Hé lộ “sát thủ thầm lặng” gây cháy xe
Kết quả thanh tra xăng dầu toàn quốc mở rộng năm 2012 của Bộ Khoa học & Công nghệ công bố hôm qua cho thấy, nhiều sai phạm liên quan chất lượng xăng dầu ở nhiều cơ sở trên cả nước.
Đại đa số sai phạm liên quan đến chỉ số octan trong xăng và lưu huỳnh trong dầu diesel, các tác nhân được cho là sát thủ thầm lặng làm hỏng máy móc và dẫn đến cháy xe hàng loạt trong thời gian qua.
Chánh Thanh tra Bộ KH&CN Trần Minh Dũng cho biết, hai năm nay, tình trạng cháy xe cơ giới ở VN tăng nhanh khiến việc thanh tra chất lượng xăng dầu được đặc biệt quan tâm so với mọi năm.
“Năm 2008, chúng tôi chỉ lấy 100 mẫu xăng dầu để kiểm nghiệm chất lượng. Năm nay, chúng tôi kiểm nghiệm 836 mẫu xăng dầu lấy từ 61 tỉnh thành”, ông Dũng nói.
Theo TS Lê Cảnh Hòa, nguyên Phó Giám đốc Công ty Phụ gia Dầu mỏ, hiện nay đa phần động cơ mới được sản xuất tương thích với xăng A92. Nếu sử dụng xăng có chỉ số octan thấp hơn sẽ làm giảm khả năng chống mài mòn chi tiết máy, khiến cho động cơ xe bị hỏng nhanh hơn.
Tuy nhiên, quá trình này kéo dài trong một thời gian nhất định nên không dễ phát hiện. Trong điều kiện chỉ số octan quá thấp, có thể dẫn đến xe bị chết máy khi đang lưu thông.
Ông Trần Minh Dũng cho biết, hai năm qua, số lượng ô tô bị cháy nhiều hơn xe máy, trong khi 70% ô tô sử dụng dầu diesel.
Vì thế, năm nay, chúng tôi tăng cường số mẫu kiểm tra không chỉ trong xăng mà cả ở dầu diesel”, ông Dũng nói.
“Việc hàm lượng lưu huỳnh trong nhiều mẫu diesel là đáng quan ngại. Hàm lượng lưu huỳnh vượt mức cho phép sẽ làm nóng máy, hỏng bầu lọc, tăng nguy cơ rò rỉ dầu dẫn đến cháy xe”.
Đợt thanh kiểm tra này, tuy cỡ mẫu còn thấp xa so với lượng xăng, dầu tiêu thụ trên thực tế. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều phát hiện sự hiện hiện bất thường của hai yếu tố nguy hiểm trên, chỉ số octan thấp và hàm lượng lưu huỳnh cao.
Video đang HOT
Trong ba tháng có 678 cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng bị phạt vi phạm hành chính. Ảnh: H.V.
Bất ngờ octan và lưu huỳnh
Có 90 cơ sở vi phạm về chất lượng trong tổng số 4.339 cơ sở bị thanh tra. Trong số 90 mẫu sai phạm về chất lượng bị phát hiện và xử lý, chủ yếu là sai phạm về chỉ số octan.
Phương thức sai phạm chủ yếu là pha xăng có trị số octan thấp với xăng có trị số octan cao, sau đó bán với giá của xăng có trị số octan cao nhằm kiếm lời bất chính.
Bên cạnh đợt thanh tra xăng dầu toàn quốc mở rộng, Bộ KH&CN còn tổ chức kiểm nghiệm chất lượng xăng dầu thường kỳ.
Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm hàng hóa cho hay, từ ngày 1/2 đến 11/10 năm nay, trong tổng số 1087 mẫu kiểm nghiệm, có 127 mẫu vi phạm, chiếm 11,7%. Trên 92% tổng số mẫu vi phạm là về chỉ số octan.
Ngoài ra nhiều mẫu xăng vi phạm về hàm lượng olefin và chỉ tiêu áp suất hơi, hàm lượng mangan, vi phạm về ethanol và chỉ tiêu oxy.
Với nhiên liệu diesel, đáng lo ngại là có nhiều vi phạm về hàm lượng lưu huỳnh. Ông Tuấn nói, trong số 242 mẫu kiểm nghiệm, có 35 mẫu vi phạm, trong đó 30 mẫu có hàm lượng lưu huỳnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
TS Lê Cảnh Hòa, nguyên Phó Giám đốc Công ty Phụ gia Dầu mỏ, cho biết với nhiều sai phạm về chỉ số octan được phát hiện, có thể thấy, nguy cơ pha trộn xăng A83 vào xăng A92 là có thực.
Cũng có thể đặt giả thiết, pha xăng A83 vào xăng A92 để được A86, A87. Sau đó cơ sở kinh doanh bổ sung thêm một lượng cồn để làm tăng chỉ số octan. Do hàm lượng cồn bổ sung chưa đủ nên mới xuất hiện xăng A90, A91 như kết quả thanh tra.
Để làm sáng tỏ chân dung các sát thủ thầm lặng, theo ông Trần Minh Dũng, cơ quan chức năng vẫn đang thực hiện một đề án nghiên cứu cấp nhà nước.
Đề án sẽ xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ đối với ô tô và xe máy. Đề án do Bộ GTVT phối hợp với Bộ KH&CN và một số đơn vị khác thực hiện kéo dài 18 tháng và đến nay, đã đi được một phần ba chặng đường.
