Hé lộ ngành công nghiệp điện ảnh bí ẩn của Triều Tiên
Vào rạp chiếu phim, người dân Triều Tiên chỉ có thể xem những bộ phim do nước này sản xuất. Mỗi năm họ chỉ được xem phim nước ngoài chiếu ở rạp một lần. Cố lãnh đạo Triều Tiên từng xem điện ảnh là biện pháp giáo dục hiệu quả và đích thân làm đạo diễn cho một bộ phim.
Dư luận thế giới tập trung nhiều vào ngành công nghiệp điện ảnh của Triều Tiên sau căng thẳng Mỹ-Triều Tiên leo thang do bộ phim nói về âm mưu ám sát lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một rạp chiếu phim ở thủ đô Bình Nhưỡng – Ảnh: Reuters
Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 31.12 cho biết nhiều người Triều Tiên thường hay đến rạp chiếu phim và mỗi quận ở thủ đô Bình Nhưỡng đều có một rạp chiếu phim, nơi chỉ thường chiếu phim trong nước.
Các rạp chiếu phim ở Triều Tiên không chiếu những phim nước ngoài. Triều Tiên lựa chọn kỹ lưỡng và chiếu những phim nước ngoài duy nhất một lần mỗi năm vào dịp Liên hoan Phim Quốc tế Bình Nhưỡng thường niên.
Rạp chiếu phim ở Yanggakdo, một hòn đảo nhỏ trên sông Taedong ngay ở trung tâm Bình Nhưỡng, được cho có công nghệ và trang thiết bị tốt nhất ở thủ đô của Triều Tiên, với 6 màn ảnh rộng, phòng chiếu phim từ 50 cho đến 2.000 ghế ngồi.
Đây cũng là một trong số những rạp chiếu phim cho Liên hoan Phim Quốc tế Bình Nhưỡng. Một phóng viên của Thời báo Hoàn cầu cho biết ông đã mua vé xem phim tại rạp Yanggakdo với giá 0,32 USD (6.800 đồng)/vé và đa số những khán giả người trẻ, bao gồm học sinh trung học và sinh viên đại học.
Triều Tiên lâu nay xem điện ảnh là một biện pháp tuyên truyền. Vào năm 1949, Triều Tiên ra mắt bộ phim đầu tiên có tựa đề “My Home Village” (tạm dịch Làng Quê Tôi), một phim tuyên truyền nói về cuộc đời cố lãnh đạo Kim Nhật Thành (1912 – 1994), người có công đứng đầu quân đội Triều Tiêu đánh bại quân Nhật, giúp Triều Tiên thoát khỏi ách thống trị của thực dân Nhật Bản.
Một rạp chiếu phim ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Bộ phim này còn khắc họa hình ảnh Kim Nhật Thành đã sáng lập quân đội Triều Tiên khi mới 19 tuổi, một chi tiết gây cãi tranh giữa những nhà sử học bên ngoài Triều Tiên.
Con trai của ông Kim Nhật Thành là Kim Jong-il (Kim Chính Nhật), sau đó kế nghiệp cha giữ chức lãnh đạo Triều Tiên, được cho là một người ái mộ điện ảnh, từng nhấn mạnh rằng: “điện ảnh là một trong số những công cụ quan trọng để giáo dục đại chúng”.
Ông Kim Jong-il (1941-2011), cha của lãnh đạo Kim Jong-un, được cho là đã trên 600 chuyến thăm chính thức đến xưởng làm phim Triều Tiên. Dưới thời lãnh đạo của ông, điện ảnh Triều Tiên bước vào thời hoàng kim trong thập niên 1970, theo Thời báo Hoàn cầu.
Một trong những bộ phim kinh điển nhất của Triều Tiên là bộ phim nhiều tập “Unsung Heroes” (tạm dịch Những anh hùng không được ca ngợi) năm 1978, nói về một gián điệp. Bộ phim có 20 tập được phát sóng trên truyền hình Trung Quốc vào năm 1982.
Ông Kim Jong-il cũng đã công bố những bài viết nghiên cứu về điện ảnh và đích thân làm đạo diễn cho bộ phim “The Flower Girl” (tạm dịch Cô gái hoa) năm 1972.
Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il – Ảnh: Reuters
Tờ The Washington Times (Mỹ) mới đây dẫn lại một tài liệu mật của chính quyền Triều Tiên mà tình báo phương Tây thu thập được cho thấy: vào ngày 25.8.1977, ông Kim Jong-il được cho là đã ra lệnh bắt cóc nữ diễn viên Hàn Quốc Choi Eun-hee vào năm 1978 và chồng-đạo diễn của bà Choi là ông Shin Sang-ok đem về Triều Tiên.
Trong thời gian 8 năm ở Triều Tiên, ông Shing bị ép phải làm đạo diễn cho 7 bộ phim của Triều Tiên, bao gồm phim về quái vật tựa như kiểu Godzilla có tựa đề Pulgasari.
Ông Shin và nữ diễn viên Choi đã trốn thoát vào năm 1986 trong một chuyến đi đến thủ đô Vienna của Áo để quảng cáo cho một bộ phim của Triều Tiên, và xin tị nạn ở Đại sứ quán Mỹ.
Mặc dù người dân Triều Tiên bị giới hạn xem phim nước ngoài, nhưng một số phim Trung Quốc được cho là rất phổ biến ở nước này do Trung Quốc là đồng minh lâu năm của Triều Tiên. Hàng loạt phim Trung Quốc đoạt giải thưởng trong Liên hoan Phim Quốc tế Bình Nhưỡng, 2007, 2008 và 2012.
