Hé lộ thế giới bí mật của các điệp viên
Nếu bạn luôn muốn nhìn thấy một chiếc ô của KGB có thể bắn ra các viên đạn độc hoặc một chiếc răng rỗng để giấu tài liệu tí xíu chứa đầy dữ liệu tối mật thì cơ hội đã tới.
Một triển lãm mới hé lộ về các hoạt động gián điệp của Nga và Mỹ vừa mở cửa hôm 30/10 tại thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở Thung lũng Simi, California. Triển lãm này trưng bày gần 300 thiết bị do thám và tài liệu đã được giữ bí mật từ rất nhiều năm. 85% món đồ lấy từ bộ sưu tập của nhà sử học Melton và khoảng 9.000 món liên quan tới các hoạt động gián điệp.
Triển lãm Thế giới bí mật của các điệp viên hé lộ cái nhìn thoáng qua cực hiếm và thế giới bí ẩn của những nhà ái quốc, gián điệp nhị trùng và kẻ phản quốc. Triển lãm tập trung vào giai đoạn từ Thế chiến II qua Chiến tranh lạnh, và mở cửa tới 9/3/2014.
Triển lãm được mở với sự phối hợp của CIA, FBI và KGB.
Các món đồ phục vụ cho công tác của các điệp viên được trưng bày tại triển lãm:
Đây là một chiếc máy bí ẩn được người Đức dùng để gửi đi các thông điệp mật.
Xe hẩy có gắn động cơ mang tên “Welbike” được máy bay thả xuống để dùng ở phía địch.
Video đang HOT
Máy quay được giấu bên trong một hộp diêm.
Chiếc bút này phóng ra khí độc để điệp viên có thể tẩu thoát trong tình huống nguy hiểm.
Cái ô phóng ra mũi tên độc này của các điệp viên Nga.
Đài phát thanh gián điệp từ những năm 1950
Đôi giày này khoang rỗng ở đế để giấu phim và các món đồ khác.
Cái gạt tàn che giấu một máy quay thu nhỏ.
Đồng hồ quay phim của các điệp viên
Bộ đồ nghề để lấy khuôn chìa khóa và làm chìa khóa giả
Theo VNN
"Cú sốc" của nước pháp
Thế giới đã choáng váng khi vụ việc nghe lén của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) Mỹ bị phanh phui, nay đến một đồng minh như Pháp cũng phải sốc vì vụ bế bối khiến thế giới phẫn nộ này.
Thông tin NSA nghe lén công dân Pháp được đăng tải trên tờ Le Monde
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 21-10 đã phải gọi điện trực tiếp cho Tổng thống Mỹ Barack Obama để lên án việc Washington tổ chức nghe lén hàng chục triệu cuộc điện thoại của công dân Pháp. Trong cuộc điện đàm hiếm hoi với người đồng cấp bên kia bờ Đại Tây Dương, Tổng thống Hollande bày tỏ "sự phản đối mạnh mẽ đối với hành vi của Mỹ, hành vi không thể chấp nhận được giữa những người bạn và đồng minh, vì chúng xâm phạm quyền riêng tư của công dân Pháp".
Thông cáo đưa ra ngay sau đó của Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết ông Hollande đã yêu cầu chính quyền Mỹ "giải thích đầy đủ và cung cấp toàn bộ thông tin" có thể được mà cựu điệp viên NSA Edward Snowden tiết lộ về việc Mỹ do thám công dân Pháp. Tại cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo Pháp và Mỹ đã đi đến thoả thuận là mọi hoạt động do thám cần phải đặt trong một khuôn khổ song phương và các cơ quan tình báo của hai nước sẽ "cùng làm việc để đạt được điều này".
Sự giận dữ của Tổng thống Hollande nổi lên ngay sau khi tờ nhật báo "Thế giới" (Le Monde) của Pháp ngày 21-10 dẫn những tài liệu của cựu điệp viên Snowden tiết lộ NSA đã ghi âm tới 70,3 triệu cuộc điện đàm và tin nhắn SMS của công dân Pháp trong giai đoạn từ ngày 10-12-2012 đến ngày 8-1-2013. NSA đã tự động thu thập hàng loạt các số điện thoại của các thuê bao tại Pháp và cả số của người đối thoại, sau đó ghi lại cuộc gọi và tin nhắn theo một chương trình bí mật có tên US-985D.
Theo tài liệu mà Snowden cung cấp, hơn 70 triệu cuộc nghe lén mà NSA thực hiện trong vòng chưa đến 20 ngày này không chỉ nhằm vào những nghi phạm khủng bố mà còn cả những nhân vật cấp cao trong giới kinh tế hoặc chính trị của nước Pháp. Vì thế, ngay trong ngày 21-10, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã lập tức triệu Đại sứ Mỹ tới Bộ Ngoại giao Phap bởi cho rằng những hành vi xâm hại đến quyền riêng tư như vậy với công dân Pháp là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Trong khi đó, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và Bộ trưởng Nội vụ nước này Manuel Valls đều bày tỏ sự "sốc nặng" trước những tiết lộ trên và yêu cầu chính quyền Mỹ phải giải thích. Các quan chức cấp cao nhất của Pháp đều cảm thấy "choáng" bởi dù trước đó họ đều biết NSA đã tiến hành do thám, nghe lén với hàng triệu công dân Mỹ cũng như công dân và nhà lãnh đạo nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế lớn như Liên minh châu Âu (EU), LHQ... song không thể ngờ rằng cơ quan tình báo Mỹ còn không nể nang cả đồng minh thân cận như Pháp.
Cũng theo tài liệu mà cựu điệp viên Snowden cung cấp và được tiết lộ trên tờ Le Monde của Pháp và tuần báo "Spiegel" (Tấm gương) của Đức, NSA còn thâm nhập vào hệ thống thư điện tử của ông Felipe Calderon khi ông giữ chức Tổng thống Mexico. Hay tin này, ông Calderon - có mối quan hệ chặt chẽ chưa từng có với Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống 6 năm 2006-2012 - đã lên án việc làm mà ông cho là "hành động sỉ nhục Hiến pháp quốc gia Mexico" của Mỹ.
Cú sốc của Pháp, nỗi tức giận của cựu Tổng thống Mexico... khiến Washington một lần nữa phải đau đầu với cựu điệp viên Snowden cũng như tìm cách giải quyết khủng hoảng ngoại giao với các đồng minh.
HOÀNG HÀ
Theo ANTD
Sex và tình báo Xô Viết (Phần 2) Cách không xa thành phố Kazan, thủ đô nước Cộng hòa Tartarstan thuộc Nga, là một nơi kỳ lạ. Ở đây khá hẻo lánh, dấu tích của các công trình xây dựng hối hả dễ dàng đập vào mắt người xem. Những tòa nhà năm tầng quen thuộc thời Xô Viết, vài cửa hiệu tồi tàn, một số cơ quan cũ kỹ... tô...