Hé mở vũ khí “khủng” Nga đáp trả bom nguyên tử Mỹ?
Tên lửa Isakander-M, Kh-555, S-400…có thể là những vũ khí tối tân mà Nga dùng để đáp trả bom nguyên tử Mỹ.
Kênh truyền hình Đức ZDF loan tin Mỹ triển khai bom hạt nhân loại mới B61 Mod 12 tại căn cứ không quân Buchel trên địa bàn Rhineland-Palatinate. Đáp lại, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, tuyên bố rằng việc triển khai vũ khí hạt nhân mới ở Đức sẽ phá vỡ thế cân bằng lực lượng chiến lược ở Châu Âu, tạo ra căng thẳng và buộc Nga phải có những động thái đáp trả. Các chuyên gia quân sự Nga bình luận, quân đội nước này có thể triển khai ba loại vũ khí tối tân đáp trả Mỹ.
Theo chuyên gia quân sự Sivkov, một trong những vũ khí hiện đại mà Nga dùng để đáp trả đó là tên lửa đạn đạo Iskander-M tái trang bị đầu đạn hạt nhân. Thực vậy, theo tin mới nhất từ hãng thông tấn Interfax, Nga sẽ gửi tên lửa Iskander tới vùng lãnh thổ Kaliningrad có đường biên giới với nước NATO trả đũa việc Mỹ đem bom nguyên tử tới Đức.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander-M luôn là nỗi lo ngại của các nước NATO hiện nay. Đây là một trong những loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn nguy hiểm nhất hiện nay với hệ thống dẫn đường cực kỳ hiện đại, độ chính xác cao, khả năng đối phó với các biện pháp đánh chặn của đối phương.
Đạn tên lửa của tổ hợp Iskander-M đạt tầm phóng đến 500km, mang đầu đạn nổ thường/nhiệt áp và cũng có thể là đầu đạn hạt nhân, trang bị công nghệ dẫn đường kết hợp quán tính và đầu tự dẫn kiểu so sánh biên dạng địa hình quang học DSMAC cho bán kính lệch mục tiêu chỉ 5-7m.
Video đang HOT
Tên lửa Iskander-M hành trình bay với tốc độ Mach 6-7 ở độ cao đến 50km. Khi tiến vào mục tiêu, nó có thể tiếp cận ở góc 90 độ với tốc độ va chạm 700-800m/s đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa.
Ngoài Iskander-M, theo ông Sivkov, Không quân Nga có thể triển khai máy bay ném bom Tu-22M3 hiện đại hóa cùng tên lửa hành trình Kh-555. Qua đó tạo ra sự đe dọa hạt nhân lại với chính Mỹ và NATO.
Tu-22M3 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh của Không quân Nga, với hai động cơ phản lực NK-25 công suất 245 kN/chiếc, nó có thẻ bay với tốc độ Mach 1,88 (khoảng 2.000km/h), bán kính tác chiến 2.400km, tầm hoạt động 7.000km. Đây được xem là một trong những máy bay ném bom chiến lược nhanh nhất thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, các máy bay Tu-22M3 hiện tại chủ yếu chỉ mang được bom thông thường và tên lửa hành trình chống hạm Raduga Kh-22 thích hợp tác chiến chống tàu sân bay. Vì thế, chuyên gia Sivkov mới đưa ra đề xuất nâng cấp Tu-22M3 cho phép chúng triển khai cả tên lửa hành trình đối đất Kh-555 – một trong những vũ khí hàng không đối đất nguy hiểm nhất của Nga.
Đây là biến thể của dòng tên lửa Kh-55 trang bị đầu đạn thông thường nhưng cải tiến hệ thống dẫn đường đem lại độ chính xác cao, tầm phóng có thể đạt đến 3.000km.
