Hé lộ số tiền “khủng” mà nhạc sĩ Lam Phương nhận được từ ca khúc Thành phố buồn
Ca khúc Thành phố buồn của nhạc sĩ Lam Phương dù đã có tuổi đời gần nửa thế kỷ nhưng vẫn tiếp tục được các ca sĩ biểu diễn, thính giả yêu thích.
Nhạc sĩ Lam Phương thời trẻ. Ảnh: Tri thức trực tuyến
Nhạc sĩ Lam Phương là một nhạc sĩ tiêu biểu của tân nhạc miền Nam Việt Nam. Ông đã để lại hơn 200 tác phẩm với bản nhạc đầu tay là ca khúc Chiều thu ấy được viết lúc ông chỉ mới 15 tuổi.
Càng về sau nhạc của Lam Phương càng được nhiều người yêu mến với những ca khúc đi sâu vào lòng người như ca khúc nổi tiếng Thành phố buồn, Nắng đẹp miền Nam, Bức tâm thư, Chiều hành quân…
Cuộc đời của nhạc sĩ trải qua không ít thăng trầm và biến cố từ chuyện tình cảm đến cuộc sống, lận đận từ quê hương đến khi ra xứ người, nên trong mỗi giai đoạn cuộc đời, nhạc của Lam Phương lại mang nhiều màu sắc, tâm tư khác nhau: Khi vui tươi, yêu đời với: Bài tango cho em, Mùa thu yêu đương… lúc lại sầu bi, day dứt với những ca từ trong: Tình bơ vơ, Ngày buồn, Say, Lầm… khiến cho nhạc của Lam Phương luôn đong đầy cảm xúc.
Trong đó, Thành phố buồn là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lam Phương. Thành phố buồn được Lam Phương sáng tác năm 1970 tại Đà Lạt. Một ca khúc về Đà Lạt, nhưng không hề có một chữ “Đà Lạt” nào trong lời ca, chỉ qua giai điệu và qua những lời ca miêu tả vùng đất này người ta vẫn biết đó là Đà Lạt.
Cuốn sách “Lam Phương – Trăm nhớ nghìn thương” do tác giả Nguyễn Thanh Nhã chắp bút có nhắc tới giá trị của Thành phố buồn thời bấy giờ.
Ca khúc Thành phố buồn nhận được sự yêu thích lớn của thính giả.
VietNamNet trích dẫn lại thông tin trong cuốn sách về ca khúc này cho hay: “ Ông (nhạc sĩ Lam Phương – PV) cho biết, bài hát trên không hẳn viết cho một nhân vật cụ thể nào như nhiều người đã suy diễn và thêu dệt.
Video đang HOT
Nhưng ’số lượng xuất bản rất cao’ và doanh thu bài hát này vô cùng lớn, đó là điều được báo chí đương thời tính toán được: khoảng 12 triệu đồng bản quyền (hồi suất chính thức năm 1970 là 1 USD = 275 đồng, vậy 12 triệu đồng tương đương 432.000 USD) – Con số này quá lớn với một ca khúc!
Để dễ hình dung, một chiếc xe hơi hiệu La Dalat của hãng Citroen sản xuất tại miền Nam Việt Nam vào năm 1971 có giá khoảng trên dưới 650.000 đồng“. Bản quyền ca khúc có thể giúp Lam Phương mua tới hơn 18 chiếc xe hơi.
Ca sĩ thể hiện thành công nhất Thành phố buồn là Chế Linh – một trong tứ đại danh ca Sài Gòn thời ấy. “ Ca khúc trở nên đại chúng tới mức có thể người ta không biết tên tác giả, nhưng chỉ cần ôm cây guitar thùng và đi một đoạn giai điệu theo lối slow rock, âm giai Mi thứ (Em) thì nhiều người sẽ nhận ra“, sách Lam Phương – Trăm nhớ ngàn thương viết.
Cùng với Thành phố buồn thì các ca khúc khác như Cỏ úa, Một mình, Em đi rồi, Cho em quên tuổi ngọc, Phút cuối, Chờ người, Đèn khuya, Thao thức vì em… đủ để thành gia tài đóng đinh tên tuổi của Lam Phương bất tử theo thời gian trong làng âm nhạc.
Vi An (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Lam Phương sống lạnh lẽo xứ người, đau đáu nhớ quê
Nhạc sĩ Lam Phương tròn 20 năm ngồi xe lăn, đau đáu nhớ quê và luôn "Xin thời gian qua mau"...
LTS: Lam Phương, "cha đẻ" của gần 160 nhạc phẩm mà phần nhiều trong số đó được khán giả Việt Nam thuộc nằm lòng như: Một mình, Biển tình, Ngày buồn, Cỏ úa, Thu sầu, Tình như mây khói...
Cuốn sách "Lam Phương - Trăm nhớ nghìn thương" (Công ty Phan Book, NXB Phụ Nữ) do tác giả Nguyễn Thanh Nhã chấp bút kể nhiều hơn chuyện "bếp núc" xoay quanh cuộc đời đào hoa nhưng không thiếu trắc trở, bẽ bàng của vị nhạc sĩ tài danh này. Thông qua tình sử với các bóng hồng đi qua đời ông, khán giả sẽ hiểu hơn vì sao những tình khúc bất hủ được ra đời.
Ở kỳ thứ 2, VietNamNet đã đăng trích lục bài "Thành phố buồn" trong cuốn Lam Phương - Trăm nhớ nghìn thương về nhạc phẩm bất hủ này. Kỳ này, bài viết "Xin thời gian qua mau" sẽ là chương buồn nhất cuộc đời Lam Phương: tuổi già, bệnh tật và cô quạnh nơi xứ người.