Vẫn chưa giải được nghi án methanol
Với nghi án methanol được pha vào trong xăng làm tăng nguy cơ cháy nổ xe máy, ô tô thời gian gần đây, ông Dũng cho biết, kết quả thanh tra toàn quốc cho thấy chỉ có hai mẫu xăng trong tổng số hơn 4.000 mẫu được kiểm nghiệm có chứa hàm lượng methanol vượt mức cho phép.
Ông Dũng cho hay Bộ KH&CN đang rà soát lại quy chuẩn, tiêu chuẩn để đảm bảo các chỉ tiêu tối thiểu đảm bảo an toàn xăng dầu phải có.
56 cơ sở bị tước giấy phép kinh doanh
Bên cạnh chất lượng xăng dầu, đợt thanh tra xăng dầu toàn quốc mở rộng lần này cũng tập trung vào việc thanh tra vi phạm về đo lường. Theo đó có 246 lượt vi phạm về đo lường.
Kết thúc đợt thanh tra kéo dài ba tháng có 678 cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng trên toàn quốc bị phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là hơn 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 56 cơ sở bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, 10 cơ sở bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo…
Theo 24h
Nỗi lo "tay lái ngoại" trên đường phố Sài Gòn
Tại TP.HCM đã có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến người nước ngoài cầm lái. Trong đó không ít vụ để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí chết người.
Như thông tin đã đưa, khoảng 10 giờ ngày 8/10, ông Han DeoK Yoong (48 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) điều khiển xe ô tô 7 chỗ mang biển kiểm soát 72N-7452 chạy trên đường Lý Thường Kiệt, theo hướng từ Ngã tư Bảy Hiền về Q.11 (Q.Tân Bình, TP.HCM). Khi đến khu vực trước cổng trường PTTH Quang Trung thì xe bất ngờ bốc cháy khiến tài xế hoảng hốt.
Trong lúc mất bình tĩnh, tài xế người Hàn Quốc đã lao xe sang bên kia đường rồi chiếc xe phóng lên lề đường và lao vào cửa hàng kinh doanh thiết bị y khoa Thành Phát (số 1A Lý Thường Kiệt). Chiếc xe chỉ chịu dừng lại khi húc đổ nhiều đồ đạc và một phần mảng tường của cửa hàng. Nhiều đồ đạc trong cửa hàng bị hư hại và một nữ nhân viên bán hàng tại đây cũng bị hương nặng và phải đưa đi cấp cứu.
Vụ việc không làm người đi đường bị thương, nhưng việc người nước ngoài điều khiển phương tiện lưu thông trên các tuyến đường của thành phố cũng khiến nhiều người dân phải lo ngại. Bởi vì đã có nhiều vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra tại TP.HCM mà tài xế điều khiển phương tiện là người nước ngoài.
Vụ tài xế người Hàn Quốc lao xe 7 chỗ vào cửa hàng bán thiết bị y khoa ngày 8/10
Điển hình vào tối 31/5/2012, ông Chen Chang Hao (37 tuổi, người Đài Loan, Trung Quốc) điều khiển xe ô tô 5 chỗ mang biển kiểm soát 61LD-003.06 lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh. Khi đến chân cầu Ông Lớn (P.Tân Phong, Q.7) chiếc ô tô đã va chạm với chiếc xe SH mang biển kiểm soát 54L6-8338 do anh Ngô Minh Trường (17 tuổi, ngụ Q.7) điều khiển chạy theo hướng ngược lại.
Vụ va chạm khiến anh Trường cùng chiếc xe văng xa hàng chục mét và khiến nạn nhân chết tại chỗ. Còn chiếc ô tô cũng lao vào dải phân cách giữa đường và dừng lại khi đụng vào ụ đất cao gần đó.
Cũng liên quan đến tình trạng người nước ngoài điều khiển phương tiện gây TNGT, mới đây, ngày 27/9, Tòa án nhân dân TP.HCM đã mở phiên sơ thẩm xét xử ông Lars Bjornar Hanssen (38 tuổi, quốc tịch Na Uy) về tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".
Vào ngày 6/11/2011, ông Lars Bjornar Hanssen điều khiển xe mô tô phân khối lớn chạy trên đường Nguyễn Chí Thanh (Q.10), khi chạy đến trước nhà 92 Nguyễn Chí Thanh xe mô tô của ông đã đụng phải một phụ nữ tên Tảng Anh đang đứng trên lề phải đường. Vụ va chạm làm bà Anh bị ngã và tử vong. HĐXX đã tuyên phạt ông 30 triệu đồng, đồng thời phải bồi thường chi phí an táng và gia đình nạn nhân.
Theo ghi nhận của PV, hiện TP.HCM có một lượng lớn người nước ngoài sinh sống, làm việc. Hàng ngày, trên đường có rất nhiều người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, do đặc điểm giao thông ở thành phố khác với nước ngoài nên việc người nước ngoài điều khiển phương tiện gây va chạm giao thông, TNGT là rất dễ xảy ra nếu như thành phố không có biện pháp quản lý việc điều khiển phương tiện giao thông của các đối tượng này.
Theo 24h
Ô tô bốc cháy, người nước ngoài lao xe vào nhà dân Khi ông Han Deok Yoong đang điều khiển chiếc ô tô thì bất ngờ phần đầu xe bốc cháy dữ dội. Hoảng hốt, người đàn ông này đã đánh lái, cho xe lao vào một cửa hàng bán dụng cụ y khoa nằm bên làn đường đối diện. Hiện trường vụ xe ô tô lao vào cửa hàng dụng cu y khoa Sự...