Hé mở “kế hoạch 5 điểm” của Nga về khủng hoảng Ukraine
Ngày 17/3, Bộ Ngoại giao Nga đã gửi đề xuất tới Ngoại trưởng một số nước về bản đề xuất giải pháp cho tình hình Ukraine. Ngoài việc thiết lập Nhóm Hỗ trợ (SG), kế hoạch này bao gồm những điểm chính yếu.
1. Thực thi tức thì những điều khoản tại Hiệp định Giải quyết khủng hoảng Ukraine hôm 21/2 giữa Tổng thống Viktor Yanukovych và phe đối lập, có sự chứng kiến của đại diện các nước châu Âu.
Người dân Crimea vui mừng sau khi nghe kết quả trưng cầu dân ý. Ảnh: AFP/TTXVN
2. Quốc hội Ukraine quyết định thành lập tức thời Quốc hội Lập hiến, với đại diện bình đẳng của tất cả các khu vực ở Ukraine, đề thảo ra dự thảo hiến pháp liên bang mới mang đặc điểm:
- Tôn trọng các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm nhân quyền và tất cả các dân tộc; tự do ngôn luận và hành động chính trị của các đảng phái; tự do thông tin, tự do hành động chính trị cũng như các nguyên tắc khác trong hệ thống chính trị Ukraine – một nhà nước Liên bang dân chủ có chủ quyền trung lập về chính trị và quân sự.
- Tiếng Nga cùng với tiếng Ukraine đều được hưởng quy chế ngôn ngữ quốc gia; các ngôn ngữ khác sẽ được hưởng quy chế phù hợp với Hiến chương châu Âu về Ngôn ngữ khu vực/Ngôn ngữ thiểu số.
- Các khu vực sẽ độc lập lựa chọn các thiết chế hành pháp và lập pháp thông qua bầu cử trực tiếp và có quyền lực lớn; phản ánh đặc trưng chính trị, lịch sử của từng vùng, phù hợp với các điều kiện kinh tế, tài chính, xã hội, giáo dục… bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số sinh sống trong một thực thể liên bang.
- Dự thảo hiến pháp sẽ phải được Quốc hội Lập hiến thông qua, trên nguyên tắc đồng thuận của các đại biểu. Dự thảo sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý.
Video đang HOT
3. Tiếp sau việc thông qua hiến pháp mới, ngay lập tức xúc tiến kế hoạch bầu cử quốc gia dưới sự giám sát rộng rãi của quốc tế. Việc bầu ra các cơ quan hành pháp, lập pháp tại các thực thể liên bang sẽ được triển khai đồng thời.
4. Quyền của nước Cộng hòa tự trị Crimea trong quyết định tương lai, tiếp sau việc tự do thể hiện ý nguyện của người dân Crimea trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3, cần phải được công nhận và tôn trọng.
5. Hệ thống chính trị và chính quyền Ukraine dựa trên nền tảng những nguyên tắc trên đây, cũng như về chủ quyền, thống nhất lãnh thổ, trung lập chính trị, quân sự, sẽ được Nga, EU và Mỹ bảo đảm, với một bản dự thảo của Hội đồng Bảo an LHQ.
Ngoại trưởng các nước trong Nhóm Hỗ trợ sẽ sẵn sàng chủ động trợ giúp các bên liên quan ở Ukraine thực thi các biện pháp và nguyên tắc đã nêu, tôn trọng những thỏa thuận đã đạt được.
Theo Hoài Thanh
Baotintuc.vn/Odessatalk, RT
Mỹ và EU đồng loạt phong tỏa tài sản hàng loạt quan chức Nga
Ngày 17/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố phong tỏa tài sản của các quan chức Nga và Ukraine có liên quan đến sự can dự của Mátxcơva vào Crimea. EU cũng tuyên bố cấm đi lại và phong tỏa tài sản 21 quan chức Nga và Ukraine.