Tháng 3/2019, tháng của sinh nhật Lam Phương lần thứ 82. Đợt tai biến gần nhất đã khiến Lam Phương nhập viện. Ông nhập viện và một thời gian thì hồi phục. Tính từ lần đầu tiên phát bệnh đến nay, nhạc sĩ Lam Phương đã có tới 20 năm ngồi xe lăn.
Chính lúc ngặt nghèo nhất của đời người thì người nhạc sĩ tài hoa lại phải sống một mình. Lam Phương tâm sự, một ngày đối với ông quanh quẩn trong bốn góc phòng. Tuổi cao, không ngủ được, buổi sáng dậy thật sớm nằm nghe lại những bản nhạc của chính mình qua dàn máy nghe nhạc trong phòng. Rồi coi tivi đến trưa cố đếm thời gian qua thật nhanh nhưng đêm về lại trằn trọc với những nỗi niềm xa xứ và chống chọi những cơn đau do bệnh.
Đã không còn những giai nhân. Đã không còn sân khấu rộn ràng tiếng vỗ tay và hoa đẹp. Ông đi qua những chuỗi ngày lê thê. Ông nghe đi, nghe lại những bản nhạc mình viết. Ông yêu các sáng tác đó như những người tình...
Một trong những phút "vui ngất trời" khi ca sĩ Phạm Quỳnh Anh và ca sĩ Hoàng Hiệp ghé nhà thăm nhạc sĩ Lam Phương hồi năm 2018.
Thỉnh thoảng, ngôi nhà ở California (Mỹ) của ông còn là nơi cho những hoạt động văn nghệ tự phát mà theo cách nói của Lam Phương là "vui ngất trời". Các họa sĩ đến vẽ chân dung ông. Bạn bè ở miền Bắc và Nam của tiểu bang California yêu văn nghệ thường đến hát cho ông nghe những bản tình cũ... Và rất nhiều ca sĩ trẻ đến xin hát nhạc của ông. Lam Phương yêu thích các ca sĩ trẻ và thường không câu nệ tên tuổi, hay giọng hát họ khi thể hiện ca khúc của mình.
Ngoài ra, còn có khách hâm mộ ở Việt Nam qua cũng ghé thăm Lam Phương. Nhưng, đông người không thể xóa hết bơ vơ, sau những giây phút đầm ấm ấy, Lam Phương lại trở lại một mình trong thế giới nỉ non van nài thời gian qua mau...
Ông Lâm Minh Sĩ Vũ, người cháu gọi nhạc sĩ Lam Phương bằng cậu, hiện sống ở Sài Gòn kể:
"Khi gặp gỡ bất cứ ai từ Việt Nam qua thăm, Lam Phương đều hỏi về tình hình trong nước và gửi gắm tình cảm về Việt Nam với người hâm mộ. Ông thương tôi như con và tôi gọi ông bằng ba. Mỗi lần tiễn tôi ra phi trường về lại Sài Gòn, ông đều dặn nếu ai hỏi cứ nhắn cho Lam Phương cảm ơn. Cuộc đời ông đã chứng kiến quá nhiều mất mát từ gia đình đến thời cuộc. Các cô, cậu tôi, em ruột của nhạc sĩ Lam Phương, có người mất sớm từ khi còn nhỏ, có lẽ cũng ảnh hưởng đến tình cảm ông rất nhiều. Lại thêm tình cảnh cha mẹ qua đời mà không có mặt trong lần cuối tiễn đưa cho vẹn chữ hiếu cũng là nỗi đớn đau với ông...".
Nhạc sĩ Lam Phương tròn 20 năm "bầu bạn" với chiếc xe lăn.
Có thể nói, âm nhạc Lam Phương dẫu có viết vui tươi đến đâu cũng đều man mác nỗi buồn sâu thẳm. Nhìn lại chuỗi tình ca Lam Phương hiếm có bài nào mang tính triết lý sâu xa, khiến người nghe khó hiểu. Bài nào cũng được viết từ cảm xúc chân thành và trực tiếp, như thể mọi niềm vui nỗi buồn là điều hiện hữu rõ nét trên cuộc đời, người ta có nhọc công triết lý thì chúng vẫn vậy đi cùng những cảnh huống sống của mỗi người. Và những lời nhạc ông viết năm xưa, có lẽ lại vận vào đời sống đơn độc mà ông đã quen và chấp nhận hiện tại:
"...Buồn nào hơn đêm nay
Buồn nào hơn đêm nay
Khi tình xuân đã úa bụi đời
Nhiều lúc biết trách móc
Hay giận hờn vu vơ
Chỉ làm phí ngày thơ.
Dù rằng sau mưa bão
Gió hiền hòa lại về
Vẫn thấy lòng hoang vu
Cuộc đời là hư vô
Bôn ba chi xứ người
Khi mình còn đôi tay".
Tuy nhiên, mặc cho nhiều lần bị quật ngã vì bạo bệnh, Lam Phương vẫn đau đáu niềm nhớ quê hương Việt Nam và mong muốn một lần trở về. Dẫu biết cuộc đời không gì có thể đoán biết trước với một người đã đi qua quá nhiều ngã rẽ, nếm trải quá nhiều thăng trầm.
Nguyễn Thanh Nhã
Theo vietnamnet.vn
Nhạc sỹ Lam Phương thu gần nửa triệu USD cho ca khúc 'Thành phố buồn' Mới đây, Nhà báo Nguyễn Thanh Nhã đã ra mắt cuốn sách Lam Phương- Trăm nhớ ngàn thương viết về cuộc đời của nhạc sỹ Lam Phương. VCPMC nói về hợp đồng tác quyền trong album 'Mùa thu chết' của Giang Hồng Ngọc Trong cuốn sách đã có nhiều chi tiết sống động về Lam Phương - người đi lên từ cảnh nghèo...