Hé lộ nguyên nhân một gia đình nguy kịch khi đang ngủ say, bé trai tử vong ở Kiên Giang
Theo BS. CKII Lê Công Lĩnh – Giám đốc Trung tâm Y Tế huyện Phú Quốc, sự việc một gia đình nguy kịch tại xã đảo Thổ Châu (huyện Phú Quốc, Kiên Giang) ngày 12/5 vừa qua, nguyên nhân có thể bị ngộ độc khí CO. Tuy nhiên, vẫn chờ kết luận từ kết quả xét nghiệm.
Sự việc một gia đình bị ngộ độc tại xã đảo Thổ Châu được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế Huyện Phú Quốc ngày 12/5 vừa qua. (Ảnh: T.Nghĩa).
Trước đó, thông tin trực tiếp từ người bạn ăn tối cùng gia đình nạn nhân B. cho biết, trong bữa ăn chiều ngày 11/5 gia đình có 5 người ăn, hai người đàn ông uống rượu với cá lưỡi trâu chiên, cá bạc má chiên, vịt kho gừng chấm rau muống sống, rau nhút sống.
Ba mẹ con cũng ăn những món trên nhưng trẻ em không ăn rau. Sau khi người bạn cùng nhậu ra về, khoảng 11h đêm thì đảo cúp điện. Ngày hôm đó, anh B. mới mua máy phát điện nên đã nổ máy, chạy điều hòa từ tối tới sáng.
BS. CKII Lê Công Lĩnh – Giám đốc Trung tâm Y Tế huyện Phú Quốc chia sẻ với phóng viên về vụ việc ( Ảnh:T .Nghĩa).
Cũng theo lời người bạn, sợ mất trộm nên trong lúc chạy máy nổ vợ chồng anh B. ngủ chốt kín cửa. Đến 8h sáng, người mua cá ghé kêu cửa nhà anh B nhưng không ai lên tiếng, nghi có chuyện chẳng lành, người này đã hô hoán hàng xóm đến phá cửa nhà anh B.
Vào được bên trong, hàng xóm tá hỏa phát hiện bé trai 10 tuổi đã tử vong, ba người còn lại mê man được Bộ Tư Lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 chở ra Trung tâm y tế huyện Phú Quốc cấp cứu. Sau khi sơ cứu ban đầu, hiện người chồng đã xuất viện.
Liên quan đến vụ việc, BS. CKII Lê Công Lĩnh – Giám đốc Trung tâm Y Tế huyện Phú Quốc: “Theo kinh nghiệm thực tế trong cấp cứu, các nạn nhân trong gia đình khó có khả năng ngộ độc thực phẩm vì những biểu hiện khi chuyển đến trung tâm y tế như ít ói, khát nước. Riêng về vấn đề kinh phí, tất cả đều được miễn phí 100% ngoài hạng mục có bảo hiểm.
Video đang HOT
Theo thông tin, chị T. (vợ anh B.) đã chuyển tuyến lên TPHCM; cháu Kh. (sinh năm 2004) đang còn điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang.
Về nguyên nhân vụ việc, BS Lê Công Lĩnh cho biết: Hiện đã gửi mẫu về Trung tâm CDC của tỉnh Kiên Giang xét nghiệm các mẫu thức ăn và dịch dạ dày và đang chờ kết quả”.:
“Khảo sát thực tế là những món ăn không có độc, vấn đề có thể ở chỗ máy phát điện chạy thải ra khí CO gây ra hiện tượng ngộ độc khí CO”, BS Vĩnh nói.
CO ( Carbon Monoxide): Kẻ giết người thầm lặng
BS.CK1 Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Y Tế huyện Phú Quốc chia sẻ về một gia đình ở xã Thổ Châu bị ngộ độc: “CO (Carbon Monoxide) là một loại khí không mùi vị, dễ gây ra ngộ độc từ từ vào cơ thể con người. Khí CO2 không độc , không gây cháy nổ, tất nhiên khi nồng độ quá cao sẽ gây nguy hại đến sức khỏe con người vì nó nặng hơn không khí nên có thể tích tụ tại nơi kín khí”.
BS Tuấn khuyến cáo: “Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê.
Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say, người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và nguy cơ tử vong cao. Rất nhiều trường hợp đã bỏ mạng khi nằm ngủ trong ôtô bật máy lạnh đậu trong nhà kín, hoặc đốt lò than sưởi trong nhà…”.
Cách phòng tránh khi bị ngộ độc khí CO
Bác sĩ Lĩnh khuyến cáo, khi ở trong phòng kín mà sử dụng máy phát điện hoặc đồ dùng sinh ra khí CO, lúc cơ thể cảm thấy khó thở, hơi choáng, cần nhanh chóng dậy mở cửa phòng, tắt ngay các thiết bị hoặc ra ngoài phòng để không bị mệt mỏi do thiếu khí.
Không đặt máy phát điện trong nhà, hay ở gầm sàn nhà, máy phát điện phải để cách xa cửa sổ và cửa chính đang mở. Tuyệt đối không dùng than tổ ong, than củi để sưởi trong phòng kín. Không nổ máy xe máy, xe ô tô trong phòng, trong gara kín gió, kín cửa.
