Hệ Mặt Trời có ‘trái đất thứ 2′, bị Sao Mộc phá hủy
Các nhà khoa học Mỹ xác định hành tinh được mệnh danh là bản sao địa ngục của Trái Đất đã từng là thế giới sống được.
Nghiên cứu đến từ Đại học California ở Riveside (Mỹ) cho thấy Sao Mộc – hành tinh khổng lồ nặng gấp 318 lần Trái Đất – là thủ phạm giết chết Sao Kim.
Đã có những bằng chứng khá rõ ràng cho thấy Sao Kim được ra đời như một người anh em song sinh của Trái Đất, hoàn toàn có thể sống được và có nước ở dạng lỏng. Nó vẫn nằm trong khu vực gọi là “vùng sự sống” của Hệ Mặt Trời cùng với Trái Đất và Sao Hỏa, nhưng một tác động bí ẩn đã khiến nó mất nước và gặp hiệu ứng nhà kính khắc nghiệt, trở nên nóng khủng khiếp và quay cực chậm, hoạt động kiến tạo mảng bị ngưng lại.
Sao Kim đã bị Sao Mộc biến thành một hành tinh chết? – Ảnh: NASA
Nghiên cứu mới này đã tạo dựng một mô hình tiến hóa của Hệ Mặt Trời dựa theo các dữ liệu thiên văn thu thập được từ nhiều tàu vũ trụ, đài quan sát và các nghiên cứu khác trên thế giới. Các hành tinh được tính toán “độ lệch tâm” với thang điểm 0 đến 1. Hành tinh có độ lệch tâm bằng 0 sẽ có quỹ đạo tròn hoàn toàn, độ lệch tâm càng cao, nó sẽ là một hình elip càng bị kéo dài. Với độ lệch tâm là 1, thậm chí vòng tròn không thể khép và hành tinh sẽ văng ra không gian xa thẳm.
Sao Kim hiện là hành tinh có quỹ đạo tròn nhất với độ lệch tâm chỉ 0,006. Một quỹ đạo elip mới giúp hành tinh bảo tồn nước của nó hiệu quả, như Trái Đất của chúng ta. Theo tính toán, Sao Kim sơ khai có độ lệch tâm 0,3, một hình elip tuyệt vời cho sự sống.
Nguyên nhân của sự thay đổi hết sức bất ngờ: Sao Mộc, hình thành đầu tiên trong Hệ Mặt Trời, từng được chứng minh có sự “di cư” từ vùng gần Mặt Trời hơn ra xa. Một hành tinh lớn như vậy có lực hấp dẫn khủng khiếp, nên đã kéo quỹ đạo của các hành tinh nhỏ hơn giữa nó và Mặt Trời méo đi, trong đó quỹ đạo Sao Kim xui xẻo bị nắn thành một hình gần tròn khó sống. Quá trình này khiến khí hậu của nó thay đổi nhanh chóng, nóng lên rất nhiều rồi nguội dần, làm cho toàn bộ nước bị thất thoát vào bầu khí quyển và không gian bên ngoài.
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Stephen Kane, nhà khoa học Trái Đất, tác giả chính của nghiên cứu, hiểu về hành tinh song sinh Sao Kim sẽ giúp chúng ta giải mã được nhiều điều về Trái Đất, cũng như sự may mắn của nó khi tiến hóa thành hành tinh sống được.
Bốn 'thế giới' hứa hẹn nhất cho sự sống ngoài Trái Đất
Sao Hỏa, Europa, Enceladus và Titan được ví là 4 thế giới hứa hẹn nhất cho sự sống ngoài hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.
Sinh quyển của Trái đất chứa tất cả các thành phần cần thiết cho sự sống, đó là nước lỏng, có ít nhất một nguồn năng lượng, và rất nhiều các nguyên tố và phân tử hữu ích về mặt sinh học.
Nhưng phát hiện gần đây trong các đám mây của sao Kim cho thấy rằng ít nhất một số yếu tố này cũng tồn tại ở những nơi khác trong Hệ Mặt trời. Vậy đâu là những địa điểm hứa hẹn nhất cho sự sống ngoài Trái đất?
