Hé lộ sức mạnh kho vũ khí hạt nhân Mỹ năm 2019
Bộ Năng lượng Mỹ hồi tháng trước đã từ chối yêu cầu của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, về việc cung cấp thông tin chi tiết kho vũ khí hạt nhân Mỹ.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III của Mỹ.
Theo Sputnik, bất chấp việc Bộ Năng lượng Mỹ từ chối cung cấp số liệu, nhóm các nhà khoa học hạt nhân đã công bố bản báo cáo lực lượng hạt nhân Mỹ năm 2019.
Cụ thể, tổ chức phi lợi nhuận này ước tính Mỹ có 3.800 đầu đạn hạt nhân, 1.300 trong số đó là trang bị cho tên lửa đạn đạo, 300 đầu đạn đặt trong các máy bay ném bom chiến lược rải rác khắp châu Âu, 150 đầu đạn được coi như vũ khí hạt nhân chiến thuật và 2.050 đầu đạn dự trữ.
Video đang HOT
Tổng cộng Mỹ có khoảng 6.185 đầu đạn hạt nhân, cất giữ tại 24 địa điểm ở 11 bang, và 5 quốc gia châu Âu. Trong số này, 2.385 đầu đạn sẽ được loại bỏ dần trước năm 2030.
Các nhà khoa học Mỹ hồi tháng trước đã chỉ trích dữ dội quyết định của Bộ Năng lượng, khi không công bố báo cáo chi tiết về kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, như thông lệ trước đây.
Theo các nhà khoa học, việc minh bạch chính sách hạt nhân là điều cần thiết và để “tránh nghi ngờ hay hiểu lầm về kho vũ khí hạt nhân Mỹ”.
Theo hiệp ước START, do Nga và Mỹ ký năm 2010, hai cường quốc hạt nhân này thống nhất không trang bị quá 700 vũ khí hạt nhân cho tên lửa và máy bay ném bom, 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng vũ khí hạt nhân.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu năm nay đã rút Mỹ khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung. Moscow bày tỏ quan ngại rằng Mỹ cũng không gia hạn hiệp ước START, vốn sẽ hết hạn vào năm 2021.
Theo thống kê, ngoại trừ Mỹ và Nga có số lượng đầu đạn hạt nhân lớn hơn 1.000, các quốc gia khác như Pháp, Trung Quốc, Anh, Pakistan, Ấn Độ, Israel và Triều Tiên chỉ sở hữu lần lượt 300, 280, 215, 140-150, 130-140, 80 và 10-20 đầu đạn hạt nhân.
Theo Danviet
Putin sắp có tàu ngầm dài nhất thế giới đầy uy lực
Vũ khí trên tàu ngầm Belgorod có thể xuyên qua hệ thống phòng thủ dưới nước của NATO để tấn công các thành phố, căn cứ hải quân, tàu sân bay tại bất cứ đâu trên toàn châu Âu và bờ Đông nước Mỹ.
Ngư lôi hạt nhân được trang bị trên tàu ngầm Belgorod.
Tàu ngầm Belgorod nặng 14.700 tấn, chiều dài gần 190m của Nga sắp được hoàn thành và chuyển ra khỏi căn cứ sản xuất bí mật.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng khẳng định các ngư lôi hạt nhân được trang bị trên tàu có khả năng phá hủy các mục tiêu ở các khu vực ven biển cách xa gần 10.000 km. Các ngư lôi này được ca ngợi là có khả năng phá hủy cả một thành phố.
Tàu ngầm Belgorod đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Tàu ngầm Belgorod được sản xuất tại một xưởng đóng tàu bí mật ở thành phố Severodvinsk, Tây Bắc nước Nga. Công dân nước ngoài bị cấm xâm nhập khu vực bí mật này.
Hồi tháng 12/2018, chiếc tàu đã lần đầu tiên được thử nghiệm dưới biển. Các ngư lôi hạt nhân trên tàu có tên gọi Poseidon và được dẫn đường bởi trí thông minh nhân tạo. Các ngư lôi này được cấp năng lượng từ một lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ.
Theo Danviet
Chuyên gia : Hai kịch bản có thể xảy ra chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ Theo các phương tiện truyền thông, Nga đã đề xuất Mỹ loại trừ khả năng chiến tranh hạt nhân. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà phân tích chính trị Vladimir Kireev cho biết trong những trường hợp nào thì thỏa thuận như vậy có thể được ký kết. Nga đề nghị Mỹ ký kết thỏa thuận về ngăn chặn chiến tranh hạt...