Sau cùng, ông Sivkov còn nêu ý kiến rằng, Quân đội Nga cần trăng cường các nhóm tên lửa phòng không trên biên giới phía Tây vì người Mỹ có thể sử dụng bom nguyên tử với chiến đấu cơ chiến thuật. “Nếu ta xây dựng hàng rào phòng không hiện đại vững chắc, thì đơn giản là Mỹ sẽ không thể chọc thủng hàng rào để đến mục tiêu”, ông Sivkov nói.
Theo_Kiến Thức
Nga dọa trả đũa nếu Mỹ đưa 20 quả bom hạt nhân đến Đức
Truyền thông Đức đưa tin Mỹ sắp đưa 20 quả bom hạt nhân B61 mới đến căn cứ không quân Bchel của Đức. Nga tuyên bố sẽ trả đũa nếu thông tin này là thật.
Bốn quả bom hạt nhân B61 treo dưới giá lắp bom của một máy bay ném bom của Mỹ - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Căn cứ Bchel ở bang Rhineland-Palatinate (miền tây nước Đức) là nơi bố trí các máy bay tiêm kích đa chức năng Panavia Tornado của Đức có khả năng mang bom hạt nhân B61 của Mỹ, kênh truyền hình ZDF (Đức) đưa tin ngày 22.9. Đây là căn cứ quân sự duy nhất ở Đức có vũ khí hạt nhân, và những quả bom hạt nhân của Mỹ được lưu trữ tại đây theo thỏa thuận chia sẻ vũ khí hạt nhân Mỹ - Đức.
Mỹ đang phát triển phiên bản mới của B61 mang tên Mod 12 (gọi tắt B61-12). Kênh truyền hình ZDF (Đức) cho hay vào cuối năm 2015, căn cứ Bchel sẽ nhận những quả bom hạt nhân B61-12 từ Mỹ, đồng thời được cấp ngân sách nâng cấp các máy bay Panavia Tornado.
Bom hạt nhân B61-12 có sức công phá mạnh gấp bốn lần quả bom mà Mỹ từng xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản), theo ZDF.
Bộ Quốc phòng Đức hiện vẫn chưa có bình luận gì về thông tin của ZDF. Trong khi đó, cựu Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Đức Willy Wimmer cho ZDF biết động thái nâng cấp kho vũ khí hạt nhân tại căn cứ Bchel giúp NATO mở rộng khả năng đối phó với Nga.
Nga lâu nay luôn chỉ trích chương trình chia sẻ vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và các quốc gia châu Âu, cho rằng điều này vi phạm tinh thần Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân, theo đó cấm chuyển vũ khí hạt nhân đến những quốc gia không có vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, Washington khẳng định Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân không cấm Mỹ cất giữ vũ khí hạt nhân ở châu Âu, miễn là vũ khí hạt nhân nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ thử nghiệm ném bom hạt nhân B61 không có đầu đạn hạt nhân - Ảnh: Không quân Mỹ
Trả lời phỏng vấn ZDF, bà Maria Zakharova, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết Nga quan ngại trước việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân ở các nước châu Âu, huấn luyện binh sĩ những nước này cách sử dụng vũ khí hạt nhân, đe dọa an ninh khu vực và đe dọa an ninh quốc gia của Nga.
Bình luận về thông tin mà ZDF đưa ra, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putinngày 23.9 cho biết nếu thông tin trên là chính xác thì "động thái này có thể đe dọa cán cân quyền lực ở châu Âu, và buộc Nga sẽ phải có biện pháp đáp trả cần thiết để tái lập sự cân bằng và bình đẳng về mặt chiến lược".
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Công nghệ hạt nhân Triều Tiên mạnh đến đâu Triều Tiên sở hữu bom nguyên tử nhưng không nắm trong tay các điều kiện cần thiết để khai hỏa chúng bằng tên lửa, theo các chuyên gia. Lò phản ứng cung cấp plutonium cho chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ảnh: Science Photo Library Vào các năm 2006, 2009 và 2013, Bình Nhưỡng tuyên bố thực hiện thành công...