Hé lộ nguyên nhân máy bay Nga rơi sau khi khám nghiệm tử thi
Các chuyên gia pháp y sau khi khám nghiệm tử thi cho rằng thương tích trên thi thể nạn nhân cho thấy máy bay Nga đã nổ trước khi rơi như nhận định trước đó. Tổng số tiền bảo hiểm bồi thường cho thân nhân những người thiệt mạng có thể lên đến 7.500.000 USD.
Hiện trường vụ máy bay Nga bị rơi ở Ai Cập hôm 31/10. – Ảnh: RT
Sputnik dẫn lời một bác sĩ người Ai Cập đã khám nghiệm tử thi nhận định rằng, những thương tích trên cơ thể các nạn nhân trong vụ rơi máy bay tại Ai Cập có thể là căn cứ để khẳng định vụ nổ đã xảy ra ở trên không trước khi máy bay rơi xuống đất.
“Rất nhiều bộ phận khác nhau của thi thể các nạn nhân được tìm thấy có dấu hiệu cho thấy máy bay đã bị nổ trên không trước khi rơi xuống đất”, chuyên gia pháp y khẳng định. Ông cũng nói thêm, “các nạn nhân cần được phân tích ADN để xác định danh tính”.
Trước đó, báo LifeNews của Nga tuyên bố đã có kết quả của kiểm tra pháp y, các hành khách “ngồi ở phần đuôi máy bay đã chết vì một vụ nổ”.
Theo tờ báo này, các nạn nhân nói trên bị bỏng trên 90% và có nhiều mảnh kim loại nhỏ cắm trên thi thể họ.
Những người ngồi ở phần đầu máy bay bị chết do nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm mất máu, sốc, chấn thương đầu và xước xát nhiều chỗ trên cơ thể, tờ báo này cho biết.
Phóng viên RT trực tiếp đến hiện trường vụ tai nạn với các nhà điều tra Nga và Ai Cập:
Tuy nhiên, hãng tin TASS trích dẫn lời các chuyên gia Nga và Ai Cập nói rằng, trong quá trình kiểm tra sơ bộ các nạn nhân, cơ quan điều tra không tìm thấy dấu hiệu tử vong do chấn thương liên quan tới một vụ nổ.
“Không có dấu hiệu của vụ nổ nào được phát hiện trong quá trình kiểm tra sơ bộ”, nguồn tin cho biết.
Một trong những chuyên gia Ai Cập cũng nói với hãng tin TASS rằng “không thấy có dấu hiệu của tác động bên ngoài” được tìm thấy trên thi thể nạn nhân.
Hiện nay vẫn chưa có thông báo chính thức về kết quả kiểm tra pháp y của các nạn nhân trong vụ tai nạn.
Video đang HOT
Hiện trường vụ máy bay Nga bị rơi ở Ai Cập hôm 31/10 – Ảnh: Người đưa tin.
Trước đó, hôm thứ ba (3/11), một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, một vệ tinh hồng ngoại dò tìm đã phát hiện một vệt loé sáng nhiệt ở gần nơi chiếc máy bay của Nga bị rơi.
“Vệt lóe sáng nhiệt cho thấy rằng đó là một bằng chứng không thể bỏ qua để tìm hiểu nguyên nhân thực sự. Có thể là một vụ tấn công bằng tên lửa, một đám cháy trên khoang máy bay hoặc một vụ nổ”, chỉ huy bay đã nghỉ hưu Sultan Mahmoud Hali trả lời hãng tin RT.
Tiến sĩ Anil Padhra, giảng viên cao cấp về nghiên cứu hàng không ở trường đại học Kingston London cho biết: “Còn quá sớm để biết được máy bay nổ tung ở đâu. Cũng rất khó xác định những vết thương gây ra có phải là do một vụ nổ trên khoang máy bay hay không. Việc cơ thể bị tác động khi rơi xuống đất hay trên không trung là rất khó khẳng định”.
Tiến sĩ Padhra nói thêm một giả thuyết rằng “khả năng máy bay va chạm với một vật thể nào khác – có thể là một thiết bị máy bay không người lái hoặc vệ tinh nào đó hoạt động trong khu vực để thu thập thông tin tình báo…Chúng ta biết rằng đây là một khu vực nhạy cảm chính trị. Các máy bay không người lái hoàn toàn có thể lên cao tới độ cao này”.
Toàn bộ 224 hành khách trên máy bay đã thiệt mạng khiến đây trở thành thảm họa tồi tệ nhất của hàng không Nga trong lịch sử.
Hiện tại, các chuyên gia vẫn đang trong quá trình điều tra và đặt ra nhiều câu hỏi về lý do thực sự khiến chiếc máy bay bị rơi. Nhiều giả thuyết được đưa ra như có người giành quyền kiểm soát máy bay, do lực lượng khủng bố Hồi giáo đặt bom trên máy bay, do lỗi kỹ thuật hay bị tên lửa bắn hạ.
Gia đình nạn nhân vụ tai nạn máy bay Nga nhận bồi thường bao nhiêu?
Hình ảnh một số nạn nhân của vụ tai nạn máy bay Nga Airbus A321 – Ảnh: Telegraph.
Người Đưa Tin dẫn tin từ báo “Ngân hàng Moscow”, tổng số tiền bảo hiểm bồi thường cho thân nhân những người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay Airbus 321 của Hãng hàng không Kogalymavia xảy ra vào hôm 31/10 vừa qua trên tuyến hành trình bay từ thành phố Sharm el-Sheikh đến St. Petersburg có thể lên đến 450 triệu rub (tương đương 7.500.000 USD – tính theo tỷ giá 100 USD = 6.000 rub).
