Hé lộ những ‘gạch đầu dòng’ tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Hàn sắp tới
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Hàn sắp tới được cho là sẽ tập trung vào các chủ đề chính là năng lực đối phó với Triều Tiên, xử lý các mối quan ngại của Hàn Quốc về Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) và Đạo luật Chip và Khoa học.
Tổng thống Hàn Quốc sẽ thăm Mỹ, khẳng định quan hệ đồng minh bền chặt vào tháng 4 tới. (Nguồn: Yonhap)
Theo thông báo của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc mới đây, Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước đến Washington, Mỹ ngày 26/4. Với chuyến thăm này, ông Yoon Suk Yeol sẽ trở thành nguyên thủ Hàn Quốc đầu tiên thăm Mỹ cấp Nhà nước sau 12 năm và là người thứ 2 được Tổng thống Mỹ Joe Biden mời thăm cấp độ này sau Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Video đang HOT
Trước đó ông Biden đã thăm Hàn Quốc chỉ 11 ngày sau khi ông Yoon Suk Yeol nhậm chức. Ngoài tính biểu tượng nhân dịp 70 năm thiết lập quan hệ đồng minh giữa hai nước, chuyến thăm còn phản ánh vị thế chiến lược ngày càng gia tăng của Hàn Quốc. Trước đó vào cuối tháng 3, ông Yoon Suk Yeol cũng sẽ có chuyến thăm chính thức Nhật Bản quan trọng.
Chủ đề chuyến thăm sẽ là “liên minh hành động hướng tới tương lai”. Hiện nay, nhu cầu cấp bách với Hàn Quốc là tăng cường năng lực răn đe mở rộng của Mỹ nhằm đối phó hiệu quả với các mối đe dọa hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên. Nhưng đồng thời mọi con mắt cũng đang đổ dồn vào việc Tổng thống Hàn Quốc có thể giải quyết các vấn đề trợ cấp liên quan đến IRA và Đạo luật Chip và Khoa học của Washington hay không.
IRA đang đặt các hãng xe điện của Hàn Quốc là Hyundai Motor và Kia trước nguy cơ mất chỗ đứng tại thị trường Mỹ, trong khi Đạo luật Chip và Khoa học khuyến khích các nhà sản xuất chip nước ngoài lập nhà máy ở Mỹ, nhưng lại đề ra một số điều khoản “bất thường”.
Trong bối cảnh đó, Washington có thể sẽ chú ý hơn khi cả Seoul và Tokyo cùng thể hiện quan điểm chung về những đạo luật trên, và dưới góc nhìn đó, thứ tự các cuộc gặp thượng đỉnh của Tổng thống Hàn Quốc (đầu tiên là với Nhật Bản sau đó với Mỹ) là điều đáng mong đợi.
Chính phủ Hàn Quốc cần giải quyết các quan ngại của doanh nghiệp nước này trước nguy cơ bị đối xử bất bình đẳng tại Mỹ và hiện là thời điểm chín muồi để nâng cấp liên minh Mỹ-Hàn từ an ninh sang kinh tế và công nghệ.
Hàn Quốc nỗ lực 'phá băng' quan hệ với Nhật Bản
Các nguồn tin ngoại giao ngày 5/3 cho biết Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch công bố biện pháp giải quyết tranh chấp với Nhật Bản liên quan tới vấn đề bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến vào sáng 6/3, động thái có thể mở đường đưa quan hệ song phương thoát khỏi tình trạng ảm đạm hiện nay.
Động thái mới có thể mở đường đưa quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản thoát khỏi tình trạng ảm đạm hiện nay. (Nguồn: Yonhap)
Seoul hiện cân nhắc chi trả các khoản bồi thường cho những người lao động Hàn Quốc trước đây thông qua một quỹ do chính phủ hậu thuẫn, thay vì yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường thiệt hại theo phán quyết của tòa án Hàn Quốc.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Tokyo và Seoul có dấu hiệu cải thiện sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol nhậm chức tại Hàn Quốc hồi tháng 5/2022 với cam kết thực hiện cách tiếp cận hướng tới tương lai với Nhật Bản.
Trong khi đó, dưới thời chính phủ của người tiền nhiệm Moon Jae In, quan hệ Hàn-Nhật xuống mức thấp nhất trong nhiều năm vì vấn đề lao động thời chiến và các vấn đề khác phần lớn bắt nguồn từ việc Tokyo thực dân hóa Bán đảo Triều Tiên trong những năm 1910-1945.
Trước đó, các nguồn tin xác nhận Hàn Quốc và Nhật Bản tạm thời chấp thuận thành lập "quỹ thanh niên tương lai" để tài trợ học bổng cho sinh viên, như một phần của thỏa thuận giải quyết vấn đề bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến ở Hàn Quốc.
Hàn Quốc tung 'chiêu' mới vô hiệu hóa tên lửa Triều Tiên ngay trước khi phóng Ngày 3/3, Hàn Quốc thông báo sẽ đưa ra một khái niệm hoạt động hiệu quả hơn với mục đích vô hiệu hóa các mối đe dọa từ những hệ thống tên lửa và hạt nhân đang phát triển của Triều Tiên, ngay từ giai đoạn trước khi phóng. 'Kill Web' là cách tiếp cận linh hoạt, cho phép quân đội Hàn Quốc...