Hệ Mặt Trời có một hành tinh thứ chín chưa từng biết đến
Các nhà khoa học ở Viện Khoa học Carnegie cho rằng có một hành tinh thứ 9 nằm giữa sao Thiên Vương và sao Thổ.
Hành tinh bị mất từ lâu được cho là một hành tinh khổng lồ băng giá giống như sao Thiên Vương.
Bằng chứng mới mà các nhà khoa học vừa thu thập được cho thấy hành tinh được mệnh danh là “người khổng lồ băng giá” thứ ba của hệ mặt trời đã bị “ném” ra khỏi hệ từ những ngày nó mới hình thành.
Người ta thường thừa nhận giả thuyết cho rằng Mặt Trời xưa kia được bao quanh bởi khí và bụi. Khí và bụi này va chạm với nhau tạo nên các hành tinh trong hệ. Hiện nay hệ mặt trời của chúng ta có 8 hành tinh.
Trước đây có một thiên thể đã từng được công nhận là hành tinh thứ chín, đó là sao Diêm Vương, nhưng từ năm 2006, nó lại không được coi là hành tinh nữa.
Hành tinh này được cho là nằm giữa sao Thổ và sao Thiên Vương, cho nên nó phải có vị trí thứ 7 tính từ Mặt Trời.
Các nhà khoa học đã tạo ra 6.000 phép mô phỏng máy tính thử nghiệm xem các hành tinh của hệ mặt trời trông ra sao vào thời kỳ chúng mới hình thành và vị trí của chúng nằm ở đâu. Nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ của Viện Khoa học Carnegie, ông Matt Clement nói rằng “bây giờ chúng ta biết được có hàng nghìn các hệ hành tinh chỉ tính riêng trong dải Ngân Hà, nhưng hóa ra thứ tự sắp xếp trong hệ mặt trời của chúng ta lại rất bất thường, vì thế chúng tôi đang dùng các mô hình để thiết kế ngược và tái tạo các quy trình hình thành của hệ mặt trời. Việc này cũng hơi giống như dựng lại hiện trường của một vụ đâm ô tô với các yếu tố tốc độ, chiều hướng, v.v. của xe khi xảy ra tai nạn.”
Các phép mô phỏng cho thấy hành tinh thứ 9 này như thể một “người khổng lồ băng giá bị loại bỏ”, tương tự như với sao Thiên Vương và sao Hải Vương, nó bị bỏ lọt khỏi hệ hành tinh của chúng ta từ khi nó đang hình thành và rơi vào không gian sâu thẳm.
Ông Clement nói “điều này nói lên rằng mặc dù hệ mặt trời của chúng ta hơi kỳ quặc, nhưng không phải lúc nào nó cũng thế. Bên cạnh đó, bây giờ chúng ta đã xây dựng được mô hình rất hiệu quả dùng để tìm hiểu sự hình thành các hành tinh đất đá, trong đó có Trái Đất, và giúp chúng ta tìm kiếm các hệ tương tự trong vũ trụ có tiềm năng có sự sống.”
Nếu hành tinh mới hình thành ngay cạnh Trái Đất, điều gì sẽ xảy ra?
Hành tinh hình thành bởi sự suy sụp của đám mây bụi và khí trong vài trăm triệu năm. Sẽ thế nào nếu nó hình thành trong Hệ Mặt Trời, cụ thể hơn là cạnh Trái Đất?
Phát hiện hành tinh 'địa ngục' khắc nghiệt chưa từng có, nóng tới 3.000 độ C Các nhà khoa học khám phá ra một hành tinh dung nham, có kích thước tương đương với Trái đất nhưng hình thái thời tiết thì hết sức cực đoan. Hành tinh này có tên là K2-141b, quay xung quanh 1 sao lùn màu cam ở khoảng cách rất gần. "Trong số các hành tinh cực đoan nhất được phát hiện ngoài rìa...