Số tiền này được tính toán dựa trên số nạn nhân thiệt mạng do Đại sứ quán Nga tại Ai Cập đưa ra (tổng số hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng trên chiếc máy bay gặp nạn của Nga tại Ai Cập là 224 người).
Như vậy, mỗi hành khách thiệt mạng trên chuyến bay 9268 sẽ nhận được số tiền bảo hiểm hơn 2 triệu rub (ước tính khoảng hơn 30.000 USD).
Chịu trách nhiệm chi trả bảo hiểm cho tất cả các nạn nhân là Công ty thanh toán bảo hiểm Ingosstrakh.
Đồng thời, mỗi người trong tổng số 7 thành viên phi hành đoàn sẽ nhận số tiền bảo hiểm 100.000 rúp (tương đương 1.700USD) của công ty Alyans.
Ingosstrakh là công ty bảo hiểm đa năng lớn có mạng lưới chi nhánh khu vực phát triển, trụ sở chính tại Moscow.
GIA BẢO (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Những thói quen ăn uống độc, lạ trên thế giới
Có những món ăn không đơn giản chỉ là việc thưởng thức. Ở một số quốc gia, thức ăn gắn liền với tín ngưỡng, phong tục, lịch sử nên cách ăn còn quan trọng hơn cả chính bản thân món ăn đó, theo Business Insider.
Người Trung Quốc quan niệm sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ - Ảnh minh hoạ AFP
1. Pháp: Luôn đặt bánh mì đúng mặt
Trong suốt thời Trung cổ, những người thợ bánh mì sẽ chọn ra những chiếc bánh cho các đao phủ địa phương trong ngày hành hình phạm nhân bằng cách úp ngược bánh mì. Ngày nay, tuy câu chuyện đã kết thúc từ lâu nhưng người Pháp vẫn rất kỵ đặt bánh mì úp ngược trên bàn ăn.
2. Ý: Đeo ớt để may mắn
Người Ý ở vùng Calabria gọi ớt là "những chiếc sừng nhỏ" đem lại may mắn, chống quỷ dữ và xua tan điềm xấu. Họ đeo các mặt dây chuyền hình ớt như một thứ bùa hộ mạng.
3. Mexico: Không làm rơi bánh mì
Người Mexico quan niệm việc làm rơi bánh mì xuống đất sẽ mang lại điềm xấu, như một sự đổ vỡ và thất bại.
4. Mỹ: Bảo quản chiếc bánh cưới
Theo truyền thống xa xưa, người Mỹ sẽ cất chiếc bánh cưới vào tủ đông và chỉ ăn một lát bánh vào dịp kỷ niệm ngày cưới hằng năm. Mọi người quan niệm điều này sẽ đảm bảo hạnh phúc lâu dài và sự gắn kết của đôi lứa.
5. Trung Quốc: Không được cắt mì sợi
Những sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ. Bạn không nên hỏi xin dao hay kéo cắt mì khi ăn ở một tiệm mì truyền thống của Trung Quốc. Việc bạn nên làm là tập sử dụng đũa sao cho thật điêu luyện.
6. Tây Ban Nha: Ăn nho lúc Giao thừa
Nếu như người Mỹ ăn mừng năm mới bằng rượu vang thì người Tây Ban Nha có truyền thống ăn nho. Họ sẽ ăn 12 trái nho trong thời khắc giao thừa, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Mỗi trái nho sẽ mang đến một sự may mắn, tốt lành cho từng tháng.
7. Nhật Bản: Không bắt chéo đũa
Hình ảnh chiếc đũa bắt chéo trong văn hoá Nhật Bản là điều tối kỵ, có liên quan đến sự chết chóc.
8. Ả Rập Saudi: Để cà phê tràn ly
Ở nhiều nước Ả Rập, hình ảnh cà phê tràn ly tượng trưng cho sự may mắn. Nhiều người còn tranh cãi về quan niệm xa xưa này. Có người hài hước cho rằng "một kẻ vụng về nào đó làm tràn cà phê và biện minh rằng đó là điềm lành".
9. Thổ Nhỹ Kỳ: Nhả kẹo cao su sau khi mặt trời lặn
Người Thổ Nhỹ Kỳ cho rằng nhai kẹo cao su sau khi mặt trời lặn sẽ gọi hồn người chết về, thậm chí việc đó cũng có nghĩa là sẽ ăn phải linh hồn người chết.
10. Anh: Giữ lại bánh chữ thập vào Lễ Phục sinh
Bánh chữ thập là loại bánh truyền thống trong ngày Thứ sáu Tốt lành (Good Friday) diễn ra trước Lễ Phục sinh.
Người dân Anh sẽ bảo quản bánh lâu nhất có thể để giữ được điềm lành trong nhà, hoặc một số người treo bánh lên giàn bếp để tránh cháy nổ, đắm tàu...
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Bỉ điều tra bê bối 'tiệc tùng' bên xác nghi can khủng bố Cảnh sát Bỉ tuyên bố mở cuộc điều tra về những bức ảnh cho thấy nhiều người đang vui mừng uống champagne, chụp ảnh "tự sướng" trong lúc mổ xác khám nghiệm tử thi 2 nghi can khủng bố. Bộ trưởng Nội vụ Jan Jambon đã phải vào cuộc, cố xoa dịu vụ xì căng đan - Ảnh: AFP Tổng chưởng lý Christian...