Hé lộ về phim điện ảnh “Kiều”: Bối cảnh trải dài cả nước, nhiều cảnh độc lạ chưa từng xuất hiện trên màn ảnh
Mới đây, đoàn phim “Kiều” – chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của đại thi hào Nguyễn Du đã có chuyến khảo sát bối cảnh lần cuối trước khi phim chính thức bấm máy vào tháng 4 sắp tới.
Với rất nhiều cảnh đẹp trải dài khắp dải đất hình chữ S, nhà sản xuất phim điện ảnh “Kiều” hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những cảnh quay đáng mong đợi về một Việt Nam vô cùng đẹp và thơ mộng.
Êkíp sản xuất đã có hành trình dài hơn 2.000km từ miền Bắc về miền Trung, đến những nơi vách núi cheo leo, rừng sâu hun hút, thác nước hoang sơ… để “đóng cọc” bối cảnh phim “Kiều”. Theo nguồn tin từ nhà sản xuất, phim “Kiều” sẽ được bấm máy tại Huế, Cao Bằng, Quảng Trị, Quảng Bình và Phú Thọ.
Khó khăn, vất vả là vậy, nhưng đi đến đâu, đoàn phim cũng nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, ban quản lý của danh thắng, địa điểm mà phim Kiều sẽ bấm máy. Điều này đã mang đến cho êkíp sản xuất nguồn động lực lớn thực hiện một bộ phim điện ảnh có chất lượng, đã được nhà sản xuất, đạo diễn Mai Thu Huyền ấp ủ suốt 10 năm qua.
Đặc biệt, phim “Kiều” có đến 70% bối cảnh được quay tại Huế. Nối tiếp thành công từ 2 bộ phim điện ảnh gần đây được thực hiện tại Huế là “Gái Già Lắm Chiêu 3″ và “Mắt Biếc”, phim “Kiều” nhận được sự ủng hộ rất lớn từ lãnh đạo các ban ngành.
Sáng 12/02/2020, buổi casting tìm kiếm diễn viên phụ và quần chúng cũng đã diễn ra rất thành công tại Nhà hát Áo dài show với sự tham gia đông đảo những người có niềm đam mê diễn xuất và mang tình yêu lớn với tác phẩm “Truyện Kiều”. Nhà sản xuất cũng đã tìm ra được nhiều gương mặt ưu tú để góp vai trong bộ phim điện ảnh này.
Video đang HOT
Phim điện ảnh Kiều sẽ chính thức bấm máy vào đầu tháng 4/2020. Sau khi công chiếu tại Việt Nam, nhà sản xuất sẽ đưa phim Kiều đến nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Úc…
Theo afamily
Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ với 13 đoạn, chọn phần nào để làm phim điện ảnh?
Thật khó để mang toàn bộ nội dung đồ sộ của Truyện Kiều lên màn ảnh rộng, vậy nên các nhà làm phim chắc hẳn sẽ phải lựa chọn để chuyển thể một phần của tác phẩm thơ ca đặc sắc từ đại thi hào Nguyễn Du.
Sau dự án Cậu Vàng, Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm văn học tiếp theo được lựa chọn để chuyển thể thành phim điện ảnh. Dù hiện tại vẫn chưa có xác nhận chính thức từ đơn vị sản xuất, cộng đồng mạng đã xôn xao truyền tay nhau thông tin bộ phim sắp tổ chức casting lựa chọn diễn viên.
Rộ tin đồn Truyện Kiều được chuyển thể lên màn ảnh rộng.
Truyện Kiều được biết đến đầu tiên với tên gọi Đoạn trường tân thanh, là tác phẩm đồ sộ gồm 3254 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm của đại thi hào nổi tiếng Nguyễn Du. Lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nội dung bài thơ xoay quanh Thúy Kiều - một thiếu nữ trẻ tài sắc vẹn toàn phải chôn vùi tuổi xuân và tình yêu của mình trong những gian truân, bất hạnh của sóng gió cuộc đời.
Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em con gái gia đình Vương viên ngoại, vốn nổi tiếng với tài sắc vẹn toàn, lại đang ở độ tuổi cập kê nên được vô số người biết đến. Một lần đi thăm mộ Đạm Tiên, chị em Thúy Kiều vô tình gặp được Kim Trọng, cùng nhau đem lòng cảm mến chàng. Tình cảm giữa Thúy Kiều và Kim Trọng nảy nở cũng là khi chàng phải về quê chịu tang chú. Vừa lúc đó, gia đình Kiều gặp chuyện, nàng buộc phải bán mình chuộc cha và em trai thoát khỏi cảnh tù oan. Từ đây, cuộc đời nàng cũng bước sang một trang mới.
