Hé lộ về “chúa tể trên biển” của Hải quân Nga
Tàu khu trục tương lai mới của Hải quân Nga sẽ bắt đầu được thiết kế vào năm 2015. Chiếc tàu này, với mục đích chính là chiếm ưu thế trên các vùng biển mở, sẽ được đưa vào phục vụ sau năm 2025.
Nó có thể được trang bị những loại tên lửa tối tân nhất của Nga như hệ thống tên lửa hành trình Caliber và tên lửa chống máy bay Prometheus ZRK.
Theo một báo cáo mới đây của hãng thông tấn Itar-Tass, Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận những thông tin kỹ thuật trên đối với thiết kế tàu khu trục mới. Chương trình chế tạo chiếc tàu này đã được thông qua với mật danh “Thủ lĩnh” hay “Chúa tể trên biển”.
Nga có kế hoạch phát triển 12 tàu khu trục thế hệ mới bắt đầu từ năm 2015.
Chương trình được giao cho Văn phòng Thiết kế phương Bắc, một đơn vị chế tạo hầu như tất cả các tàu chiến nổi của Hải quân Nga. Việc thiết kế “Chúa tể trên biển” sẽ được bắt đầu vào năm 2015, nhưng việc xây dựng chiếc đầu tiên trong tổng số 12 chiếc (6 chiếc cho Hạm đội biển Bắc và 6 chiếc cho Hạm đội Thái Bình Dương) được cho là không thể hoàn tất trước giai đoạn 2013-2025.
Một thực tế đáng lưu ý nữa là chương trình phát triển “Thủ lĩnh” không nằm trong kế hoạch vũ trang cấp nhà nước của Nga giai đoạn cho đến 2020 và ngân sách để phát triển những chiếc tàu đó chỉ nằm trong khuôn khổ một chương trình xây dựng tàu cho đến năm 2050.
“Quyết định thay đổi thời gian chế tạo các tàu khu trục mới này là hoàn toàn hợp lý. Thứ nhất, ngành công nghiệp đóng tàu của Nga đơn giản là không thể xây dựng được những tàu khu trục như vậy trong lúc này. Thứ hai, chương trình đó cần một số tiền rất lớn để thực hiện, nhưng số tiền này phải sử dụng vào những lĩnh vực khác ưu tiên hơn. Ba là, một số loại vũ khí trang bị cho &’Thủ lĩnh’ vẫn chưa được hoàn tất, chúng chỉ tồn tại trên giấy”, chuyên gia Hải quân và nhà phân tích quân sự độc lập Alexander Mozgovoi nói.
Video đang HOT
Trang bị vũ khí
Các chuyên gia quân sự cũng cho rằng phương thức tấn công chủ yếu của “Thủ lĩnh” sẽ là sự kết hợp giữa Celiber với các tên lửa khác như “Klub” và các tên lửa hành trình, chống tàu 3M-14. Những tên lửa này được thiết kế để tiêu diệt những mục tiêu quan trọng ở sâu bên trong lãnh thổ đối phương và được gọi là “các vũ khí tầm xa” của tàu khu trục.
Bên cạnh đó, hệ thống Caliber cũng có những tên lửa chống ngầm có khả năng phá hủy hàng loạt các tàu ngầm của đối phương với hiệu quả rất cao, bao gồm cả những tàu ngầm phi hạt nhân có độ ồn thấp.
Tên lửa chống tàu đa năng Onyx của Nga
Một loại vũ khí tầm xa nữa của tàu khu trục mới này có thể là hệ thống tấn công Onyx với các tên lửa hành trình siêu thanh. Hơn nữa cả Caliber và Onyx có thể sử dụng chung một đơn vị phóng. Điều này cho phép “Chúa tể trên biển” (cũng như một số tàu chiến khác của Nga) có sự linh hoạt cao và thực hiện được nhiều nhiệm vụ. Thêm nữa, một phiên bản của hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ giúp cho các tàu này được bảo vệ trước các cuộc tấn công từ trên không. Hệ thống này cũng có thể phá hủy các mục tiêu trong không gian.
Đồng thời, pháo và mìn, ngư lôi cùng các loại radar, hệ thống cảm biến hiện đại sẽ được tích hợp cho “Thủ lĩnh” để chống lại trực thăng, máy bay không người lái và những “kẻ phá hoại khác” ở cả trên và trong trong lòng biển, thậm chí có diện tích nhỏ và ở cách xa hàng trăm km.
Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự biết chính xác là “Chúa tể trên biển” sẽ được trang bị những loại vũ khí gì và một số loại vũ khí kể trên vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Đặc biệt, Thứ trưởng Quốc phòng Thứ nhất Nga Vladimir Porovkin từng cho biết là nước này đang phát triển loại tên lửa siêu thanh triển khai trên tàu chiến Zircon-S.
Vấn đề tranh cãi lớn nhất về chương trình “Chúa tể trên biển” liên quan đến sự lựa chọn nguồn năng lượng chủ yếu cho những chiếc tàu này. Theo một thông tin mới được công bố, Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng về những dự thảo để lựa chọn giữa 2 nguồn cung năng lượng chính: động cơ khí đốt hoặc hạt nhân.
“Bộ Quốc phòng Nga sẽ quyết định chọn nguồn năng lượng nào sẽ phù hợp hơn như: Tàu khu trục năng lượng hạt nhân, truyền thống, hay sẽ là cả hai”, hãng tin Itar-tass dẫn một nguồn tin trong Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga cho biết.
Tuy nhiên, một vấn đề nữa đặt ra là nguồn tài chính để phát triển. Nếu xem xét khả năng của ngành đóng tàu trong nước, tình hình kinh tế và tài chính hiện nay của Nga thì có một sự thật là sức mạnh các hạm đội tàu nổi của nước này đang cần một sự nâng cấp nhanh chóng với quy mô lớn. Liệu Bộ Quốc phòng Nga có cho phép phát triển loại tàu khu trục mà có thể vận hành được với hai loại nhiên liệu như đã đề cập ở trên? Như Oleg Vadykin, biên tập viên của tờ Independent Military Review chia sẻ: “Khôi phục lại một sự hiện diện lâu dài trên các vùng biển của thế giới sẽ tạo ra một lỗ hổng trong ngân sách của Nga”.
Theo Công Thuận (R.I.R)
Tin tức
Hé lộ bí mật về tình báo Liên Xô
Kho tài liệu gốc về hoạt động tình báo của Liên Xô (cũ) tại phương Tây đã được công bố lần đầu tiên sau hơn 2 thập niên nằm trong vòng bí mật.
Bà Melita Norwood làm gián điệp cho KGB suốt 40 năm tại London - Ảnh: Churchill Archives
Sử gia chuyên về tình báo Christopher Andrew gọi kho tài liệu này, được cất giữ tại Trung tâm văn khố Churchill thuộc Đại học Cambridge (Anh) và giải mật rộng rãi vào hôm qua, là "nguồn thông tin tình báo riêng biệt quan trọng nhất" trong lịch sử tình báo - phản gián thế giới.
Những gián điệp thượng thặng
Theo Reuters, kho tài liệu trên đã được Vasili Mitrokhin, một quan chức kỳ cựu của Cơ quan An ninh quốc gia (KGB) bí mật chuyển khỏi Nga vào năm 1992. Những dòng ghi chép bằng tay trong các cuốn sổ bìa xanh lá đã mô tả tỉ mỉ vô số kế hoạch phá hoại, kho cất giấu vũ khí bí mật và hoạt động của đội quân gián điệp được Liên Xô cắm tại các nước phương Tây. Trong số này, điệp viên được đánh giá cao nhất là Melita Norwood. Trong hơn 40 năm kể từ năm 1937, Norwood đã cung cấp cho phía Liên Xô nhiều thông tin quý giá về công nghệ và quân sự Anh nhờ vỏ bọc là nhân viên cấp cao của nhiều viện nghiên cứu. Mãi đến cuối thập niên 1970, bà mới "về hưu" và sống bình lặng ở Anh đến khi bị lộ thân phận sau khi Mitrokhin đào tẩu đến London. Vì nhiều lý do chưa được tiết lộ, Norwood không hề bị xét xử và bà qua đời năm 2005 ở tuổi 93. Tài liệu vừa được giải mật mô tả Norwood là "một điệp viên trung thành, đáng tin, kỷ luật" còn báo chí Anh gọi bà là "nữ điệp viên quan trọng nhất mà Liên Xô từng tuyển mộ".
