Hé lộ thông tin siêu tên lửa hành trình Kh-101 và Kh-102 của Nga
Theo thiết kế, hai loại tên lửa này về cơ bản giống nhau, chỉ phân biệt với nhau ở kiểu đầu đạn. Kh-101 mang đầu đạn nổ phá còn Kh-102 là đầu đạn hạt nhân…
Vũ khí trung tâm trên các máy bay bom chiến lược của Nga hiện nay là các tên lửa hành trình Kh-55 được chế tạo vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Ngay sau khi Kh-55 được đưa vào trang bị, Cục Thiết kế Raduga (MKB Raduga) đã xây dựng dự án chế tạo tên lửa mới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị vào giai đoạn cuối những năm 80, đầu những năm 90 mà đỉnh điểm là sự kiện Liên Xô tan rã đã làm đình trệ dự án này nhiều năm sau đó. Hiện nay, dự án chế tạo tên lửa hành trình mới trang bị cho các loại máy bay chiến lược đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Các mẫu thử nghiệm được cho là tên lửa hành trình Kh-101 (màu đỏ) trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95S. (ảnh: forums.spacebattles.com).
Khoảng giữa những năm 90, MKB Raduga bắt đầu triển khai dự án chế tạo tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 và Kh-102. Theo thiết kế, hai loại tên lửa này về cơ bản giống nhau, chỉ phân biệt với nhau ở kiểu đầu đạn. Kh-101 mang đầu đạn nổ phá còn Kh-102 là đầu đạn hạt nhân. Đến nay, thông tin về Kh-101/102 vẫn đang được giữ bí mật. Tuy nhiên với dữ liệu tổng hợp được từ nhiều nguồn tin, đã có thể xây dựng một bức tranh tổng quát về 2 loại tên lửa này.
Nửa đầu những năm 2000, thông tin và hình ảnh về máy bay ném bom chiến lược Tu-95 MS thường xuyên được công bố, ở các móc treo vũ khí bên ngoài của nó có thể dễ dàng nhận ra một loại tên lửa mới. Việc không tồn tại thông tin về bất cứ một loại tên lửa mới nào khác ngoài Kh-101/102 là cơ sở để phỏng đoán rằng các tên lửa mang trên Tu-95 MS chính là Kh-101/102.
Theo đánh giá tổng quát, Kh-101 lớn hơn và nặng hơn so với Kh-55. Khối lượng toàn bộ của tên lửa mới này là khoảng 2.400 kg, trong đó, phần đầu đạn chiếm khối lượng 400 kg. Kh-101 có chiều dài khoảng 7,5 m; sải cánh khoảng 3 m; đường kính thân lớn nhất khoảng 0,75 – 0,8 m.
Các mẫu thử nghiệm được cho là tên lửa hành trình Kh-101 (màu đỏ) trên máy bay Tu-95 MS. (ảnh: forum.keypublishing.com trước năm 2007).
Video đang HOT
Từ thông tin cho rằng, Kh-101/102 là các tên lửa thế hệ tiếp theo của Kh-55, có thể đưa ra kết luận về kiểu động cơ của chúng. Có khả năng, các tên lửa này sẽ sử dụng động cơ tuốc bin phản lực tiên tiến nhất hiện nay. Động cơ này giúp tên lửa đạt tốc độ trung bình 700 – 750 km/h và tốc độ tối đa khoảng 1.000 km/h.
Sự quan tâm lớn nhất dành cho các tên lửa mới này là tầm bắn lớn nhất của chúng. Theo tài liệu có được, Kh-101 và Kh-102 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cách xa hơn 5.000 km. Có thông tin, Kh-101 được trang bị hệ thống dẫn đường quang điện tử (giai đoạn đầu) và vô tuyến (giai đoạn cuối). Cũng có ý kiến cho rằng, các tên lửa này được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính (giai đoạn đầu) và ra-đa hoặc vô tuyến (giai đoạn cuối). Theo báo chí Nga, sai số tròn của Kh-101 khoảng 10 – 20 m; còn theo dữ liệu từ Tạp chí Jane’s, sai số này là 6 – 10 m (đối với tên lửa mang đầu đạn nổ phá) và không quá 100 m (đối với tên lửa mang đầu đạn hạt nhân).
Các cuộc thử nghiệm trên tên lửa mới này bắt đầu được thực hiện khoảng từ nửa sau những năm 90 đến nửa đầu những năm 2000. Nguồn dữ liệu ảnh rất lớn về Tu-95 MS được công bố những năm gần đây cho thấy, Kh-101/102 được thử nghiệm thường xuyên hơn và đang bước vào giai đoạn hoàn thiện.
Các mẫu thử nghiệm được cho là tên lửa hành trình Kh-101 (màu đỏ) trên máy bay Tu-95 MS. (ảnh: russianplanes.net năm 2010).
Năm 2012, Bộ Quốc phòng Nga nhiều lần thông báo chính thức về việc sắp hoàn thành và đưa vào trang bị dự án chế tạo tên lửa mới. Tháng 9/2012, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alếch-xan-đơ Su-khô-ru-cốp khẳng định, trong vài tháng tới, hàng không tầm xa sẽ được trang bị một loại tên lửa mới, khả năng lớn, đó là các tên lửa Kh-101 và Kh-102.
