Hé lộ về nền văn minh Chimu thời Peru cổ đại
Các nhà khảo cổ ở Peru đã phát hiện các bộ hài cốt của những người được cho là thuộc tầng lớp giàu có của nền văn minh Chimu, một xã hội tiền Inca phát triển mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ ở vùng đồng bằng khô cằn nằm giữa Thái Bình Dương và dãy núi Andes.
Đồ trang sức như dây chuyền, hoa tai và vòng tay được chôn cùng. Ảnh: Reuters
Trưởng nhóm khảo cổ học, bà Sinthya Cueva, cho biết 11 bộ hài cốt, ước tính khoảng 800 năm tuổi, được tìm thấy chôn cùng với nhiều đồ trang sức như dây chuyền, hoa tai và vòng tay. Bà nhận định: “Đây có thể là hài cốt của những người thuộc tầng lớp cai trị ở nền văn minh Chimu”. Theo chuyên gia này, các bộ hài cốt không còn nguyên vẹn, được phát hiện ở khu vực dường như không phải nghĩa địa và có dấu hiệu bị bạo hành dẫn đến tử vong.
Hiện chưa rõ loại vật liệu được sử dụng để chế tác trang sức chôn cùng các bộ hài cốt nói trên. Đồ trang sức thời Chimu được tìm thấy trong các cuộc khai quật trước đây thường được làm bằng đồng hoặc vàng.
Cuộc khảo cổ mới nhất này được tiến hành vào tháng 4 vừa qua tại thành phố Chan Chan, nơi từng là kinh đô của Vương quốc Chimu trong lịch sử Peru cổ đại, nằm gần thành phố Trujillo của Peru ngày nay. Mục đích khảo cổ nhằm khôi phục các bức tường bao quanh một quần thể cung điện. Cố đô Chan Chan được biết đến với các công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ gạch bùn. Đây là một trong những thành phố gạch bùn lớn nhất trên thế giới.
Nền văn minh Chimu phát triển mạnh mẽ dọc theo vùng đồng bằng ven biển phía Bắc Peru, từ khoảng năm 800 đến 1400 sau Công nguyên. Người Chimu nổi tiếng với kỹ thuật trang trí công phu trên gốm sứ, đồ kim loại và dệt may, cùng với phương thức canh tác nông nghiệp trên ruộng bậc thang cho năng suất cao và mạng lưới giao thương phồn thịnh dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Họ bị người Inca chinh phục vào cuối những năm 1400, vài thập kỷ trước khi người Tây Ban Nha chinh phục người Inca vào năm 1532.
Sông băng tan chảy, 'mất ký ức' về lịch sử khí hậu
Các sông băng sẽ "mất ký ức" về lịch sử khí hậu do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Kết luận này được đưa ra trong nghiên cứu quốc tế do Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (CNR) Italy điều phối và được công bố trên tạp chí khoa học The Cryosphere.
Những tảng băng trôi lững lờ trên trên hồ Argentina cùng với dãy núi Andes luôn phủ trắng tuyết quanh năm ở phía sau khiến du khách phải trầm trồ. Ảnh tư liệu: Phạm Hoài Nam/Pv TTXVN tại Argentina
Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ 2012-2019 và do các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Địa cực (ISP) của CNR và Đại học Ca' Foscari tại Venice dẫn đầu thực hiện.
Nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu không chỉ làm giảm tổng diện tích sông băng mà còn ảnh hưởng đến thông tin mà chúng nắm giữ một cách tự nhiên về lịch sử của sông băng và của hành tinh. CNR cho biết băng tan do hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến dấu vết về khí hậu có trong các sông băng trên đảo Svalbard suy giảm nhanh chóng. Các sông băng của quần đảo Svalbard ở Vòng Bắc Cực cũng "mất đi ký ức".
Các nhà khoa học đã nghiên cứu sông băng Holtedahlfonna, một trong những sông băng cao nhất tại quần đảo Svalbard. Kết quả cho thấy dấu vết khí hậu được phát hiện vào năm 2012 đã hoàn toàn biến mất vào năm 2019. Theo Giám đốc CNR-ISP và là giáo sư tại Đại học Ca' Foscari, ông Carlo Barbante, quần đảo Svalbard đặc biệt dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu do các tảng băng chính tại đây có độ cao khá thấp.
Nhà nghiên cứu của CNR-ISP, ông Andrea Spolaor nhấn mạnh các tảng băng cần được xem như những trang bản thảo cổ mà các nhà khoa học có thể diễn giải được. Ngay cả khi bằng chứng về hiện tượng nóng lên của khí quyển vẫn được lưu giữ trong băng, dấu vết về khí hậu theo mùa đang biến mất. Với mức độ Trái Đất nóng lên như hiện nay, các sông băng ở những vị trí cao có nguy cơ mất thông tin khí hậu được lưu giữ bên trong, khiến con người khó có thể nghiên cứu được quá trình biến đổi khí hậu của Trái Đất qua thời gian.
Theo đó, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh cần khẩn trương ngăn chặn hiện tượng băng tan chảy để bảo tồn sông băng cũng như thông tin khí hậu có liên quan.
Khách Việt ngỡ ngàng sau 48h khám phá "thành phố kỳ lạ" nhất Thổ Nhĩ Kỳ Khi đến Istanbul, Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte từng thốt lên rằng: "Nếu thế giới này là một đất nước, Istanbul sẽ là thủ đô". Được xem như là ngã tư của các nền văn minh thế giới, Istanbul là thành phố duy nhất trên thế giới nằm trên cả hai châu lục Á và Âu. Istanbul từng là thủ đô của nhiều...