Bên cạnh đó, các hồ sơ mật còn bao gồm danh sách điệp viên Liên Xô hoạt động ở Mỹ trong suốt thời chiến tranh lạnh. Khoảng 1.000 cái tên đã xuất hiện trên 40 trang giấy và một trong những tên tuổi khét tiếng nhất là Robert Lipka, mật danh "Dan". Là nhân viên cấp cao của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ, Lipka đã chuyển hàng chục thông tin mật cho người liên lạc là tướng Oleg Kalugin tại Đại sứ quán Liên Xô từ năm 1965 để nhận tổng cộng 27.000 USD. Đến tháng 8.1967, chê tiền ít nên Lipka "nghỉ việc" và cắt đứt mọi liên lạc với KGB. Đến đầu thập niên 1990, nhờ các thông tin do Mitrokhin cung cấp mà FBI mới bắt được Lipka và ông ta bị xử 18 năm tù giam. Điệp viên này ra tù năm 2006 và qua đời hồi tháng 7 năm ngoái.
Cũng nhờ kho dữ liệu của Mitrokhin mà tình báo Anh mới biết được những điểm giấu vũ khí và phương tiện truyền tin bí mật của điệp viên Liên Xô trên lãnh thổ các thành viên NATO. Chẳng hạn, một bản đồ tại Rome đánh dấu 3 hang ổ với chỉ dẫn chi tiết. London cũng bị sốc khi phát hiện Moscow nắm trong tay mọi thư tín của Bộ Ngoại giao gửi đến hoặc nhận từ các sứ quán Anh trong giai đoạn 1924 - 1936. Ngoài ra, KGB cũng điều động một phần lớn nhân sự đến các nước cộng hòa trong khối Liên Xô, trong đó có nhóm chuyên theo dõi Hồng y Ba Lan Karol Wojtyla, người sau này trở thành Giáo hoàng John Paul II.
Cuộc đào tẩu của Mitrokhin
Tuy nhiên, câu chuyện ấn tượng nhất liên quan đến "kho báu" trên chính là về bản thân Mitrokhin, người gom góp tài liệu chạy sang Anh vào năm 1992. Theo BBC, vào năm 1972, KGB quyết định chuyển nơi cất giữ kho dữ liệu khổng lồ của mình và suốt 12 năm dài Mitrokhin chịu trách nhiệm di dời toàn bộ tài liệu từ Lubyanka đến vị trí mới. Trong lúc sắp xếp lại hồ sơ, ông bỏ thời gian sao chép lại tỉ mỉ mọi thông tin sang những quyển sổ nhỏ. Khi về hưu vào năm 1984 ở tuổi 62, Mitrokhin chờ cơ hội rời Liên Xô. Trong thời gian này, ông giấu tài liệu trong một ngôi nhà của gia đình ở nông thôn bằng cách nhét vào các thùng đựng sữa và chôn xuống đất.
Trong thời biến động đầu thập niên 1990, hoạt động kiểm soát biên giới trở nên lỏng lẻo và Mitrokhin nhanh chóng chạy đến một trong những nước cộng hòa ở vùng Baltic thuộc Liên Xô. Đến nay danh tính quốc gia này vẫn chưa được tiết lộ. Ông mang theo một chiếc túi chứa toàn bộ tài liệu, bên trên phủ thêm đồ lót dơ, trực chỉ sứ quán Mỹ nhưng không thuyết phục được ai chịu nghe câu chuyện của mình. Khi thử thời vận lần nữa tại sứ quán Anh, Mitrokhin đã gặp may và tình báo London nhận ra mình đã bắt được một "mỏ vàng" thực sự. Sau đó, phía Mỹ cũng phải thừa nhận "đây là nguồn tình báo cực lớn và hoàn chỉnh nhất". Từ đó, Mitrokhin sống hết cuộc đời còn lại tại Anh với tên giả và luôn được cảnh sát bảo vệ, cho đến khi qua đời vào năm 2004 lúc 81 tuổi.
Theo Vietbao
Trung Quốc lại tân trang bề ngoài tàu sân bay Liêu Ninh Sau một thời gian vắng bóng, thời gian gần đây trên các trang mạng của Trung Quốc lại xuất hiện thông tin và hình ảnh tàu sân bay mang số hiệu 16 Liêu Ninh với một màu sơn khác. Ngày 18-4-2014, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang số hiệu 16 "Liêu Ninh" đã hành trình vào cảng Đại Liên. Sau...