Từ đó đến nay, vẫn chưa có thông tin chính thức nào xác nhận việc trang bị Kh-101/102 cho Không quân Nga, tuy nhiên chắc chắn trong thời gian tới, Không quân chiến lược Nga sẽ được tăng cường 2 loại tên lửa hành trình mang đầu đạn thông thường và hạt nhân này.
Một số tính năng kỹ chiến thuật chủ yếu:
Khối lượng: 2.200 – 2.400 kg;
Khối lượng đầu đạn: 400 kg;
Tầm cao 30 – 10.000 m;
Tốc độ hành trình: 190 – 200 m/s;
Tầm bắn lớn nhất: 5.000 – 5.500 km.
Theo ANTD
Nga tiếp nhận máy bay ném bom tầm xa PAK DA đầu tiên vào năm 2023
Ngày 22-5, Tư lênh Không quân Nga Viktor Bondarev cho biêt, lưc lương nay sẽ bắt đầu đươc biên chê loai may bay nem bom tâm xa thê hê mơi PAK DA vao năm 2023.
Trươc đo, cac phương tiên truyên thông cho răng, may bay ném bom tâm xa PAK DA đang đươc nghiên cưu phat triên có thể được ban giao cho Không quân Nga vao khoảng năm 2020.
Trung tương Viktor Bondarev cho răng: "Chuyến bay đầu tiên cua loai may bay nem bom nay sẽ được thực hiện vào năm 2019. Cac chuyên bay thư câp nhà nước sẽ được hoàn thành va ban giao vào năm 2023."
Phát biểu tại một cuộc họp báo với ngành không gian vũ trụ Nga hôi giưa thang 4 vưa qua, Chủ tịch Tập đoàn chế tạo máy bay Thống nhất UAC của Nga Mikhail Pogosyan đã xác nhận rằng, bản vẽ thiết kế của máy bay ném bom tương lai PAK-DA hiện đã được cục thiết kế Tupolev hoàn thành va công viêc chê tao chính thức sẽ bắt đầu trong năm nay.
Mô hinh may bay PAK DA
Công viêc thiết kế máy bay ném bom PAK DA mới này do UAC, đơn vị nắm hợp đồng chương trình PAK-DA, đam nhiêm. Còn chương trình đang được thực hiện bởi chi nhánh của UAC mới được thành lập, bằng việc sáp nhập Viện thiết kế Tupolev và nhà máy chế tạo hàng không KAPO ở Kazan, nơi trước đây đã sản xuất máy bay ném bom Tu-95MS và Tu-160.
Trươc đo, Tư lệnh không quân tầm xa thuộc không quân Nga Anatoly Zhikharev cho biêt, thế hệ máy bay ném bom tầm xa PAK DA thuộc một đẳng cấp khác, với nhiều loại vũ khí tiên tiến hơn so với các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MS hiện có, hay máy bay ném bom tầm xa Tu-223.
Hồi tháng 8 năm ngoai, một nguồn tin cho rằng, PAK DA sẽ có thiết kế kiểu cánh bay và đạt tốc độ dưới âm. Kết cấu máy bay sẽ chú trọng đặc biệt việc ứng dụng công nghệ tàng hình, và được trang bị các vũ khí siêu vượt âm mới.
Bộ 3 máy bay ném bom chiến lược Nga: Tu-95MS và Tu-22M3 (trái) và Tu-160 (phải)
PAK DA cũng sẽ được trang bị công nghệ tàng hình hiện đại, giup máy bay có thể xâm nhập qua cac hệ thống phòng không hiện đại cua đôi phương và vô hiêu hoa chung. Ngoai ra, PAK DA sẽ được trang bị tổ hợp tac chiến điện tử vô tuyên và vu khi chính xác cao mới nhất.
Trước đó, Bộ quốc phòng Nga khẳng định, máy bay PAK-DA sẽ được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và các tên lửa hành trình tầm xa mới, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị các loại vũ khí thông thường có độ chính xác cao.
PAK DA sẽ thay thế các máy bay ném bom cũ Tu-160, Tu-95MS và Tu-22M3 đang trong biên chế của lực lượng không quân ném bom tầm xa của Nga. Hiên tai, lưc lương không quân chiến lược Nga đang vân hanh tổng sô 32 chiếc may bay nem bom Tu-95MC6, 31 chiêc Tu-95MC16 và 13 Tu-160.
Theo ANTD
Không quân Mỹ trang bị tên lửa JASSM-ER tầm bắn 1.000km Không quân My vưa tiêp nhân va đưa vao biên chê hoat đông lô tên lưa dân đương tâm xa không đôi đât, phiên ban nâng câp (JASSM-ER) AGM-158B, có tầm bắn gần 100km. Không quân My vưa cho biêt, lô tên lưa JASSM-ER đâu tiên do tâp đoan Lockheed Martin san xuât đa đươc Cuc vu khi ban giao cho Căn cư...