Nếu thấy có người bị ngạt khí, cần mở hết các cửa để không khí tràn vào và đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc, nhanh chóng đưa tới bệnh viện cấp cứu, hạn chế di chứng.
Trong trường hợp ngạt khí do hỏa hoạn, nạn nhân cần tìm khăn ướt ấp ngay vào mũi để bảo vệ đường hô hấp trong khi tự tìm cách thoát ra hoặc chờ người đến cứu. Người đến cấp cứu nạn nhân cũng cần nhanh chóng gọi thêm người hỗ trợ, đề phòng bị ảnh hưởng khí độc. Quá trình tới viện nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt.
Cùng với những biểu hiện nhiễm độc CO do hỏa hoạn, nạn nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng của tình trạng say nóng, vết thương bị phỏng, do đó cần đưa nạn nhân ra khỏi đám cháy, nới lỏng quần áo, làm mát bằng quạt gió hoặc chườm khăn mát.
Thực hiện sơ cứu các vết thương phỏng (nếu có) bằng cách sử dụng nước mát, sạch, dội nhẹ lên vết thương, chườm đá vùng bị phỏng và băng ép nơi tổn thương để chống thoát dịch. Sau đó nhanh chóng gọi điện thoại cấp cứu hoặc chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất ngay khi có thể.
Khánh Hải
Theo GDTĐ
6 cách giải nhiệt khi vừa đi nắng cần loại bỏ ngay
Sau khi đi nắng về, việc bật quạt hướng thẳng vào mặt, uống nước đá hay tắm gội ngay là những cách giải nhiệt sai lầm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Uống nước đá: Nhiều người thường uống nước lạnh ngay sau khi đi nắng về để giải nhiệt. Tuy nhiên, uống nước lạnh lúc này sẽ khiến cơ thể giảm nhiệt độ đột ngột, gây viêm họng, cảm lạnh, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Ngoài ra, uống nước lạnh lúc này có thể khiến dạ dày và ruột bị co thắt, dẫn đến tình trạng đau bụng, khó chịu. Ảnh: Medicalnewstoday.
Uống nhiều nước một lúc: Vào mùa hè, uống nước là rất cần thiết nhưng uống nhiều nước cùng một lúc sẽ gây áp lực lên dạ dày. Số lượng lớn nước sau khi đi vào ruột sẽ làm rối loạn nhu động bình thường của ruột, dẫn đến mất thăng bằng chức năng tiêu hóa, gây rối loạn hệ tiêu hóa. Ảnh: Shesimply.
Bật điều hòa nhiệt độ thấp: Theo Today, việc di chuyển đột ngột từ môi trường có nhiệt độ cao (ngoài nắng) sang môi trường có nhiệt độ thấp sẽ làm hạ thân nhiệt đột ngột, mồ hôi không thoát ra được, dễ ngấm ngược lại cơ thể. Điều này dẫn đến cảm lạnh và nguy cơ mắc các căn bệnh về hô hấp. Nguy hiểm hơn, các mạch máu bị co thắt đột ngột dễ dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ cao. Ảnh: Thefifthestate.
Bật quạt hướng thẳng vào mặt: Việc để quạt hướng thẳng vào người có thể khiến mồ hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ ngoài giảm xuống rõ rệt tạo cảm giác mát mẻ. Tuy nhiên, lúc này nhiệt độ bên trong cơ thể chưa kịp hạ xuống. Điều này gây mất cân bằng nhiệt độ giữa môi trường trong và ngoài. Đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị cảm, đau đầu, chóng mặt và viêm đường hô hấp. Ảnh: Thesun.
Tắm gội ngay: Việc tắm ngay khi vừa đi nắng về có thể giúp bạn cảm thấy mát mẻ và thoải mái ngay lúc đó. Tuy nhiên, thực tế, đây là một việc làm rất nguy hiểm. Khi vừa đi ngoài nắng về, nhiệt độ cơ thể đang tăng cao, đi tắm ngay lúc này sẽ làm cho thân nhiệt cơ thể giảm đột ngột, từ đó dễ gây ra đột quỵ. Ảnh: Shutterstock.
Ăn đồ lạnh: Kem, trái cây lạnh có thể làm mát cơ thể và giải nhiệt ngay tức thì. Tuy nhiên, khi thân nhiệt đang cao, ăn đồ lạnh sẽ gây ra tình trạng sốc nhiệt, cảm, đau họng. Tốt nhất, bạn nên ngồi nghỉ khoảng 15-30 phút cho hạ thân nhiệt, sau đó hãy ăn đồ lạnh. Ảnh: Stuff.
Theo Zing
Dừng ngay những cách giải nhiệt mùa Hè sai lầm nếu muốn bảo vệ sức khỏe Đừng để những cách giải nhiệt tai hại này ảnh hưởng đến cơ thể trong mùa nóng. Thời tiết oi bức vào mùa Hè là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Một số phương pháp giải nhiệt cơ thể được nhiều người chọn lựa để giúp cơ thể thư giãn thoải mái hơn. Tuy nhiên, tồn đọng...