Hé mở bên trong tàu ngầm HQ-183 TP HCM
Các ống phóng ngư lôi sơn màu vàng nhạt cùng hệ thống điều khiển điện tử luôn sẵn sàng chiến đấu. Ngay phía sau ống phóng là giàn nạp ngư lôi tự động…
Đoàn khách tham quan đến từ TP.HCM không giấu được ánh mắt háo hức, hân hoan. Nhiều người trong đoàn từng ngược xuôi sóng gió Trường Sa trên các tàu hải quân, nhưng vẫn không kìm được tiếng ồ reo, chân sải bước nhanh về phía hai chiếc tàu ngầm theo sự chỉ dẫn của sĩ quan hải quân. Sau bao tò mò, hình dung gần xa, hai “hố đen” của đại dương đã hiện diện ngay trước mặt.
Uy lực của Kilo
Cặp sát mạn phải cầu cảng quân sự Cam Ranh, chiếc tàu ngầm Kilo 636 mang phiên hiệu HQ-183 TP.HCM đang trong tình trạng nửa nổi nửa chìm trên mặt biển.
Phía bên trái cầu là “người đồng đội” HQ-182 Hà Nội cũng đang neo đậu với những người lính hải quân ôm súng canh gác cẩn mật. Các chiến sĩ hải quân vạm vỡ là thế, vẫn chỉ là hình ảnh nhỏ xíu khi đứng trên tàu.
Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP HCM cùng các ban ngành thăm quan tàu ngầm HQ-183 TP HCM.
Theo thuyết trình của thượng tá Trần Thanh Nghiêm, lữ đoàn trưởng lữ đoàn tàu ngầm 189, đây là loại tàu ngầm thuộc lớp hiện đại hàng đầu của thế giới.
Trong từng thông số kỹ thuật cụ thể, thân tàu có chiều dài 73,8m và rộng 9,9m cùng độ giãn nước hơn 3.000 tấn. Với 52 thủy thủ đoàn, tàu có thể hoạt động biển liên tục trong 45 ngày trên tầm xa khoảng 7.500 hải lý.
Tàu sử dụng động cơ diesel điện, đạt tốc độ 12 hải lý lúc tàu nổi, 19 hải lý trong lúc ngầm và có thể lặn sâu đến 300m dưới mặt biển…
Trong đoàn khách đến từ TP.HCM, nhiều người từng phục vụ trong lực lượng vũ trang, không xa lạ với khí tài quân sự, nhưng vẫn rất bất ngờ với các loại hỏa lực được giới thiệu trên tàu ngầm này.
Để tác chiến đối hạm, tàu ngầm Kilo thường được Nga trang bị hệ thống Klup-S, tên lửa 3M-54E1. Đây là loại vũ khí hải quân được giới quân sự đánh giá là chiến đấu hiệu quả với tàu khu trục, tàu sân bay.
Trong khi đó để tự vệ, tàu ngầm này được trang bị hệ thống phòng không tên lửa Strela-3 và ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, có thể tác chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc.
Video đang HOT
Hệ thống quản lý, tác chiến điện tử của tàu cũng được cải tiến hiện đại hơn nhiều so với các thế hệ trước. Nó có thể tìm diệt mục tiêu hiệu quả xa gấp 3-4 lần khoảng cách bị đối phương phát hiện ngược lại.
Điểm đặc biệt của loại tàu ngầm này là khả năng vận hành cực êm và tàng hình bí mật dưới lòng biển. Chính giới quân sự Nato cũng rất dè dặt với loại tàu ngầm chiến đấu do Nga sản xuất mang biệt danh “Hố đen”.
Khi tuần tra biển, đơn độc một chiếc tàu ngầm Kilo cũng đủ để gây lo lắng cho đối phương. Khi hiệp đồng tác chiến, nó có khả năng tấn công cùng lúc cả tàu ngầm, tàu nổi, máy bay lẫn các mục tiêu trên bộ…
Trước ánh mắt háo hức của khách tham quan, thượng tá Nghiêm kể ông chính là sĩ quan hải quân VN có mặt trên tàu lúc bắn thử hỏa lực ở biển Nga.
Tất cả ngư lôi, tên lửa đều trúng đích, tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu. Đây là những thử nghiệm quan trọng cuối cùng trước khi tàu ngầm được chuyển giao cho VN.
Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội (trái) và HQ-183 TP HCM (phải) tại cầu cảng Lữ đoàn tàu ngầm 189.
Những người lính tàu ngầm
Giờ phút chờ đợi nhất của đoàn tham quan TP.HCM đã đến khi sĩ quan chỉ huy mời khách xuống thăm tàu ngầm.
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân… cùng với đô đốc Nguyễn Văn Hiến là những người đầu tiên chui qua chiếc cửa thép tròn để xuống lòng tàu.
Cảm giác thật khó tả khi vừa rời chân xuống bậc thang sắt cuối cùng, đứng trong khoang nhất trang bị hỏa lực của tàu.
