Hé lộ quan niệm cực choáng về thảm họa thời Trung cổ
Vào thời Trung cổ, châu Âu đối mặt với một số thảm họa rùng rợn như dịch bệnh, động đất… khiến hàng triệu người thiệt mạng. Một quan điểm cho rằng sở dĩ nhiều thảm kịch xảy đến là vì Chúa trừng phạt con người vì những hành động tội lỗi.
Dưới thời Trung cổ tại châu Âu, nhiều thảm kịch tồi tệ gồm các căn bệnh nguy hiểm như đại dịch hạch hoặc thảm họa thiên nhiên như động đất diễn ra.
Khi con người chưa tìm ra lời giải lý giải nguyên nhân dẫn đến những thảm kịch này thì không ít người dân tin rằng những điều này do Chúa thực hiện. Người trừng phạt con người vì những tội lỗi mà chúng ta gây ra.
Trong số này, tội lỗi nghiêm trọng mà con người gây ra nên bị Chúa trừng phạt có liên quan đến quan hệ cận huyết.
Cụ thể, nhiều cuộc hôn nhân giữa anh em họ trong gia tộc diễn ra và được cộng đồng chấp nhận.
Không chỉ người dân bình thường, một số người nổi tiếng, thành viên hoàng tộc như Nữ hoàng Victoria của Anh cũng kết hôn với anh em họ.
Do khoa học, y tế thời Trung cổ chưa phát triển nên người dân thời đó không hề hay biết những tác động tiêu cực từ các cuộc hôn nhân cận huyết đến con cháu như thế nào.
Trong số này có việc nhiều đứa trẻ sinh ra từ các cuộc hôn nhân cận huyết có nguy cơ mắc các bệnh di truyền nguy hiểm như u sơ, bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm…
Ngoài ra, những dịch bệnh nguy hiểm như đại dịch hạch bùng phát ở châu Âu cũng có thời điểm bị cho rằng đây là hình phạt của Chúa đối với những hành động tội lỗi của con người.
Chính vì vậy, nhiều người dân thời Trung cổ đến các nhà thờ để sám hối, cầu nguyện với hy vọng Chúa sẽ tha thứ cho những tội lỗi đã gây ra.
Khi được Chúa tha thứ, các dịch bệnh, thảm họa thiên nhiên… sẽ chấm dứt.
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/DM, LV
Khám phá khu đền 12 thiên niên kỷ cổ nhất Trái Đất
Nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ, khu đền Gobekli Tepe được cho là di tích cổ nhất lịch sử loài người với niên đại khoảng 12 thiên niên kỷ.
Ảnh: AYD TURIZM.
Nằm phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, Gobekli Tepe là nơi ghi dấu lịch sử của quốc gia và toàn nhân loại. Tồn tại gần 12 thiên niên kỷ (12.000 năm) trước, khu khảo cổ này trở thành điểm thu hút khách du lịch và là niềm tự hào của địa phương.
Là công trình tồn tại lâu đời nhất do con người tạo ra, Gotbekli Tepe trở thành một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất thế giới. Ngôi đền được xây dựng vào khoảng thời gian kỷ băng hà cuối cùng kết thúc. Sau đó, Gotbekli Tepe được sử dụng trong gần 3.000 năm trước khi bị bỏ hoang bởi lý do bí ẩn nào đó khoảng 9.000 năm trước.
Cấu trúc tạo nên Gotbekli Tepe được bảo tồn tốt đến mức kinh ngạc, cho phép các nhà khảo cổ học nghiên cứu trong trạng thái gần giống như ban đầu. Khí hậu ở Thổ Nhĩ Kỳ là một phần lý do cho sự bảo tồn hoàn hảo của ngôi đền. Ngoài ra, một số khu vực của ngôi đền dường như bị lấp đất trước khi bỏ hoang. Đây cũng là yếu tố chính góp phần bảo quản công trình sau nhiều thế kỷ.
Gobekli Tepe tồn tại trước Stonehenge, một trong những công trình nổi tiếng trong lịch sử loài người, được xây dựng hơn 5.000 năm trước. Ngôi đền này cũng có trước thời đại của Sumer, nơi được coi là cái nôi của nền văn minh và phát minh ra chữ viết đầu tiên hơn 6.000 năm trước.
Sự kết hợp giữa thời gian và chất lượng xây dựng của nơi này là phát hiện chấn động trong giới khảo cổ học. Nhân lực, kỹ thuật và quản lý dự án đều rất cần thiết khi xây dựng công trình nhưng tất cả dường như không khả thi trong thời điểm đó. Sự tồn tại của Gobekli Tepe buộc các nhà khảo cổ học phải nghĩ lại về sự bắt đầu của nền văn minh.
Tìm thấy vào những năm 1960, nơi này được cho là nghĩa địa thời trung cổ của người Hồi giáo. Sau đó, khu khảo cổ bị bỏ qua cho tới năm 1994, khi con người nhận ra ý nghĩa thực sự và những đặc điểm ấn tượng của Gotbekli Tepe như độ tuổi, kích thước và chất lượng xây dựng.
Vân Anh
Theo news.zing.vn
Rùng rợn người Trung cổ sử dụng tử thi bất hợp pháp Vào thời Trung cổ, một số sinh viên y khoa sử dụng tử thi bất hợp pháp để thực hiện nghiên cứu, giải phẫu cơ thể người. Theo đó, những sinh viên này bí mật mua xác chết ở 'chợ đen' với nguồn cung đến từ những kẻ trộm mộ, thậm chí là kẻ sát nhân. Các chuyên gia tìm được nhiều bằng...