Ảnh minh họa Chị em Thúy Kiều.
Sau khi bán mình, Thúy Kiều rơi vào tay hai kẻ "buôn phấn bán hương" là Mã Giám Sinh và Tú bà, sống cuộc đời kỹ nữ lầu xanh tủi cực. Tại đây, nàng gặp được Sở Khanh, vốn tưởng rằng sẽ nhờ hắn cứu thoát ra khỏi nơi kỹ viện, nào ngờ tất cả chỉ là một cái bẫy du Tú bà tạo ra để mãi giam cầm Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Cuộc đời phiêu dạt khiến Kiều lại gặp được Thúc sinh - một thư sinh phong lưu đã có vợ nhưng mê đắm tài sắc của nàng. Thế nhưng Thúc sinh đã có vợ. Chung sống chẳng được bao lâu, Thúy Kiều bị Hoạn Thư - chồng của Thúc sinh đưa về đánh ghen, khiến nàng phải tự nguyện xin sống kiếp tu hành. Tủi cực trốn thoát khỏi miếu tu, Kiều lại lần nữa bị lừa bán vào lầu xanh, sống tiếp đoạn đời oan trái.
Một ngày đẹp trời, Từ Hải - một anh hùng lừng danh thời đó bỗng ghé vào làng chơi, vô tình bắt gặp và say mê Thúy Kiều. Từ Hải chuộc nàng về chốn lầu riêng, sau khi đánh thắng trận trở về liền mang binh tướng đón Kiều làm lễ vu quy. Nhờ có Từ Hải, Thúy Kiều được trở lại kiếp sống giàu sang, lúc này mới tìm về những người xưa để báo ân báo oán.
Thế nhưng kiếp nạn lần nữa ập đến, vì tin lời Hồ Tôn Hiến, Thúy Kiều hại chết Từ Hải, khiến cho bản thân đi đến bước nhảy sông tự vẫn để giữ gìn trinh tiết. Tuy nhiên, nàng may mắn được vãi Giác Duyên cứu giúp, ẩn cư trong chùa. Về phần Kim Trọng, sau khi biết tin Kiều đã bán mình chuộc cha, liền đưa cả gia đình nàng về nhà phụng dưỡng, đồng thời một lòng muốn đi tìm Kiều.
Một lần cùng Vương Quan đế sông nơi Kiều tự vẫn, Kim Trọng gặp được sư Giác Duyên, biết Kiều còn sống và đến gặp nàng. Cả gia đình được đoàn tụ sau nhiều năm, nhưng Thúy Kiều quyết định không nối lại tình xưa mới Kim Trọng mà trở thành tri kỷ cùng chàng trong quãng đời còn lại.
Truyện Kiều kết thúc để lại bao dư âm trong lòng độc giả về thân phận người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng đúng với câu nói "hồng nhan bạc mệnh". Nội dung tác phẩm dài có thể chia thành 13 đoạn chính gồm: Giới thiệu chị em Thúy Kiều, Kiều thăm mộ Đạm Tiên, Kiều gặp Kim Trọng, Kiều bán mình chuộc cha, Kiều rơi vào tay Mã giám sinh và Tú bà, Kiều mắc lừa Sở Khanh, Kiều gặp Thúc sinh, Kiều và Hoạn thư, Kiều gặp Từ Hải, Kiều báo ân trả oán, Kiều tự vẫn, Kim Trọng đi tìm Kiều và Đoàn tụ.
Với nội dung 3254 câu thơ với rất nhiều diễn biến phức tạp, những chuyện tình đầy ngang trái, thật khó để gói gọn toàn bộ Truyện Kiều trong một tác phẩm điện ảnh với thời lượng chỉ từ 90-120 phút. Chính vì thế, rất có khả năng bộ phim sẽ chỉ chuyển thể một phần của Truyện Kiều, hoặc thậm chí chia tác phẩm ra làm 2 phần để chuyển thể.
Trong trường hợp Truyện Kiều được chuyển thể thành 1 phần, chắc hẳn mạch phim sẽ rất nhanh, từ cảnh chị em Thúy Kiều đến mộ Đạm Tiên gặp Kim Trọng, Kiều bán mình chuộc cha cho đến khi rơi vào tay Tú bà, bị Sở Khanh lừa rồi sống kiếp chồng chung với Hoạn Thư. Cho đến khi bỏ đi và sống hạnh phúc bên Từ Hải, Thúy Kiều một lần nữa trót tin lời lừa dối mà hại chết chồng, buộc mình phải nhảy sông tự vẫn.