Sao Hỏa
Sao Hỏa là một trong những thế giới giống Trái đất nhất trong Hệ Mặt trời. Một ngày trên sao Hỏa có 24,5 giờ, các chỏm băng ở hai cực mở rộng rồi co lại theo mùa và từng có nước trong lịch sử hình thành.
Việc phát hiện một hồ nước bên dưới chỏm băng ở cực nam và khí metan trong khí quyển Sao Hỏa đã biến nơi đây trở thành ứng cử viên rất thú vị cho sự sống.
Metan rất quan trọng vì nó được tạo ra bởi các quá trình sinh học. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguồn gốc thực sự của khí mêtan trên sao Hỏa.
Ngày nay, sao Hỏa có bầu khí quyển rất mỏng, khô, gần như hoàn toàn là carbon dioxide. Do vậy, khả năng bảo vệ khỏi bức xạ mặt trời vô cùng ít ỏi. Nếu sao Hỏa có thể giữ được một số trữ lượng nước bên dưới bề mặt của nó thì rất có thể hình thành sự sống nơi đây.
Europa
Galileo Galilei phát hiện Europa vào năm 1610, cùng với ba mặt trăng lớn hơn của Sao Mộc. Nó có kích thước nhỏ hơn so với Mặt trăng của Trái đất và quay quanh người khổng lồ khí ở khoảng cách khoảng 670.000 km.
Europa liên tục bị ép và kéo dài bởi các trường hấp dẫn của Sao Mộc và các mặt trăng Galilean khác trong một quá trình gọi là uốn thủy triều.
Bề mặt của Europa là một vùng băng nước rộng lớn. Nhiều nhà khoa học cho rằng bên dưới bề mặt đóng băng là một lớp nước lỏng, đại dương lớn và có thể sâu hơn 100 km.
Nhiều bằng chứng thu được cho thấy dấu tích về đại dương bao gồm các mạch nước phun trào qua các vết nứt trên bề mặt băng, địa hình hỗn loạn trên bề mặt, có thể đã bị biến dạng bởi các dòng hải lưu xoáy bên dưới.
Ở dưới đáy của đại dương này, chúng ta có thể hi vọng tìm thấy các miệng phun thủy nhiệt và núi lửa. Trên Trái đất, những đặc điểm như vậy thường hỗ trợ các hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng.
Enceladus
Giống như Europa, Enceladus là một Mặt trăng phủ băng giá và đại dương nước lỏng bên dưới bề mặt. Enceladus quay quanh sao Thổ và lần đầu tiên thu hút sự chú ý của các nhà khoa học như một thế giới có thể sinh sống được sau khi phát hiện các mạch nước phun khổng lồ gần cực nam.
Những tia nước này thoát ra từ các vết nứt lớn trên bề mặt do trường hấp dẫn yếu của Enceladus nên phun ra ngoài không gian. Chúng là bằng chứng rõ ràng về một kho chứa nước lỏng dưới lòng đất.
Ngoài ra còn có bằng chứng về sự tồn tại của các miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương, cung cấp hóa chất cần thiết cho sự sống.
Titan
Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ và là mặt trăng duy nhất trong Hệ Mặt trời có bầu khí quyển đáng kể. Titan chứa một lớp sương mù dày màu cam gồm các phân tử hữu cơ phức tạp và một hệ thống khí metan. Nơi đây có những cơn mưa theo mùa, thời kỳ khô hạn và các cồn cát bề mặt do gió tạo ra.
Khí quyển bao gồm chủ yếu là nitơ, một nguyên tố hóa học quan trọng sử dụng để tạo ra các protein trong tất cả các dạng sống. Ngoài ra, Titan cũng giống như Europa và Enceladus, có trữ lượng nước lỏng dưới bề mặt.
Ngoại hành tinh cực đoan chưa từng có, nóng tới mức nung sắt thành dạng khí WASP-189b nằm cách Trái đất 322 năm ánh sáng, có nhiệt độ lên tới 3.200 độ C đủ để biến sắt thành dạng khí. Sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng CHEOPS, các nhà khoa học gần đây thực hiện nghiên cứu về ngoại hành tinh WASP-189b. WASP-189b quay quanh HD 133112, một trong những ngôi sao nóng nhất. Nằm cách Trái...