Hé lộ sai phạm khủng ở Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa kết luận hàng loạt sai phạm của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong đợt thanh tra đơn vị này. Đáng chú ý, những sai phạm này đã gây thiệt hại cho khách hàng cũng như Nhà nước.
Vừa qua, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh vừa ký Kết luận thanh tra số 2569/KL – TTCP về việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn và tái cơ cấu tại ACV trong giai đoạn 2012 – 2016.
Chỉ định thầu, lạm thu
Tháng 4.2016, TTCP ký quyết định thanh tra ACV, lúc này doanh nghiệp chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Theo kết luận thanh tra, TTCP phát hiện từ năm 2012 đến năm 2015, ACV đã không tổ chức đấu thầu mà thực hiện chỉ định thầu cho các tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng nhà ga để kinh doanh, điều này là không đúng với thông tư đã được bộ Giao thông vận tải ban hành về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay của Việt Nam có hoạt động hàng không dân dụng.
Cụ thể, trong hai năm 2014 và 2015, ACV đã ký 803 hợp đồng cho thuê mặt bằng nhà ga với tổng diện tích 120.221 m2, tổng số tiền thu về là 701,1 tỷ đồng. Tất cả trường hợp này đều được thực hiện dưới hình thức chỉ định thầu, không qua đấu thầu, đấu giá công khai.
Theo kết luận của TTCP, 21/22 cảng do ACV quản lý đang thu phí ra vào đối với các ô tô đưa đón và trả khách.
Bên cạnh việc chỉ định thầu không đúng quy định, TTCP quy trách nhiệm chính cho ACV trong việc lạm thu, thu không đúng quy định đối với một số giá dịch vụ phi hàng không.
TTCP cho rằng, việc thu không đúng quy định Luật Đất đai, Luật hàng không dân dụng tuy mang lại lợi ích cho ACV, cho Nhà nước (khi ACV chưa cổ phần hóa), nhưng lại vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho hành khách và hiện chưa có hướng khắc phục triệt để.
Theo đó, hiện có tới 21/22 cảng do ACV quản lý đang thu tiền dịch vụ sử dụng đường dẫn vào nhà ga hàng không đối với các ô tô đưa, đón trả khách (không sử dụng dịch vụ trông, giữ xe; chỉ tạm dừng dưới 3 – 5 phút để đón, trả khách) với mức giá vé lượt từ 7.000 – 30.000 đồng và vé tháng từ 600.000 – 1,65 triệu đồng.
Video đang HOT
Trong giai đoạn từ 1.1.2012 đến 31.12.2015, tổng doanh thu từ việc thu phí ra vào 19/21 cảng hàng không là 551 tỷ đồng.
TTCP cũng nhận định, ngoài trách nhiệm chính thuộc về ACV, nếu các cơ quan liên quan như Cảng vụ hàng không, Cục Hàng không Việt Nam không buông lỏng quản lý; tiến hành kiểm tra, xử lý kịp thời… thì đơn vị quản lý sân bay sẽ không thể có hành động vi phạm như vậy.
Chưa làm thủ tục thuê hàng triệu m2 đất
Qua kiểm tra, TTCP nhận thấy đến thời điểm thanh tra, ACV chưa làm thủ tục thuê 2 triệu m2 đất đối với Nhà nước.
Cụ thể, theo kết luận thanh tra, ACV và 22 chi nhánh cảng hàng không, sân bay trên cả nước đang quản lý và sử dụng hơn 3 nghìn ha đất.
Số diện tích chưa được ACV làm thủ tục thuê đất có 1,97 triệu m2 đất tại các cảng hảng không sân bay; 19.241,6 m2 đất ngoài cảng hàng không, sân bay (bao gồm 6 địa chỉ đất tại TP.HCM với tổng diện tích hơn 13.212 m2; 5 trung tâm giao dịch hàng không và 1 nhà tập thể với tổng diện tích khoảng 6.000m2.
ACV đến thời điểm thanh tra chưa làm thủ tục thuê hàng triệu m2 đất với Nhà nước.
Việc này vi phạm quy định khoản 2, Điều 107, Luật Đất đai năm 2003 và khoản 2, Điều 107, Luật Đất đai năm 2013 do chưa làm thủ tục thuê đất.
Bên cạnh đó, TTCP khẳng định, việc ACV chưa làm thủ tục thuê đất trước khi chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần còn vi phạm tiếp quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 31, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18.7.2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Đây là lý do khiến ACV vẫn chưa hoàn thành quyết toán cổ phần hóa cho đến thời điểm đoàn Thanh tra ra Kết luận (tháng 10.2017).
Về việc quản lý, sử dụng đất, tài sản trên đất của ACV, TTCP khẳng định có nhiều trường hợp “lệch” quy định pháp luật.
Theo Danviet
Trường mầm non nợ như "chúa chổm"
Liên quan tới vụ việc Hiệu trưởng Trường mầm non Thụ Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) bị tố kê khống giá nhiều khoản chi mà các báo phản ánh, phóng viên Dân Việt đã vào cuộc và nhận thấy trường này đang nợ như "chúa chổm".