Các ống phóng ngư lôi sơn màu vàng nhạt cùng hệ thống điều khiển điện tử luôn sẵn sàng chiến đấu. Ngay phía sau ống phóng là giàn nạp ngư lôi tự động.
Ấn tượng nhất có lẽ chính là những sĩ quan, chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ trên chiếc tàu ngầm mang tên TP.HCM.
Đoàn cán bộ Thành ủy, UBND TP HCM lần lượt bước vào bên trong tàu ngầm tấn công hiện đại hàng đầu thế giới.
Thượng úy Bùi Trung Kiên, vừa tròn 33 tuổi, là sĩ quan chỉ huy hỏa lực trên tàu. Nghe mọi người nhận xét anh là “tay bóp cò”, thượng úy Kiên chỉ cười khẳng định tác chiến tàu ngầm là sức mạnh của cả tập thể.
Với gương mặt sạm đen nắng gió, anh tâm sự vừa trải qua đợt huấn luyện dài bên Nga và đã đi biển, lặn sâu gần 300m với con tàu TP.HCM.
Ở bên cạnh anh, thượng úy Lê Bá Tình cũng vừa 33 tuổi, là người phụ trách bắn ngư lôi. Tình kể 19 tháng huấn luyện và thực tập ở Nga giúp mình tự tin khi sử dụng hỏa lực quan trọng này.
Ngay từ những ngày đầu học tập, các huấn luyện viên Nga rất quý học viên VN. Mọi người đều tiếp thu rất nhanh, đặc biệt nhất là luôn thể hiện tinh thần sắt đá của một dân tộc trải nhiều cuộc chiến vệ quốc xương máu.
Trong khoang trung tâm chỉ huy, thuyền phó Nguyễn Tiến Đoạt vui vẻ hướng dẫn khách tham quan từ “con mắt” của tàu là chiếc kính tiềm vọng quan sát trên mặt nước đến màn hình thể hiện địa hình bên ngoài, bảng điện tử theo dõi, điều khiển hệ thống toàn tàu…
Từ đây sẽ phát lệnh chiến đấu và khai hỏa khi cần thiết. Điều khiển “bộ não” chỉ huy trên chiếc tàu ngầm này là các sĩ quan còn rất trẻ.
Thượng úy Đoạt, 30 tuổi, gương mặt sạm đen vì sóng gió đại dương và giọng nói rắn rỏi của anh có sức hút đến kỳ lạ. Anh kể trước khi nhận nhiệm vụ ở tàu ngầm, anh là sĩ quan trên tàu vận tải hải quân.
Chính niềm đam mê cháy bỏng được đi tàu ngầm đã cuốn anh vào chiếc tàu mang tên TP.HCM. Ở trên phương tiện hải quân hiện đại này, mỗi người đều có nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếu, nhưng cũng không có ai là tách biệt. Mọi người đều làm việc cùng nhau và sẵn sàng vì nhau.
Tâm sự với khách tham quan cũng như với chính các sĩ quan, chiến sĩ lữ đoàn tàu ngầm 189, đô đốc Nguyễn Văn Hiến cho rằng với những lính tàu ngầm thì lúc nào cũng ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Đó là những chiếc tàu ngầm luôn luôn lặng lẽ tuần tra dưới biển sâu và sẵn sàng giáng trả kẻ thù xâm phạm Tổ quốc…
Góp phần tạo nên sức mạnh quốc phòng Chiều 30/3, đoàn đại biểu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM do ông Lê Thanh Hải, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy, dẫn đầu đã đến thăm tàu ngầm HQ-183 TP.HCM và lữ đoàn tàu ngầm 189 ở Cam Ranh. Cùng đi với đoàn còn có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân … Sau khi trực tiếp xuống tham quan tàu ngầm HQ-183 TP.HCM, đoàn đã trao tặng cờ, kỷ niệm chương và quà cho các sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng hải quân và lữ đoàn tàu ngầm 189. Nói chuyện với các chiến sĩ, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhắn nhủ rằng chiếc tàu ngầm vinh dự mang tên TP.HCM cùng với năm chiếc tàu còn lại sẽ góp phần quan trọng tạo nên một sức mạnh quốc phòng mới cho Tổ quốc. Tình hình thế giới và khu vực vẫn đang phức tạp, các sĩ quan, chiến sĩ tàu ngầm phải tăng cường cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khi cần thiết. Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải khẳng định đoàn đại biểu TP.HCM rất phấn khởi, tự hào khi đến thăm chiếc tàu ngầm mang tên thành phố, đồng thời mong mỏi thanh niên thành phố ngày càng có nhiều đóng góp cho lực lượng chiến đấu tinh nhuệ này. TP.HCM sẽ quan tâm, hết mình tạo điều kiện, hỗ trợ cho tàu ngầm HQ-183 TP.HCM và lực lượng tàu ngầm, hải quân nói chung làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Ông cũng nhắn nhủ người lính tàu ngầm bốn điều cần ghi nhớ: trung thành đặc biệt, kỷ luật chính quy, tinh nhuệ đi đầu, an toàn tuyệt đối.