Thông tin được Nhà Trắng công bố trong một thông cáo báo chí. Theo đó Tổng thống Obama đã ký một chỉ thị phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh đối với một số người Nga, bị xem là phải chịu trách nhiệm về hành động chiếm đóng Crimea, hoặc các hình thức can thiệp khác vào chủ quyền của Ukraine.
Đại đa số người Crimea đã chọn gia nhập liên bang Nga
Theo tờ NY Times, trong số những cá nhân bị nhắm tới có một số quan chức thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhà Trắng cũng đe dọa sẽ còn mở rộng các biện pháp trừng phạt nếu Nga không lùi bước.
"Chúng tôi ban bố các lệnh cấm vận này để khiến các cá nhân có tên, những người đã chứng tỏ sự ảnh hưởng trong chính phủ Nga, và những người phải chịu trách nhiệm về tình hình xấu đi tại Ukraine phải trả giá", thông báo viết. "Chúng tôi sẵn sàng sử dụng các quyền hạn này một cách trực tiếp và có chủ đích chừng nào các diễn biến còn cần đến".
Trong số 7 quan chức Nga bị nêu tên có Vladislav Surkov, một trong những cố vấn có ảnh hưởng nhất của ông Putin, người còn được biết đến với biệt danh "hồng y xám" điện Kremlin.
Ngoài ra còn có ông Sergei Glazyev, một nhà kinh tế học tư vấn cho Tổng thống Nga về vấn đề Ukraine; Valentina Matviyenko, chủ tịch Hội đồng liên bang, hay thượng viện Nga, các nghị sỹ Leonid Slutsky và Yelena Mizulina của Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga, và ông Andrey Klishas, một thành viên của hội đồng liên bang, người đã dự thảo một đạo luật để tịch thu tài sản của các cá nhân phương Tây, nhằm trả đũa lại các lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga.
Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng nằm trong diện bị cấm vận.
Người Crimea ăn mừng kết quả trưng cầu dân ý với pháo hoa rực rỡ
Trong số các quan chức của Crimea có ông Sergei Aksyonov, quyền thủ tướng Crimea và ông Vladimir Konstantinov, tân chủ tịch quốc hội Crimea cũng nằm trong danh sách bị cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản.
Bộ tài chính Mỹ cũng áp lệnh cấm vận với Tổng thống bị lật đổ của Ukraine Viktor Yanukovych
Không có lệnh cấm vận nào được áp dụng với ông Putin.
Quyết định trên được Nhà Trắng đưa ra gần như đồng thời với tuyên bố cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với 21 quan chức Nga và Ukraine. Danh sách cụ thể sẽ không được công bố cho tới khi các biện pháp này được thực thi, sớm nhất là vào sáng 18/3 theo giờ địa phương.
Các biện pháp cấm vận được công bố trong một phiên họp khẩn của các Bộ trưởng ngoại giao EU tại Brussels, nhằm đối phó với các diễn biến tại Crimea.
Theo tiết lộ của hai nhà ngoại giao với hãng tin AP, bản danh sách gồm 13 quan chức Nga, 8 người Crimea.
Phản ứng trước thông tin trên, Bộ trưởng ngoại giao của Ukraine đã chào đón các biện pháp này. "Tôi nghĩ đây là một bước tiến trong việc vận động cộng đồng quốc tế và đối phó với quyết định vi phạm trật tự và luật pháp quốc tế của Nga. Crimea là một phần không thể tách rời của Ukraine", ông Andriy Deshchytsya nói.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo dantri
Ukraine: Miền Đông sôi sục đòi liên bang hóa Giữa lúc người Crimea hân hoan đón nhận kết quả trưng cầu dân ý sơ bộ cho thấy khả năng sáp nhập vào Nga gần như chắc chắn, những người biểu tình ủng hộ Nga ở miền Đông Ukraine sôi sục đòi liên bang hóa Ukraine. RT đưa tin hôm 16-3, người biểu tình ở Kharkov, đông bắc Ukraine kêu gọi Nga đưa...