Hé lộ tuổi thọ của loài vật sống dai nhất, “chỉ chết cùng Mặt trời”
Bọ gấu nước có kích thước cơ thể siêu nhỏ, từng được xác định là có thể hồi sinh sau 30 năm đóng băng hay vẫn sống sót sau khi tiếp xúc với bức xạ vũ trụ.
Bọ gấu nước có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1mm.
Theo Live Science, cơ thể nhỏ bé của bọ gấu nước có cấu tạo đặc biệt giúp chúng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt nhất. Chúng nổi tiếng là sinh vật sống dai nhất, khó hủy diệt nhất Trái đất.
Nhưng nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho biết, tuổi thọ của loài sinh vật này tùy thuộc vào nơi tìm thấy chúng. Đa số các loài bọ gấu nước ưa sống trong môi trường ẩm ướt, như rêu bao phủ đá ở lòng sông.
Khi bọ gấu nước có đủ thức ăn và nước uống để duy trì chức năng cơ thể, chúng chết theo tuổi thọ tự nhiên, vào khoảng 2,5 năm. Loài sinh vật chỉ sống sót lâu hơn nếu điều kiện môi trường trở nên khắc nghiệt.
Bởi khi đó, chúng sẽ hạn chế hoạt động trao đổi chất đến mức tối đa. Khả năng này cũng giúp chúng dễ hóa khô hoặc đông lạnh để tăng sức chịu đựng ở Nam cực, Sandra McInnes, nhà nghiên cứu bọ gấu nước nói.
Bọ gấu nước giả chết tốt tới mức chúng có thể sống sót ở những nơi không có nước, với nhiệt độ thấp đến -200 độ C và cao lên tới 151 độ C. Khi gặp nước, chúng lại cử động và nhanh chóng quay về trạng thái bình thường.
Video đang HOT
Một bài báo đăng trên tạp chí Cryobiology cho biết, một nhóm bọ gấu nước đóng băng ở Nam cực năm 1983 đã sống lại vào năm 2014, tức là sau đó hơn 30 năm.
Bọ gấu nước sẽ chết sớm nếu sinh sống trong điều kiện môi trường thuận lợi.
Kết quả nghiên cứu năm 2017 cho biết, khả năng sống dai đến mức kinh ngạc của bọ gấu nước là do cấu tạo bao gồm các protein đặc biệt. Chúng có thể phong tỏa các thành phần tế bào dễ tổn thương, tránh cho màng, protein và AND bị phá hủy.
Không chỉ sống sót trong điều kiện đóng băng, đun sôi và khô kiệt, bọ gấu nước còn chịu được áp suất lên tới 600 megapascal, gấp 6 lần áp suất ở đáy biển. Chỉ nửa mức áp suất đó đã đủ giết chết hầu hết sinh vật trên Trái Đất, nghiên cứu năm 2017 cho biết.
Giới nghiên cứu thậm chí còn đưa bọ gấu nước vào vũ trụ, để chúng tiếp xúc trực tiếp với bức xạ Mặt Trời và tia gamma. Nhưng chúng vẫn sống như thường khi trở lại Trái đất.
Bọ gấu nước dường như có khả năng chịu bức xạ và thậm chí sửa chữa lại ADN. Điều này có thể lý giải tại sao chúng mau phục hồi trước tác động của bức xạ. Chính vì khả năng sống dai này mà người ta cho rằng, bọ gấu nước chỉ thực sự chết khi Mặt trời nổ tung.
Theo Danviet
Sinh vật Trái đất sống dai nhất, chỉ chết cùng Mặt trời
Bọ gấu nước (Tardigrade) nổi tiếng là sinh vật sống dai nhất hành tinh và nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học lại càng củng cố lập luận này.
Bọ gấu nước nổi tiếng là sinh vật sống dai nhất Trái đất.
Theo Daily Mail, bọ gấu nước có thể sống tới 30 năm không cần thức ăn hay nước uống. Chúng là sinh vật sống dai nhất trên Trái đất.
Bọ gấu nước là sinh vật 8 chân, dài khoảng nửa cm và có thể chịu đựng được nhiệt độ 150 độ C. Chúng cũng chịu được phóng xạ sử dụng trong hóa trị.
Nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, Anh chỉ ra rằng, bọ gấu nước thậm chí còn có thể tồn tại trong 10 tỷ năm, sống qua trận mưa thiên thạch hoặc một ngôi sao phát nổ ngay gần.
Nghiên cứu nhằm xác định xem điều kiện khắc nghiệt nào có thể hủy diệt sự sống trên Trái đất. Đây là cơ sở để tìm kiếm sự sống ở đâu đó trong Hệ Mặt trời.
Tiến sĩ Rafael Alves Batista, chuyên gia vật lý tại Đại học Oxford nói trên Daily Mail: "Mục tiêu của chúng tôi là tìm hiểu xem điều gì cần thiết để hủy diệt mọi sự sống trên Trái đất, không chỉ con người".
"Để đạt đến kịch bản này, chúng tôi đã chọn sinh vật sống dai nhất, loài Tardigrade để nghiên cứu. Nói cách khác để hủy diệt toàn bộ sự sống trên Trái đất, chúng tôi cần phải tìm ra cách tiêu diệt bọ gấu nước", ông Batista nói.
Thảm họa thiên thạch cũng không thể khiến bọ gấu nước tuyệt diệt.
Mọi kịch bản hủy diệt nhân loại như mưa thiên thạch, vụ nổ siêu tân tinh, vụ nổ tia gamma... đều không làm bọ gấu nước hề hấn chút nào.
Bởi đặc tính riêng biệt của bọ gấu nước, sinh vật này chỉ có thể chết nếu nước biển trên Trái đất đạt đến ngưỡng đun sôi, trong một kịch bản của ngày tận thế.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự sống có thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào. "Dường như một khi sự sống xuất hiện thì rất khó để xóa sổ hoàn toàn", Tiến sĩ David Sloan nói.
"Nhiều sinh vật sẽ tuyệt chủng, nhưng sự sống sẽ vẫn tiếp diễn. Nếu như bọ gấu nước vẫn còn sống được thì biết đâu đó trên sao Hỏa vẫn có sự sống", ông Solan chia sẻ.
Một dạng sống như bọ gấu nước có thể tồn tại ở những khu vực khác trong vũ trụ, nơi mà còn người chưa biết đến. "Chúng ta sẽ vẫn phải tiếp tục tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất".
Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nature.
Theo Danviet
Tàu sân bay 13 tỷ đô của Mỹ chết máy giữa biển khi tàu Nga bám đuổi Truyền thông Mỹ mới đây tiết lộ việc siêu tàu sân bay USS Ford gặp phải sự cố chết máy giữa biển, đáng chú ý rằng vụ việc xảy ra trong lúc bị tàu do thám Nga theo sát. Tàu sân bay USS Ford đắt đỏ nhất trong lịch sử Mỹ. Sau khi tiếp cận được với bản ghi nhớ nội bộ tại...