Hé lộ số tiền “khủng” Triều Tiên kiếm được từ xuất khẩu hàng cấm
Một báo cáo mới được công bố cho thấy Triều Tiên đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và thu về gần 200 triệu USD từ hoạt động xuất khẩu hàng cấm trong năm 2017.
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy các tàu Trung Quốc và Triều Tiên đã mua bán dầu trái phép trên biển năm 2017 (Ảnh: Chosun)
Reuters ngày 2/2 dẫn một báo cáo mật do các nhóm giám sát độc lập của Liên Hợp Quốc gửi lên ủy ban phụ trách trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho biết, Triều Tiên đã kiếm gần 200 triệu USD trong năm 2017 từ việc xuất khẩu các hàng hóa nằm trong diện bị cấm.
Theo báo cáo này, Bình Nhưỡng đã vận chuyển than đến các cảng ở Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia, sử dụng giấy tờ giả để che đậy rằng nguồn gốc của số than này là từ Nga và Trung Quốc, chứ không phải Triều Tiên, hòng lách các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
“Triều Tiên đang qua mặt các nghị quyết (trừng phạt) mới nhất bằng cách lợi dụng chuỗi cung ứng dầu toàn cầu, lợi dụng các quốc gia đồng lõa bên ngoài, các công ty đăng ký hải ngoại và hệ thống ngân hàng quốc tế”, báo cáo dài 213 trang của Liên Hợp Quốc cho biết.
Hiên phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc chưa đưa ra bình luận về báo cáo trên. Trong khi Nga và Trung Quốc từng nhiều lần khẳng định vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an đối với Triều Tiên.
Video đang HOT
Ngoài ra, các giám sát viên của Liên Hợp Quốc cũng tiết lộ rằng họ đã điều tra nghi vấn hợp tác về tên lửa đạn đạo giữa Triều Tiên với Syria và Myanmar, bao gồm hơn 40 lô hàng không được khai báo do Triều Tiên chuyển tới cho Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria từ năm 2012-2017. Trung tâm này chịu trách nhiệm giám sát chương trình vũ khí hóa học của Syria.
“Cuộc điều tra cho thấy các bằng chứng mới về việc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí và các hoạt động vi phạm khác, bao gồm việc chuyển các hàng hóa hỗ trợ cho chương trình vũ khí hóa học và tên lửa đạn đạo”, báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết thêm.
Than Triều Tiên chất đống tại cảng Rajin (Ảnh: AFP)
Các quan sát viên của Liên Hợp Quốc đã kiểm tra hai lô hàng trên tàu Triều Tiên bị các quốc gia chặn lại khi đang trên đường tới Syria. Cả hai lô hàng này đều chứa những loại gạch chuyên dụng chống axit, vốn được dùng cho các dự án công nghiệp hóa chất quy mô lớn. Một trong số các quốc gia chặn tàu Triều Tiên cho biết số gạch bị thu giữ có thể được sử dụng để xây tường bên trong nhà máy hóa chất.
Syria đã nhất trí tiêu hủy vũ khí hóa học từ năm 2013, song các nhà ngoại giao và các thanh tra viên về vũ khí nghi ngờ nước này vẫn đang bí mật duy trì hoặc phát triển thêm một cơ sở vũ khí hóa học mới. Hiện phái đoàn Syria tại Liên Hợp Quốc chưa đưa ra bình luận chính thức về thông tin liên quan tới Triều Tiên.
Cũng theo các giám sát viên của Liên Hợp Quốc, một quốc gia cho biết có bằng chứng cho thấy Myanmar đã tiếp nhận các hệ thống tên lửa đạn đạo, cùng các vũ khí khác như bệ phóng rocket đa nòng và tên lửa đất đối không từ Triều Tiên. Trong khi đó, Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Hau Do Suan cho biết chính phủ Myanmar “hiện không có bất kỳ mối quan hệ nào về vũ khí với Triều Tiên”, đồng thời khẳng định Myanmar tuân thủ các nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng của Liên Hợp Quốc.
Thành Đạt
Theo Dantri
Mỹ phát hiện 6 tàu Trung Quốc tuồn hàng lén lút cho Triều Tiên
Các hình ảnh vệ tinh và kênh tình báo của Mỹ đã phát hiện ít nhất 6 tàu Trung Quốc có các hoạt động trao đổi hàng hóa ngầm với Triều Tiên, bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Ảnh vệ tinh chụp tàu Yu Yuan (Trung Quốc) nhập than từ Triều Tiên và chuyển tới cảng Kholmst ở Nga (Ảnh: WSJ)
Theo Wall Street Journal đưa tin ngày 18/1, các hình ảnh chụp từ vệ tinh và các kênh tình báo mà giới chức Mỹ có được đã cho thấy ít nhất 6 tàu Trung Quốc vi phạm nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi lén lút tuồn hàng cho Triều Tiên. Các bằng chứng này đã được Mỹ nộp lên ủy ban trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Các tàu Trung Quốc được cho là đã tắt các thiết bị định vị, vốn được dùng để xác định vị trí của tàu, trước khi cập cảng Triều Tiên và trao đổi với Bình Nhưỡng những mặt hàng mà giới chức Mỹ xác định là "hàng cấm". Tất cả 6 tàu này đều do các công ty hoặc doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu hoặc quản lý.
Wall Street Journal dẫn thông tin từ các tài liệu tình báo mật cho biết, các bức ảnh và bản đồ được nộp lên Liên Hợp Quốc cho thấy các tàu Trung Quốc đã nhập các mặt hàng nằm trong danh mục cấm, trong đó chủ yếu là than đá, từ Triều Tiên, sau đó chở chúng tới Nga và một số nước khác, hoặc chuyển sang các tàu khác trên biển.
Wall Street Journal đã sử dụng các dữ liệu vận tải cũng như thông tin doanh nghiệp và xác định rằng 6 tàu này đều có liên quan tới các công ty Trung Quốc đăng ký ở Hong Kong. Các công dân Trung Quốc đã đầu tư vào các công ty này và họ sử dụng địa chỉ ở Trung Quốc.
Trước đó, truyền thông Hàn Quốc hồi tháng trước dẫn các nguồn tin chính phủ nói rằng các vệ tinh Mỹ đã phát hiện các tàu Trung Quốc chuyển dầu cho tàu Triều Tiên trên biển ít nhất 30 lần kể từ tháng 10. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận thông tin này.
Hồi tháng 12/2017, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ra nghị quyết cấm 90% lượng xuất khẩu dầu cho Triều Tiên nhằm trừng phạt Bình Nhưỡng sau một loạt vụ thử hạt nhân và tên lửa. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhiều lần công khai chỉ trích Trung Quốc và Nga vì đã hỗ trợ cho Triều Tiên, bất chấp những nỗ lực cấm vận của cộng đồng quốc tế.
Thành Đạt
Theo Newsweek
Theo Dantri
Trung Quốc hứa giảm cung cấp dầu cho Triều Tiên Trung Quốc cho biết sẽ hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm dầu và kim loại cho Triều Tiên sau khi bị Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo "bắt quả tang" vì tuồn dầu cho Bình Nhưỡng. Ảnh vệ tinh cho thấy tàu Trung Quốc và Triều Tiên đã mua bán dầu trái phép trên biển (Ảnh: Chosun) Bộ Thương mại...