Nợ đầm đìa
Năm học mới đã bắt đầu một tháng thế nhưng hàng trăm phụ huynh xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vẫn liên tục kéo nhau đến gặp cô Hoàng Thị Thành - Hiệu trưởng Trường mầm non Thụ Lộc, yêu cầu trả lại số tiền lạm thu, chi sai của năm học 2016-2017.
Trường mầm non Thụ Lộc.
Sở dĩ năm học mới 2017-2018 nhà trường chưa thu được tiền bán trú từ phụ huynh là do năm học 2016-2017, số tiền học sinh nộp 3 khoản: Tiền tài liệu, vệ sinh và tiền nước còn dư chưa chi hết.
Không còn tiền mặt, muốn hoạt động, hiệu trưởng phải ký nợ. Năm cũ nợ chưa trả hết, sang năm mới lại nợ. "Nếu như các nhà cung cấp dịch vụ không cho nợ nữa thì các cháu phải...nhịn và trường không thể nào tổ chức bán trú"- một thành viên trong Ban giám hiệu phàn nàn.
Năm học 2016 - 2017 kết thúc, phụ huynh trường Mầm non Thụ Lộc đã phát hiện những "nhập nhằng" trong thu chi của trường, phụ huynh đã đấu tranh làm rõ số tiền sai phạm trên. Trước sức ép của phụ huynh vào tháng 8.2017, cô Hoàng Thị Thành đã chủ động họp phụ huynh toàn trường, công bố trả lại tiền dư của năm học 2016-2017 cho phụ huynh học sinh.
Tổng số tiền dư là 80 triệu đồng (trong đó bao gồm tiền mua tài liệu, vệ sinh và nước uống) dư khoảng 54 triệu đồng và tiền ăn bán trú dư khoảng 26 triệu đồng.
Phụ huynh tập trung tại Trường mầm non Thụ Lộc đòi Ban giám hiệu trả lại tiền lạm thu.
Tuy nhiên, theo nguồn tin từ hội cha mẹ học sinh, hiện nhà trường mới chỉ trả được hơn 18 triệu đồng cho 94 học sinh lớp 5 tuổi (trong đó mỗi em được trả lại với số tiền 209.000 đồng). Còn lại các lớp học sinh 2, 3, 4 tuổi (hơn 200 học sinh), hiệu trưởng chưa thể trả.
Do áp lực từ phía phụ huynh, hiệu trưởng trường mầm non Thụ Lộc đã nảy ra "sáng kiến" đề nghị phụ huynh lớp 2,3,4 tuổi chuyển số tiền dư từ năm học 2016-2017 để nộp vào tiền ăn bán trú cho con vào năm học 2017-2018. Thế nhưng, nhiều phụ huynh không đồng ý và yêu cầu hiệu trưởng phải trả lại toàn bộ số tiền trên cho học sinh.
Chị Đặng Thị Hoa (phụ huynh xã Phù Lưu) cho biết: "Chúng tôi sẽ không đồng ý đóng tiền năm học mới đến khi nhà trường trả lại số tiền dư năm học 2016 - 2017 cho chúng tôi".
Xã đề nghị chuyển công tác hiệu trưởng
Liên quan vụ việc việc phụ huynh tố lạm thu, chi sai với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng ở trường này, ông Phan Văn Châu - Chủ tịch UBND xã Phù Lưu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho biết, xã đã có tờ trình gửi UBND huyện Lộc Hà về việc điều chuyển cô Hoàng Thị Thành.
"Sau khi xảy ra sự việc lộn xộn tại Trường mầm non Thụ Lộc, UBND xã đã có tờ trình gửi lên UBND huyện, Phòng Nội vụ và Phòng GDĐT huyện Lộc Hà đề nghị luân chuyển cô Thành và một số giáo viên vì mất đoàn kết nội bộ. Đồng thời cô Thành không nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh quần chúng nhân dân và dư luận xã hội nên gặp nhiều khó khăn trong công việc"- ông Châu nói.
"Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, UBND huyện Lộc Hà đã thành lập đoàn kiểm tra. Sau khi có kết luận của đoàn thanh tra, chúng tôi sẽ thông tin cho các báo" - ông Lê Quang Huệ, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin về diễn biến sự việc.
Theo Danviet
Phụ huynh cho con trở lại trường sau nhiều ngày phản đối lạm thu Sau hai cuộc đối thoại và vận động của chính quyền, hôm nay phụ huynh ở Thanh Hóa đã đưa trẻ đến trường. Ngày 2.10, toàn bộ trẻ mầm non đã trở lại trường Quảng Thái (Quảng Xương, Thanh Hóa) sau nhiều ngày bị cha mẹ cho nghỉ học để phản đối lạm thu. "Chỉ có hai bé ốm phải nghỉ học. Hoạt...