạt động trên Biển Đông có thể dẫn đến leo thang gây hấn hơn nữa trong khu vực.
Tin tức từ The Diplomat ngày 31/7 cho hay, Trung Quốc đang xây dựng một hạm đội tàu cá mới cho lực lượng "dân quân biển" để phục vụ cho các hoạt động trên Biển Đông, một động thái có thể dẫn đến leo thang gây hấn hơn nữa trong khu vực. Thông tin trên được các chuyên gia cho biết trong cuộc họp tại Trung tâm Phân tích Hải quân hôm 29/7.
Một tàu chở container neo đậu tại cảng ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Dân quân biển Trung Quốc là lực lượng nguy hiểm hơn hải quân mà Bắc Kinh thường sử dụng trong việc "đổ bộ đảo" bằng tàu cá trá hình. Tại Trung Quốc từ lâu đã có những kêu gọi đưa lực lượng này vào hoạt động. Đây sẽ là lần đầu tiên mà các lực lượng dân quân sẽ có hạm đội tàu cá của riêng mình mà không phải thuê tàu cá của dân.
Đầu năm 2013 trong chuyến thăm đến làng chài ở Đàm Môn trên đảo Hải Nam, ông Tập Cận Bình đã nói với lực lượng dân quân biển ở đây rằng, họ nên không chỉ đánh bắt cá mà còn giúp Bắc Kinh thu thập thông tin, hỗ trợ việc xây dựng tại các hòn đảo và rặng san hô của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình đã tạo thêm đà cho sự phát triển của lực lượng dân quân biển. Nhiều tỉnh thành ven biển thành lập các đơn vị dân quân biển và hỗ trợ nhiều hơn các nguồn lực cho đào tạo ngư dân, đóng mới tàu cá.
Zhang Hongzhou, nghiên cứu viên tại Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Singapore cho rằng, việc Trung Quốc xây dựng một hạm đội tàu cá quốc doanh cho dân quân biển ở Biển Đông là một hiện tượng mới. Sự thay đổi này có thể phản ánh thất vọng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc quản lý ngư dân.
Nhiều ngư dân Trung Quốc chê chính phủ nước này đã trả thù lao quá ít cho việc thực hiện các nhiệm vụ trên Biển Đông đại loại như hộ tống giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm ngoái.
Có rất ít nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ sử dụng hạm đội tàu cá này để củng cố yêu sách chủ quyền phi pháp của họ ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Zhang Hongzhou cảnh báo, việc sử dụng lực lượng dân quân biển ngày càng tăng thực sự có thể thúc đẩy leo thang tranh chấp trong khu vực và làm suy yếu lợi ích của chính Trung Quốc. Ngay cả lực lượng dân quân biển này cũng có thể lợi dụng cái gọi là lòng yêu nước của họ để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp như bắt trộm rùa biển, san hô và các loài nguy cấp khác.
Hạm đội tàu cá của dân quân biển Trung Quốc thậm chí còn đi xa hơn đường lưỡi bò Trung Quốc, do đó làm tăng thêm căng thẳng với các nước láng giềng. Sẽ mất khoảng 1 năm để Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu cá này.
Trước đó, theo tờ China Daily (Trung Quốc) ngày 18/6, Chính quyền Trung Quốc đã thông qua quy định mới yêu cầu tất cả hãng đóng tàu trong nước phải đảm bảo những tàu mới đóng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự trong tình huống khẩn cấp.
Quy định này sẽ giúp Trung Quốc có thể biến các đội tàu dân sự thành sức mạnh quân sự, tờ China Daily ngày 18/6 dẫn tiết lộ của Hiệp hội ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc.
"Hải chiến thường đòi hỏi một lượng lớn tàu, trong khi đóng nhiều tàu hải quân lúc thời bình lại không hợp lý về mặt kinh tế. Chính vì thế, các hãng đóng tàu cần thay đổi một số thiết kế của tàu dân sự để chúng có thể phục vụ cho hải quân trong thời chiến", nhà nghiên cứu Cao Weidong thuộc Viện nghiên cứu hải quân Trung Quốc nhận định.
Quy định này nằm trong văn bản Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với tàu dân sự nhằm đáp ứng yêu cầu quốc phòng, văn bản được đưa ra sau một dự án nghiên cứu kéo dài 5 năm của Hiệp hội ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc và quân đội Trung Quốc. Quy định áp dụng đối với 5 loại tàu: tàu chở container, tàu bốc dỡ hàng bằng cầu dẫn (tàu loại Ro-Ro), tàu đa chức năng, tàu chở hàng khô, tàu chở hàng rời, theo China Daily.
Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc có khoảng 172.000 tàu dân sự, China Daily dẫn số liệu thống kê của Bộ Giao thông Trung Quốc.
Theo Reuters, một số nước trên thế giới từng sử dụng tàu dân sự để giúp quân đội trong những tình huống khẩn cấp, như Anh trong Chiến tranh Falkland năm 1982 với Argentina.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
172.000 tàu dân sự Trung Quốc được tập huấn 'tác chiến' Bà Shannon Tiezzi, đại sứ của Mỹ tại Trung Quốc cho biết chính phủ Trung Quốc vừa phê chuẩn một kế hoạch đảm bảo các tàu dân sự có thể hỗ trợ cho các chiến dịch quân sự của lực lượng hải quân Trung Quốc trong giai đoạn khủng hoảng. Theo bài viết trên trang The Diplomat, việc tuyển dụng các tàu dân...