Hé lộ thời điểm tổ chức thượng đỉnh Trump – Putin đầu tiên
Truyền thông Áo đưa tin các đại diện ngoại giao của Mỹ và Nga đã tới thủ đô Vienna để thảo luận chi tiết về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Vladimir Putin.
Tổng thống Trump và Tổng thống Putin gặp nhau tại Việt Nam năm 2017 (Ảnh: AP)
Báo Kronen Zeitung của Áo ngày 24/6 đưa tin giới chức nước này đang chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin tại thủ đô Vienna vào ngày 15/7 tới. Vài ngày trước đó, các đại diện ngoại giao của cả Nga và Mỹ đều đã tới Vienna để thảo luận chi tiết về việc chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.
Theo các nguồn tin, các quan chức an ninh cấp cao của Nga và Mỹ đã tới Áo để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh. Quyết định cuối cùng về thời điểm tổ chức cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo có thể sẽ được công bố vào giữa tuần này.
Trước đó, Washington Post từng trích một nguồn tin cấp cao trong chính phủ Mỹ và 2 nguồn tin ngoại giao nắm rõ lịch trình của ông Trump cho biết nhà lãnh đạo Mỹ dự kiến sẽ gặp thượng đỉnh Tổng thống Putin tại châu Âu vào tháng 7.
Về phía Nga, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm qua cho biết ông chưa sẵn sàng công bố với truyền thông về địa điểm cũng như thời gian tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ.
“Chúng tôi chưa sẵn sàng cung cấp thông tin. Chúng tôi sẽ thông báo ngay sau khi chúng tôi sẵn sàng”, ông Peskov nói khi được đề nghị bình luận về thông tin do báo Áo đăng tải.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz từng xác nhận trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình OE-24 rằng Vienna đã đề xuất đăng cai hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ vì thủ đô của Áo là nơi phù hợp để tổ chức các cuộc đối thoại và hội đàm. Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl cũng thông báo trước thềm chuyến thăm tới Nga hồi tháng 4 rằng Vienna có thể là địa điểm tốt nhất để tổ chức cuộc gặp Trump – Putin.
Theo Ngoại trưởng Kneissl, Áo từng là nơi diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ John Kennedy và nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev vào năm 1961 và cuộc hội đàm dẫn tới lễ ký thỏa thuận cắt giảm vũ khí chiến lược giữa Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev vào năm 1979.
Video đang HOT
Thành Đạt
Theo Dantri
Điều gì đưa "chàng trai" 31 tuổi lên làm thủ tướng một nước châu Âu?
Mỗi lần tân Thủ tướng Áo xuất hiện, người ta có thể ngỡ rằng đang tham gia một sàn diễn thời trang với nhân vật chính là một ngôi sao điển trai.
Phong cách khác lạ
Timothy Sweizer, 65 tuổi, một người phụ nữ cả đời sinh sống ở quận Meidling, thủ đô Vienna, Áo, hôm nay tạm gác mọi công việc để đón chào một người anh hùng trở về. Trên tay bà Sweizer là tấm biển bằng tiếng Đức in trên nền xanh da trời, tượng trưng cho sự hy vọng của toàn nước Áo: "Cảm ơn". Bà Sweizer cũng như bao người, hét lớn khi thấy chính khách trẻ tuổi, điển trai bước lên khán đài.
Sebastian Kurz, vẫn phong cách thường thấy với bộ vest cắt xẻ tinh tế, mặc chiếc áo sơ mi màu trắng, không đeo cà vạt và phong thái không thể lẫn vào đâu được. Nụ cười hớp hồn, ánh mắt tự tin, nhiều người tưởng như Kurz đang lên sàn diễn catwalk chứ không phải là một chính khách nổi tiếng. Hàng ngàn người tập trung ở quảng trường chính tại quận Meidling, chờ đợi Kurz phát biểu. Họ hò reo trước chiến thắng vang dội của đảng Nhân dân Áo (OVP) với hơn 31% số phiếu ủng hộ.
Đứng trên bục sân khấu, ông Kurz chưa thể nào phát biểu ngay vì phải bắt tay với những người hâm mộ đang quá sung sướng vì sự xuất hiện của ông. Họ nắm chặt tay, xin ông Kurz một kiểu ảnh và ôm chặt lấy người đàn ông mới chỉ 31 tuổi. Kurz được NY Times gọi là "ngôi sao sáng nhất của chính trường châu Âu thời điểm hiện tại".
Ông Kurz gặp gỡ Tổng thống Iran.
"Nhiều người đặt hy vọng lớn lên phong trào của chúng tôi", lãnh đạo đảng OVP nói. "Giờ là lúc để tạo dựng một phong cách chính trị mới. Tôi chấp nhận trách nhiệm này với sự khiêm tốn cao nhất". Ông Kurz phát biểu, đám đông như bị thôi miên theo từng lời của chính khách trẻ tuổi. 8 triệu người dân Áo đang đổ dồn hy vọng vào cựu ngoại trưởng trẻ tuổi nhất khối châu Âu.