Nếu đoạn phim kết ở lúc Thúy Kiều nhảy sông tự vẫn, toàn bộ câu chuyện sẽ mang màu sắc u buồn, lột tả số phận người phụ nữ cổ đại hồng nhan bạc mệnh, không thể làm chủ cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên, đây cũng là một kết cục mang đậm giá trị hiện thực, bóc trần xã hội lúc bấy giờ, nơi thân phận người phụ nữ bị rẻ rúng, coi thường, sống cuộc đời long đong lận đận.
Trong một diễn biến khác, nếu Truyện Kiều được chia thành 2 phần để chuyển thể, ở cả hai sẽ đều có những điểm nhấn khiến khán giả chú ý, lưu luyến không quên. Cụ thể, phần một của bộ phim sẽ bắt đầu từ khi giới thiệu chị em Thúy Kiều cho đến lúc Kiều gặp Kim Trọng, bị bán vào lầu xanh, bị Sở Khanh lừa ở lại lầu Ngưng Bích. Cuộc sống tưởng như bế tắc của nàng lúc bấy giờ như có được ánh sáng hi vọng le lói khi Kiều gặp được Thúc Sinh, bắt đầu cảm giác được hạnh phúc của tình yêu trở lại.
Tuy nhiên, phần 1 sẽ thật hoàn hảo để hướng tới phần 2 khi kết cục, nàng nhận ra rằng tình cảm giữa mình và Thúc sinh chỉ là lâu đài xây trên cát. Bởi lẽ Thúc sinh đã có vợ và con nhỏ. Phần 2 tác phẩm bắt đầu với cuộc sống của Kiều trong nỗi dằn vặt khi biết người đàn ông bên gối đã lập gia đình. Từ đó đến giai đoạn Kiều gặp Hoạn Thư, bị đánh ghen đến mức xin xuất gia tu hành, trốn thoát rồi bị bán lại vào lầu xanh, khán giả một lần nữa chứng kiến cuộc đời Kiều với biết bao cay đắng, tủi cực.
Điểm nhấn của phần 2 sẽ là tình yêu chớm nở giữa Thúy Kiều và Từ Hải. Mặc dù cả hai ở bên nhau chẳng bao lâu nhưng tình nghĩa lại luôn tròn vẹn, "yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu" được nhiều người mơ ước. Mặt khác, kết cục của cả hai với một người bị hại chết, người kia tự vẫn khiến khán giả không khỏi xót xa.
Thế nhưng câu chuyện không dừng ở đó, kết phim sẽ phần nào có hậu khi Kiều được cứu sống và trở về bên Kim Trọng, đoàn tụ với gia đình. Dù không thể nối lại tình xưa, nàng vẫn mãn nguyện khi được sống cuộc sống bình dị với đàn nhạc, thi ca, có người bầu bạn làm tri kỷ. Ắt hẳn, đây cũng là kết cục tốt đẹp nhất mà khán giả có thể mong đợi ở Truyện Kiều.
Đó là khi đạo diễn muốn chuyển thể toàn bộ Truyện Kiều. Còn nếu không, bất cứ một mảnh nhỏ nào trong đời Kiều đều có thể kết hợp tạo nên một phần phim riêng đặc sắc, có nội dung gây dấu ấn trong lòng khán giả.
Hiện tại, phía nhà sản xuất bộ phim vẫn chưa đưa ra xác nhận chính thức về kế hoạch casting hay nội dung của bộ phim chuyện thể. Tuy nhiên, nếu điều này là sự thật, chắc chắn dự án sẽ thu về vô số sự quan tâm, đón nhận từ người hâm mộ văn học và nghệ thuật nước nhà. Và theo bạn, đâu sẽ là phần truyện dễ được lựa chọn để chuyển thể lên màn ảnh rộng nhất?
Theo saostar
Chuyển thể truyện Kiều lên phim, mong đừng có "sạn"! Được chuyển ngữ sang hơn 20 thứ tiếng khác nhau với trên 35 bản dịch trên khắp thế giới, nhưng "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du lại chưa một lần được chuyển thể thành phim điện ảnh. Mới đây, nhà sản xuất Mai Thu Huyền đã chính thức công bố dự án phim điện ảnh "Kiều". Theo đó, bộ phim dự...