Hé lộ nguồn thu hàng trăm triệu USD của Triều Tiên mỗi năm
Trang mạng The Chosun mới đây đã dẫn số liệu ước tính của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết mỗi năm Triều Tiên thu về từ 200 triệu-300 triệu USD từ số người lao động của nước này ở nước ngoài.
Theo bộ này, Triều Tiên có khoảng 50.000-60.000 công nhân hiện đang làm việc ở nước ngoài. Còn theo Trung tâm dữ liệu về vấn đề nhân quyền Triều Tiên, khoảng 20.000 lao động đang làm việc tại Nga, 19.000 lao động tại Trung Quốc và số còn lại làm việc tại 50 quốc gia khác.
Phần lớn lao động Triều Tiền tại Nga hoạt động trong lĩnh vực khai thác gỗ. Trong khi tại Trung Quốc, các lao động Triều Tiên làm việc tại các nhà máy, nhà hàng và các công trường xây dựng. Bên cạnh đó, khoảng 10.000 lao động Triều Tiên làm công nhân xây dựng tại khu vực Trung Đông.
Một ước tính khác đưa ra rằng Triều Tiên hiện có khoảng 100.000 lao động ở nước ngoài.
Một cán bộ thuộc Trung tâm dữ liệu về vấn đề nhân quyền Triều Tiên giấu tên tiết lộ: “Các công nhân Triều Tiên chỉ được chuyển 20%-30% tiền lương nhận được về gia đình, số còn lại do nhà nước thu giữ”.
Video đang HOT
Các công nhân xây dựng của Triều Tiên.
Các lao động Triều Tiên phải làm việc hơn 12 tiếng mỗi ngày dưới sự giám sát thường xuyên của giới chủ và chỉ được trả khoảng 1.000 USD mỗi tháng tại Trung Đông, 500-600 USD tại Trung Quốc và Nga, theo The Chosun.
Triều Tiên hiện đang xuất khẩu nhiều lao động nữ sang Trung Quốc, tận dụng kẽ hở của các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc gần đây, theo đó xuất khẩu lao động là lĩnh vực không bị cấm.
Theo trang mạng The Chosun, một nguồn tin tại thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc cho biết khoảng 200 phụ nữ Triều Tiên đang trên đường qua trạm kiểm soát để lên xe buýt tới Trung Quốc hôm thứ Năm tuần này.
Ngoài kiều hối thu về từ người lao động, Triều Tiên còn thu các nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu than đá sang Trung Quốc và việc xuất khẩu vũ khí và hàng dệt may, theo trang mạng ListVerse.
Theo Danviet
Trung Quốc xuất khẩu vũ khí tăng "chóng mặt"
Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi sản lượng vũ khí xuất khẩu trong vòng 5 năm qua sau khi nước này tăng cường đầu tư phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết bị quân sự nội địa.
Reuters ngày 22.2 dẫn nguồn từ Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, kể từ năm 2011 đến 2015, nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm 25% so với 5 năm trước đó, điều chứng minh rằng, Bắc Kinh đã tự tin với lĩnh vực sản xuất vũ khí của mình bất chấp nó vẫn còn nhiều khó khăn về công nghệ.
SIPRI cũng cho biết, khối lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc, ngay cả khi không tính các loại vũ khí hạng nhẹ, đã tăng lên 88% trong giai đoạn từ 2011 đến 2015. Trung Quốc hiện đang chiếm 5,9% thị phần xuất khẩu vũ khí thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và Nga.
Trung Quốc đang tăng cường vị thế trên thị trường xuất khẩu vũ khí.
"10 năm trước, Trung Quốc chỉ có thể sản xuất được các loại vũ khí công nghệ thấp, tuy nhiên, tình hình giờ đã thay đổi. Những loại thiết bị quân sự họ chế tạo giờ hiện đại hơn trước rất nhiều và thu hút sự chú ý từ nhiều thị trường lớn trên thế giới", ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu lâu năm tại SIPRI cho hay.
Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD vào ngành công nghiệp vũ khí nội địa để phục vụ tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng của quân đội cũng như tìm cách xuất khẩu vũ khí ra thị trường nước ngoài. Hiện nay, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là khoảng 141 tỉ USD trong năm 2016, tăng 10% so với năm liền trước đó.
Mỹ và Nga đều có mức tăng xuất khẩu vũ khí thêm 27% và 28% , trong khi nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 4 và 5 thế giới là Pháp và Đức, đều có sản lượng xuất khẩu giảm trong giai đoạn 2011 - 2015.
Hầu hết vũ khí của Trung Quốc được xuất khẩu ra thị trường châu Á và châu Đại Dương, trong đó, Pakistan chiếm 35%, tiếp theo sau là Bangladesh và Myanmar. Pakistan là đồng minh thân cận của Trung Quốc và còn hợp tác với Bắc Kinh trong việc nghiên cứu và phát triển vũ khí, cụ thể như chiến đấu cơ JF-17 Thunder.
Tuy nhiên, theo SIPRI, Trung Quốc vẫn cần nhập khẩu các loại thiết bị quan trọng như máy bay vận tải, trực thăng và động cơ cho máy bay chiến đấu cũng như tàu chiến, phương tiện cơ giới hiện đại. Vào năm 2015, Trung Quốc đã đạt được thoả thuận mua các máy bay thế hệ 4 Su-35 và tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Theo Danviet
Một loạt nước mua sắm tàu ngầm trong 5 năm qua Báo cáo mới về xu hướng chuyển giao vũ khí toàn cầu nhận định thị trường xuất khẩu tàu ngầm đang lớn dần, cạnh tranh cao độ, với sự tham gia của nhà xuất khẩu mới là Nhật Bản. Các tàu ngầm, tàu quân sự tại quân cảng Cam Ranh. Ảnh: N.X Theo báo cáo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm...