Hè nóng nực mà điều khiển điều hòa thường xuyên “thất lạc”, có ngay 2 biện pháp “cứu cánh” cực dễ đây rồi
Tất nhiên, bạn cũng có thể bật tắt điều hòa bằng tay nhưng sẽ rất bất tiện, muốn điều chỉnh nhiệt độ cũng đành phải “bó tay”. Chưa kể, việc bật tắt liên tục sẽ khiến cần gạt dễ bị gãy, hỏng.
Nếu bạn đã từng hoặc đang rơi vào trường hợp “thất lạc” điều khiển điều hòa, hãy thử tham khảo 2 cách siêu dễ dưới đây nhé!
Đừng lo lắng về chi phí vì cả 2 cách này đều có giá chỉ khoảng vài chục nghìn đồng cho tới… 0 đồng.
#1: Sử dụng điều khiển đa năng
Giá tham khảo: 35 – 75 nghìn đồng/chiếc.
Không chỉ là vật “bất ly thân” của thợ sửa điện lạnh, những chiếc điều khiển đa năng nay còn được bán rộng rãi trên thị trường để phục vụ cho nhu cầu của nhiều người tiêu dùng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm này tại các cửa hàng điện tử hoặc mua qua mạng.
Về mặt hình dáng, sản phẩm này không khác biệt là mấy so với điều khiển điều hòa thông thường. Nó cũng hoạt động bằng pin nhưng dùng được cho cả điều hòa 2 chiều lẫn 1 chiều.
Bạn có thể dễ dàng “google” cách thiết lập và sử dụng điều khiển điều hòa đa năng trên mạng. Nhìn chung, các dòng điều khiển đa năng đều có cách thiết lập như thế này.
Nếu ngại “dò”, bạn có thể tìm danh sách bảng mã để đối chiếu nhanh với dòng máy lạnh.
Trong trường hợp điều hòa không có mã code, bạn sẽ phải dò tự động theo cách sau: Bấm và giữ nút “set” trong 6 giây để điều khiển tự động chạy dò mã, khi thấy điều hòa phát ra tiếng “tít tít” nghĩa là đã dò được đúng mã. Cuối cùng, bạn chỉ cần nhấn nút “OK” là đã hoàn tất quá trình cài đặt.
Dưới đây là 1 số mẫu điều khiển đa năng được bán phổ biến trên thị trường.
Video đang HOT
Điều khiển đa năng CHUNGHOP – Giá tham khảo: 49 – 59 nghìn đồng/chiếc.
Điều khiển đa năng Huicheng K-1028E – Giá tham khảo: 33 nghìn đồng/chiếc.
#2: Sử dụng app điều khiển điều hòa
Nhờ công nghệ phát triển, ngày nay, bạn hoàn toàn có thể biến 1 chiếc điện thoại thông minh thành điều khiển TV, quạt hay điều hòa. Chỉ cần gõ từ khóa “điều khiển điều hòa” hoặc “AC Remote” vào thanh tìm kiếm của kho ứng dụng trên hệ điều hành iOS hoặc Android, bạn sẽ tìm thấy hàng loạt các ứng dụng điều khiển điều hòa.
Hầu hết các ứng dụng đều cho phép bạn sử dụng miễn phí, một số ít ứng dụng cho bạn dùng thử trong thời gian đầu và trả phí về sau (Ví dụ: IR Remote). Bạn có thể cài đặt ứng dụng được thiết kế riêng cho từng dòng điều hòa như LG, Panasonic, Daikin, Samsung… hoặc ứng dụng thông minh áp dụng chung với mọi dòng điều hòa. Lưu ý nhỏ là điện thoại/tablet phải có hồng ngoại mới có thể “hóa thân” thành điều khiển điều hòa. Nếu không, bạn sẽ cần mua thêm jack cắm hồng ngoại để kết nối điều khiển với máy lạnh thành công. Jack cắm hồng ngoại hiện có giá từ 29 – 80 nghìn đồng/cái.
Dưới đây là 1 số ứng dụng điều khiển điều hòa trên smartphone/tablet để bạn tham khảo dễ dàng hơn:
AC Remote Control: Ứng dụng này bao gồm các chức năng cơ bản của điều khiển như bật tắt, tăng giảm nhiệt độ, chế độ làm mát/ẩm/ nóng, chế độ quạt và quay.
Remote for Panasonic: Ứng dụng này cung cấp cho người dùng 3 loại điều khiển khác nhau với hình ảnh hiển thị y hệt “hàng thật”. Tuy nhiên, bạn sẽ phải tải dữ liệu cho từng loại điều khiển nên sẽ hơi tốn dung lượng một chút.
Mi Remote (Điều khiển Mi): Ứng dụng này có sẵn trong hầu hết các dòng điện thoại Xiaomi, tương thích với hàng chục thương hiệu điều hòa khác nhau. Ngoài ra, Mi Remote còn có thể điều khiển tivi, quạt, đầu đĩa DVD, máy chiếu và máy ảnh.
Sử dụng điều hòa ô tô, tài mới nên biết
Không đơn giản bật tắt hay tăng giảm nhiệt độ, sử dụng điều hòa trên ô tô cần có những kỹ năng nhằm đảm bảo sức khỏe người ngồi trên xe, đồng thời giúp xe tiết kiệm nhiên liệu.
Cách sử dụng điều hòa trên ô tô không phải tài xe nào cũng biết rõ
Điều hòa được xem là trang bị tiện ích không thể thiếu giúp người lái điều chỉnh nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô. Tuy nhiên, khi nào nên bật/tắt điều hòa để không làm ảnh hưởng xấu đến nguồn điện của xe hay điều chỉnh các mức nhiệt độ, quạt gió ra sao cho phù hợp... Đều là những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng hệ thống điều hòa mà không phải lái xe nào cũng biết rõ.
Làm giảm nhiệt độ cabin trước khi bật điều hòa
Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô thường cao hơn bên ngoài. Để giảm tải cho hệ thống làm lạnh và bảo vệ sức khỏe người dùng xe hơi.
Trước khi bật điều hòa, nên làm giảm bớt nhiệt độ trong xe, bằng cách đóng mở cửa vài lần rồi bước vào xe, hạ cửa kính cho không khí bên ngoài tràn vào khoang nội thất sau đó khởi động xe, bật quạt gió ở mức cao để thổi hết hơi nóng ra ngoài trong khoảng 3 - 5 phút. Sau khi xe vận hành khoảng vài phút, lúc này có thể đóng cửa kính, nhấn nút A/C bật điều hòa.
Đóng mở cửa vài lần để làm giảm bớt nhiệt độ bên trong xe
Cách làm này góp phần giảm tải cho hệ thống làm mát, đồng thời giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ khi bước từ bên ngoài vào trong xe.
Nên bật điều hòa sau khi đã khởi động xe
Nhiều "tài mới" có thói quen mở hệ thống điện, bật điều hòa ngay sau khi bước vào bên trong xe dù chưa khởi động xe để nhanh chóng làm mát cho khoang nội thất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kỹ thuật ô tô, thói quen này theo thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống phát điện của xe. Bởi khi người dùng bật điều hòa trong khi xe chưa khởi động, ắc quy phải hoạt động để chạy quạt gió. Điều này nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ của ắc quy.
Chỉ nên bật điều hoà sau khi đã khởi động xe
Điều chỉnh nhiệt độ, mức quạt gió phù hợp
Sau khi đã bật hệ thống điều hòa, người dùng nên từng bước điều độ làm mát phù hợp với cơ thể, đồng thời giảm dần tốc độ quạt gió. Việc thay đổi tốc độ quạt gió lúc này chỉ làm tiêu tốn điện năng chứ không ảnh hưởng nhiều đến tiêu hao nhiên liệu.
Chỉnh nhiệt độ làm mát phù hợp với cơ thể, giảm dần tốc độ quạt gió
Người dùng không nên chỉnh mức làm lạnh cao nhất ngay sau khi bật điều hòa, vì sẽ khiến dàn lạnh hoạt động quá sức. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ trong khoang nội thất quá chênh với bên ngoài điều hòa phải hoạt động hết công suất để đảm bảo hiệu quả làm mát. Điều này làm tiêu tốn nhiên liệu và dễ dẫn đến những hư hỏng cho hệ thống điều hòa.
Chọn chế độ lấy gió
Hệ thống điều hòa trên ô tô hiện nay thường có 2 chế độ lấy gió ngoài và lấy gió trong. Tuy nhiên, khi nào sử dụng chế độ lấy gió trong và trong những điều kiện nào nên lấy gió ngoài thì không phải lái xe nào cũng thành thạo.
Chọn chế độ lấy gió trong sau khi bật điều hòa để đảm bảo hiệu quả làm mát nhanh hơn
Theo chuyên gia kỹ thuật của Ford, người dùng nên để chế độ lấy gió trong sau khi bật nút A/C để đảm bảo hiệu quả làm mát nhanh hơn. Tuy nhiên, trong những hành trình dài, lái xe liên tục, lượng oxy trong khoang nội thất sẽ không đảm bảo có thể gây choáng, mệt mỏi cho người ngồi trong xe. Vì vậy, khi qua những khu vực có không khí trong lành, ít khói bụi người dùng nên để chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe.
Bên cạnh đó, khi đi lái xe trong điều kiện trời mưa nên chuyển sang chế độ lấy gió trong để tránh việc không khí ẩm vào cabin có thể gây ẩm mốc.
Thỉnh thoảng nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe
Tắt đều hòa trước khi tắt máy
Trước khi kết thúc hành trình khoảng 10 phút, người dùng nên tắt hệ thống điều hòa trên xe, mở hé các cửa kính, lấy gió ngoài để giảm dần mức chênh lệch nhiệt độ. Nên tập thói quen tắt điều hòa trước khi tắt máy, để tránh trình trạng ắc quy phải chịu tải đột ngột. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng ô tô, người dùng nên chú ý bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống điều hòa định kỳ.
Khổ cả thể xác lẫn tinh thần mà không dám bỏ anh Tôi là nữ, 21 tuổi, đang học năm 3 đại học. Hôm nay lại là một đêm mất ngủ vì tôi rất muốn chia tay người yêu mà mãi không được. Tôi sinh ra tại một vùng quê ở miền Tây. Từ khi học cấp 3 tôi đã biết mình là một cô gái không duyên dáng, không trau chuốt bản thân, suốt...