Theo Kiến Thức
Khám phá hỏa lực cực mạnh trên chiến hạm Udaloy II của Nga
Tàu khu trục Project 1155.1, lớp Fregat của Nga là một trong những loại khu trục hạm mạnh nhất thế giới, có khả năng tác chiến chống hạm, chống ngầm và phòng không toàn diện với hệ thống hỏa lực cực mạnh.
Tàu khu trục tên lửa đa năng Project 1155.1 Fregat được Liên Xô phát triển vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Nó là phiên bản kế tiếp của tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn Project 1155 (NATO gọi là Udaloy I), được Liên Xô thiết kế để đối địch với khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ. Tuy nhiên, các chiến hạm lớp này yếu thế hơn chiến hạm của Mỹ ở khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa.
Tổng cộng, Hải quân Liên Xô dự định đóng 3 chiếc gồm: Chiến hạm số hiệu 650 "Admiral Chabanenko" (Đô đốc Chabanenko), Đô đốc Basisty và Đô đốc Kucherov. Tuy nhiên, Liên Xô tan rã đã khiến cho kế hoạch này phá sản, chỉ chiếc đầu tiên Đô đốc Chabanenko, khởi đóng năm 1989 là được hoàn thiện và biên chế cho Hạm đội biển Bắc năm 1999.
Các tàu thuộc dự án Fregat được phát triển trên thiết kế của lớp tàu hộ vệ Krivak, nhưng mở rộng theo hướng tàu khu trục chống ngầm và đa năng hạng nặng. Chúng có lượng giãn nước tiêu chuẩn 6930 tấn, tải trọng tối đa 7.570 tấn; chiều dài 164m, rộng 19,3m, mớn nước 8m, tốc độ tối đa 30 hải lý/h, vận tốc tuần hành 18 hải lý/h, phạm vi hoạt động tối đa 5700 hải lý (10.400km), thủy thủ đoàn 267 người.
Khu trục hạm số hiệu 650 "Admiral Chabanenko" thuộc Project 1155.1, lớp Fregat
Các chiến hạm lớp Udaloy II được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit (SS-N-22 "Sunburn"), có tầm bắn 120km; 8 cụm 8 ống phóng thẳng đứng với 64 quả tên lửa phòng không tầm gần 3K95 Kinzhal (NATO gọi là SA-N-9 Gauntlet) có tầm bắn 12km và độ cao tối đa 12km, hiệu quả 6km; và 2 bệ pháo - tên lửa phòng không tích hợp Kortik.
Để chống ngầm tầm trung, tàu được trang bị hệ thống định vị thủy âm nâng cấp Zvezda M-2 có phạm vi trinh sát hơn 100km; 2 cụm 4 ống phóng ngư lôi 533mm với cơ số đạn 8 quả có tầm bắn 20km, vận tốc 45 hải lý/h; 2 ống phóng ngư lôi nước sâu RBU-6000. Ngoài ra, tàu còn được trang bị một số loại vũ khí khác như: pháo hạm hạng nặng 2 nòng 130mm, 4 bệ pháo bắn nhanh AK-630.
Khu trục hạm số hiệu 650 "Admiral Chabanenko" thuộc Project 1155.1, lớp Fregat
Để tăng thêm khả năng chống ngầm tầm xa, Udaloy-II còn có nhà chứa và có thể mang theo 2 trực thăng săn ngầm Ka-25 hoặc Ka-27. Để nâng cao hiệu quả săn ngầm, tàu luân phiên thường trực 1 chiếc trực thăng lưu không để tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm từ xa. Nó còn được trang bị thêm hệ thống chống ngư lôi Udav.
Tuy nhiên, điểm đáng tiếc nhất là các chiến hạm lớp Udaloy II đã loại bỏ 2 cụm 4 ống phóng (8 quả) tên lửa chống ngầm URPK-5 (85RU) Rastrub (NATO gọi là SS-N-14 Silex) vốn có của lớp Udaloy I. Đây là loại tên lửa chống ngầm cực kỳ đặc biệt, được mệnh danh là "sát thủ tàu ngầm". Nó có tầm bắn 55km, tốc độ 1Mach, có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ có lượng nổ 5 kiloton.
Theo ANTD
Sức mạnh 5 tàu ngầm phi hạt nhân hàng đầu thế giới Tàu ngầm Kilo chuẩn bị về Việt Nam là một trong loại 5 tàu ngầm điện - diesel tối tân, có khả năng săn ngầm, chống hạm và tuần tra trên biển ưu việt. Tàu ngầm lớp Kilo, Nga Kilo là lớp tàu ngầm quân sự cỡ lớn, vận hành bằng điện - diesel do Liên Xô (sau này là Nga) nghiên cứu,...