Bộ phim nước ngoài đầu tiên được phát sóng trên truyền hình Triều Tiên là phim hài Bend it Like Beckham (Sút Như Beckham) bởi vì David Beckham được cho có rất nhiều người hâm mộ Triều Tiên.
Vào năm 2013, Triều Tiên có một động thái bất ngờ khi phối hợp với hãng phim Bỉ và Anh sản xuất bộ phim hài lãng mạng “Comrade Kim Goes Flying” (tạm dịch Đồng chí Kim Bay) với nội dung về một cô gái Triều Tiên, một thợ mỏ, quyết tâm theo đuổi giấc mơ trở thành một diễn viên xiếc nhào lộn với xà treo.
Gần đây, căng thẳng Mỹ-Triều Tiên leo thang vì “The Interview”, phim thể loại hài-hành động do Sony Pictures Entertainment, công ty con trụ sở tại Mỹ của hãng Sony (Nhật Bản) sản xuất. Trong phim này, các ngôi sao Seth Rogen và James Franco vào vai phóng viên truyền hình phỏng vấn ông Kim Jong-un và sau đó được Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) giao nhiệm vụ ám sát lãnh đạo Triều Tiên, theo AFP.
Các tin tặc, nghi là của Triều Tiên, đã tấn công mạng Sony Pictures Entertainment nhằm trả đũa bộ phim này.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Việt Nam sở hữu nhiều năng lượng gió nhất Đông Nam Á
Thông tin trên được công bố tại một hội thảo về năng lượng gió do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức tại Hà Nội sáng nay (8/12).
Ảnh minh họa
Ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết: "Đan Mạch đã trải qua hơn 30 năm tạo ra sự tăng trưởng kinh tế mà không tăng thêm mức năng lượng sử dụng, đồng thời làm giảm lượng phát thải khí CO2. Hiện nay năng lượng gió cung cấp hơn 33% lượng điện mà đất nước Đan Mạch sử dụng, và đó là mức năng lượng gió được sử dụng lớn nhất trên thế giới".
Theo các chuyên gia, nhu cầu năng lượng tại Việt Nam đang tăng lên rất nhanh do sự phát triển công nghiệp, gia tăng giao thông cơ giới, và gia tăng sử dụng nhiên liệu mới trong các hộ gia đình, đặc biệt là điện. Những nhân tố này được dự kiến sẽ tiếp tục chiếm đại đa phần trong sự gia tăng nhu cầu năng lượng trong thập kỷ tới.
Việt Nam đang tăng trưởng kinh tế ổn định nhưng vẫn phải chịu tình trạng bị cắt điện thường xuyên do nguồn cung cấp năng lượng mới chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng tăng cao.
Hầu hết các quốc gia hàng đầu đều đang đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, và nhận thức được rằng đó là giải pháp cho tương lai. Việt Nam gần đây đã thực hiện một số bước để hướng tới thế hệ năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực thuỷ điện, và hiện đang nhắm vào các nguồn năng lượng với chi phí thấp khác để giải quyết những thách thức về năng lượng mang tính quốc gia.
Năng lượng gió là một nguồn tài nguyên tái tạo sạch và ít tốn chi phí sẵn có trong nước. Nó cũng là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất thế giới và là một giải pháp dài hạn mang tính khả thi cho Việt Nam, đặc biệt hơn nữa khi Việt Nam được cho là sở hữu tiềm năng năng lượng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Một trong những trại sản xuất điện gió thương mại đầu tiên ở Việt Nam đang đăt trên đảo Phú Quý gồm ba tua-bin V80-2.0 MW với tổng công suất 6 MW, sản xuất khoảng 27,3 triệu kWh điện/năm.
Năng lượng gió mang lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam
Năng lượng gió không cần phải được nhập khẩu (so với than đá mắc tiền hoặc khí ga nhập khẩu, và có một sự thật là Việt Nam đang dần chuyển đổi từ làm nhà xuất khẩu năng lượng sang nhà nhập khẩu năng lượng).
Năng lượng gió phát triển rất nhanh chóng, sẵn sàng để cung cấp cho nhu cầu tăng trưởng điện rất lớn tại Việt Nam trong thời gian ngắn hạn. Điều này cũng có thể cung cấp giải pháp cho Việt Nam nhằm giải quyết nhu cầu năng lượng gia tăng rất cao hằng năm, ước tính vượt hơn 15% trong những năm tiếp theo.
Năng lượng gió là một nguồn năng lượng xanh giúp củng cố quốc gia, đồng thời đấu tranh chống biến đổi khí hậu. Nó cũng giúp làm giảm sự phụ thuộc vào thủy điện, điều vốn rất nhạy cảm những lúc thời tiết thay đổi khi mùa hè hạn hán đến với Việt Nam
Sự phát triển năng lượng gió có thể mang đến nhiều hơn các cơ hội nghề nghiệp cho cộng đồng địa phương và lũy tiến hoạt động kinh tế tại những vùng nghèo khó, xa xôi hẻo lánh.
Theo Bizlive
Thương vụ Mistral giữa Pháp và Nga: Paris tự đẩy mình vào thế khó Từ một dự án được xem là bước khởi đầu tốt đẹp cho hợp tác Nga - Pháp trong ngành công nghiệp đóng tàu, hơp đồng đóng tàu chiến lớp Mistral bỗng chốc trở thành cơn đau đầu với Tổng thống Pháp Francois Hollande khi ông bị đẩy vào thế kẹt giữa Nga và phương Tây. Một tàu chiến Mistral của Pháp. Khi...