Chỉ vài tháng trước, chiến thắng của ông Kurz được xem là thứ gì đó quá xa vời. Thực tế, ông Kurz chỉ trở thành ứng viên cho chức vụ Thủ tướng từ tháng 6 khi đảng OPV của ông đang bị hai chính đảng khác lấn lướt. Kết quả bầu cử mới nhất cho thấy một niềm hy vọng mới được nhen nhóm và thắp lên ở "đêm trường Vienna".
Không phải gương mặt mới
Ông Kurz bắt tay cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Sebastian Kurz sinh năm 1986 trong một gia đình cơ bản với bố là kĩ sư, mẹ là giáo viên. Ông sinh ra và lớn lên ở quận Medling và thăng tiến trên con đường quyền lực theo cách thức rất truyền thống. "Kurz không phải gương mặt mới. Ông ấy đã xoay xở, tự tạo ra hình ảnh của mình, nhưng đó không phải là điều quan trọng nhất", Sylvia Kritzinger, chuyên gia chính trị tại đại học Vienna, nói.
Sự nghiệp chính trị của Kurz bắt đầu từ năm 2009 khi ông được bầu làm chủ tịch của nhóm thành viên trẻ thuộc đảng OVP. Lúc đó, Kurz vẫn đang theo học ngành luật tại đại học Vienna. Sau 7 năm mà không lấy được bằng, Kurz quyết định bỏ học để tập trung phát triển sự nghiệp chính trị.
Với vẻ ngoài sáng sủa, cách nói chuyện tự tin, khéo léo, Kurz lọt vào "mắt xanh" của những thành viên thâm niên trong đảng Nhân dân. Ông được bổ nhiệm làm thư ký bộ phận di dân, chịu trách nhiệm giám sát người nhập cư vào Áo từ năm 2011.
Sau khi đảng OVP và đảng Nhân dân Dân chủ Xã hội hợp nhất cách đây 4 năm, Kurz được bầu làm Ngoại trưởng Áo ở tuổi 27. Khi đó, ông là nhà ngoại giao trẻ tuổi nhất châu Âu. Dù ít tuổi nhưng Kurz đã thể hiện rất rõ tài năng của mình. Ông tự tổ chức nhiều vòng đàm phán với Iran và 6 quốc gia khác về chương trình hạt nhân của Tehran.
Ông Kurz với phong cách thân thiện.
Kurz gặp gỡ Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và những nhân vật tiếng tăm khác. Một số sự kiện chính trị khác có tầm ảnh hưởng thế giới càng giúp tên tuổi và tiếng tăm của Kurz nổi như cồn.
Năm 2014, Ngoại trưởng Kurz ghi dấu ấn trước truyền thông quốc tế tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 2014 khi ông mới 28 tuổi. Khác với những bài phát biểu dài dòng và mang tính thủ tục, đại diện đến từ Áo gây chú ý cho cả hội trường khi ông lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của Hồi giáo cực đoan.
Hãng tin Reuters sau đó mô tả tiếng nói nổi bật của Áo trong hội nghị là điều "hiếm thấy trong cuộc họp thường niên giữa các nhà lãnh đạo thế giới".
Ngã rẽ cuộc đời
Thủ tướng Áo bên cô bạn gái.
Khi làn sóng người tị nạn và nhập cư tràn vào châu Âu trở thành mối nguy từ năm 2015, Kurz đã nhận thấy sự lo lắng này của người dân Áo. Ông biết rằng có quá nhiều người gốc Hồi giáo tràn vào quốc gia bé nhỏ này mà không hề được kiểm soát chặt chẽ.
Kurz đã kêu gọi kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn và giám sát các tổ chức nước ngoài cấp tiền cho người Hồi giáo. Ông cũng yêu cầu đóng cửa tuyến đường đi qua phía bắc Balkan mà người nhập cư thường dùng để tiến vào "trái tim" châu Âu.
Nhà phân tích chính trị người Áo Thomas Hofer đánh giá chính sách không ủng hộ tiếp nhận người tị nạn của Sebastian Kurz là "thông minh", khi công chúng trong nước không mặn mà với việc đón nhận người nước ngoài đến cư trú ở quốc gia của mình, đồng thời lo ngại những nguy cơ tiềm ẩn về khủng bố. "Vấn đề nhập cư đã biến Kurz trở thành một ngôi sao", chuyên gia Hofer cho hay.
Theo Danviet
Chuyện tình 13 năm ngọt ngào của ứng cử viên Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã trở thành tâm điểm truyền thông những ngày gần đây khi ông sẽ có cơ hội trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới ở tuổi 31. Người phụ nữ đã đồng hành cùng ông trong suốt 13 năm qua cũng được dư luận rất chú ý. Theo trang tin Heute của Đức, bạn gái của ông Kurz là...